Giải pháp Hóa đơn điện tử FPT – song hành cùng doanh nghiệp mở cánh cổng tới hệ thống tài chính thông minh, minh bạch và tự động
Hóa đơn điện tử – từ yêu cầu bắt buộc đến chiến lược cạnh tranh sống còn. Trong khi nhiều doanh nghiệp vẫn loay hoay với việc “nộp hóa đơn đúng hạn cho cơ quan thuế”, thì những người đi trước đã âm thầm bứt phá, biến tờ hóa đơn thành vũ khí tự động giúp tối ưu chi phí, chống gian lận và kết nối toàn cầu.
Tiêu biểu cho xu hướng đó, giải pháp FPT.eInvoice của FPT – vừa giành Giải Đồng tại Stevie Awards 2025 ở hạng mục “Đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số – Lĩnh vực tài chính” – đang giúp hơn 70.000 doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế tiến xa hơn trong hành trình chuyển đổi số tài chính toàn diện.
FPT.eInvoice giành giải Đồng ở hạng mục “Giải thưởng đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số – Lĩnh vực tài chính” tại tevie Awards 2025
Hóa đơn điện tử: Yêu cầu pháp lý bắt buộc và tất yếu
Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử đã được cụ thể hóa từ Nghị định 119/2018/NĐ-CP và sau đó là Nghị định 123/2020/NĐ-CP, với lộ trình bắt buộc áp dụng từ ngày 1/7/2022 trên toàn quốc. Cùng với đó, Nghị quyết 57/NQ-CP của Chính phủ xác định hóa đơn điện tử là một trong những trụ cột thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động tài chính, hướng tới xây dựng nền kinh tế số.
Tính đến cuối tháng 10 năm 2024, cơ quan thuế đã tiếp nhận và xử lý ước đạt 10,58 tỷ hóa đơn điện tử, bao gồm 2,59 tỷ hóa đơn có mã và hơn 6,97 tỷ hóa đơn không mã. Đặc biệt, số lượng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đã vượt con số 1,3 tỷ, gấp 13 lần so với năm 2023 (105 triệu hóa đơn). Số lượng cơ sở kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền cũng tăng mạnh, đạt 92.080 cơ sở, gấp 2,3 lần so với cuối năm 2023. Doanh thu ghi nhận qua sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền đạt 686.000 tỷ đồng, gấp 7,4 lần so với năm 2023 (93.000 tỷ đồng).
Tuy nhiên, mức độ áp dụng vẫn còn phân hóa: nhiều doanh nghiệp mới chỉ dừng ở mức tối thiểu để tuân thủ quy định, trong khi một số doanh nghiệp tiên phong đã tận dụng công nghệ để nâng cấp toàn diện hệ thống quản trị tài chính của mình.
Xu hướng toàn cầu: Hóa đơn điện tử trở thành chuẩn mực chung
Không chỉ tại Việt Nam, hóa đơn điện tử đã và đang trở thành tiêu chuẩn bắt buộc trên toàn cầu. Các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Mexico, Brazil hay nhiều nước châu Âu đều đã triển khai hóa đơn điện tử diện rộng, yêu cầu kết nối trực tiếp với hệ thống thuế quốc gia.
Tại EU, chỉ thị 2014/55/EU bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua sắm công từ năm 2020. Ở châu Á, Hàn Quốc áp dụng hóa đơn điện tử từ năm 2011 và hiện là một trong những quốc gia có tỷ lệ sử dụng cao nhất thế giới, với hệ thống đồng bộ giữa doanh nghiệp, ngân hàng và cơ quan thuế. Mexico và Brazil thậm chí đi xa hơn khi tích hợp hóa đơn điện tử vào chuỗi cung ứng và thương mại quốc tế, cho phép doanh nghiệp truy xuất, quản lý dòng tiền và dòng hàng theo thời gian thực.
Những quốc gia đi đầu đều có điểm chung: hóa đơn điện tử không chỉ là công cụ kiểm soát thuế, mà là nền tảng trung tâm cho quá trình số hóa tài chính – kế toán, kết nối dữ liệu nội bộ và liên thông với hệ sinh thái bên ngoài (ngân hàng, đối tác, cơ quan quản lý…).
Từ tuân thủ đến tự động hóa: Doanh nghiệp đang ở đâu?
Sự thay đổi về pháp lý và công nghệ đã đặt ra yêu cầu mới cho doanh nghiệp: không chỉ dừng lại ở việc phát hành và gửi hóa đơn đúng hạn cho cơ quan thuế, mà phải tiến đến tự động hóa quy trình – liên thông hệ thống – bảo mật dữ liệu – chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
Một hệ thống hóa đơn điện tử hiện đại cần:
- Tự động phát hành, lưu trữ và gửi hóa đơn theo thời gian thực;
- Kết nối liền mạch với hệ thống ERP, phần mềm kế toán, ngân hàng và cơ quan thuế;
- Đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo mật, xác thực điện tử, đồng bộ dữ liệu;
- Có khả năng tùy biến linh hoạt theo mô hình quản trị và thị trường của doanh nghiệp (B2B, B2C, đa chi nhánh, đa ngôn ngữ…)
“Hóa đơn điện tử không chỉ là tờ giấy chuyển sang dạng số. Đó là cánh cổng dẫn vào một hệ thống tài chính thông minh, minh bạch và tự động. Khi doanh nghiệp kiểm soát được từng dòng hóa đơn, cũng là lúc họ kiểm soát được dòng tiền, dữ liệu và chiến lược phát triển. Hóa đơn điện tử giúp giảm sai sót, tăng tốc độ xử lý và kết nối liền mạch với các hệ thống khác. Quan trọng hơn, nó là nền móng để doanh nghiệp sẵn sàng vươn ra thị trường toàn cầu. Ai đi trước sẽ có lợi thế – không chỉ về công nghệ, mà còn về tư duy quản trị hiện đại”, ông Nguyễn Tá Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Giải pháp số Doanh nghiệp FPT IS, Tập đoàn FPT chia sẻ khi nói về hoá đơn điện tử.
Với những doanh nghiệp quy mô lớn hoặc có định hướng mở rộng ra quốc tế, việc áp dụng hóa đơn điện tử chuẩn mực không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, giảm sai sót và rủi ro mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng kết nối toàn cầu.
FPT.eInvoice – Tối ưu quản trị, sẵn sàng kết nối quốc tế
Giữa một thị trường đầy thử thách với yêu cầu tuân thủ ngày càng chặt chẽ, Hoá đơn điện từ FPT.eInvoice từ Tập đoàn FPT nổi bật như một giải pháp hóa đơn điện tử toàn diện, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua mọi yêu cầu về bảo mật, tuân thủ, và tích hợp hệ thống. Được thiết kế với tính linh hoạt cao, FPT.eInvoice hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động ở nhiều quốc gia với các quy định và chính sách thuế khác nhau, đồng thời tích hợp với các hệ thống ERP hàng đầu như SAP, Oracle, Microsoft Dynamic, Odoo, và nhiều phần mềm tài chính khác.
Với hơn 70.000 khách hàng trên toàn cầu và hơn 2 tỷ hóa đơn đã được phát hành, FPT.eInvoice đã chứng minh được khả năng đáp ứng linh hoạt cho các doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bán lẻ, thương mại điện tử, xăng dầu và khu vực công. Một số khách hàng tiêu biểu có thể kể đến như Bảo hiểm Bảo Việt, Petrolimex, Vietjet Air, Công ty Tài chính Mirae Asset, PNJ, Thế Giới Di Động, VNG, Lazada, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và hàng loạt sở ngành, cơ quan nhà nước tại các tỉnh thành.
Một trong những điểm mạnh của FPT.eInvoice chính là khả năng tự động hóa quy trình hóa đơn, giúp doanh nghiệp tự động xác thực hóa đơn với cơ quan thuế, giảm thiểu rủi ro về sai sót, gian lận và đảm bảo tính chính xác, đồng thời hỗ trợ minh bạch hóa dữ liệu tài chính. Giải pháp này giúp các doanh nghiệp không chỉ tuân thủ luật pháp, mà còn tăng cường hiệu quả hoạt động và giảm chi phí vận hành, đem lại lợi thế cạnh tranh lớn trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Tầm Nhìn Của FPT: Tiến Xa Hơn Với Hóa Đơn Điện Tử
Với 36 năm kinh nghiệm trong chuyển đổi số, FPT đã triển khai thành công các giải pháp thuế và hóa đơn điện tử cho nhiều doanh nghiệp tại các khu vực châu Á và toàn cầu. Mục tiêu trong tương lai của FPT là tiếp tục mở rộng áp dụng hóa đơn điện tử tại nhiều quốc gia và hợp tác chặt chẽ với các cơ quan tài chính, thuế để không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ luật pháp mà còn thúc đẩy quá trình chuyển đổi số toàn diện.
FPT.eInvoice không chỉ là một giải pháp hóa đơn điện tử, mà là một phần của hệ sinh thái tài chính số toàn cầu, nơi mà mọi dữ liệu và quy trình tài chính đều được tự động hóa, bảo mật và tối ưu hóa. Với sự liên thông giữa các hệ thống và tính năng tự động hóa, FPT.eInvoice chính là nền tảng lý tưởng cho các doanh nghiệp mong muốn tiến xa trong hành trình chuyển đổi số, đồng thời giảm thiểu chi phí và tăng cường khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi không ngừng.
Khi hạ tầng pháp lý đã rõ ràng, công nghệ đã sẵn sàng, chuyển đổi số không bắt đầu bằng một dự án triệu đô, mà đôi khi, chỉ cần một quyết định đơn giản: dùng hóa đơn điện tử như một nghĩa vụ… hay một cơ hội để vươn lên.
Trong bức tranh chuyển đổi số tổng thể, hóa đơn điện tử là một trong những mảnh ghép đầu tiên và thiết yếu nhất. Bắt đầu từ việc số hóa một chứng từ, doanh nghiệp có thể dần xây dựng nền tảng dữ liệu tài chính – kế toán – thuế hiện đại, hướng tới hệ thống quản trị minh bạch, hiệu quả và bền vững.