Attrition là gì? Cách tính và hướng dẫn cải thiện tỷ lệ hao mòn lao động

Attrition là gì? Cách tính và hướng dẫn cải thiện tỷ lệ hao mòn lao động

Hiểu rõ được attrition là gì, cách tính attrition rate (tỷ lệ hao môn lao động) và biện pháp khắc phục giúp doanh nghiệp sử dụng nguồn lực nhân sự hiệu quả. Cùng tìm hiểu về chủ đề này cùng FPT IS trong bài viết dưới đây.

1. Attrition (hao mòn lao động) là gì?

Attrition (hao mòn lao động) là thuật ngữ chỉ sự giảm sút số lượng nhân viên trong một tổ chức do các lý do như nghỉ hưu, thôi việc, hoặc chuyển sang công ty khác, mà không có kế hoạch thay thế ngay lập tức. Khác với tỷ lệ thay thế nhân sự (turnover), hao mòn lao động chỉ ra sự mất mát vĩnh viễn hoặc bán vĩnh viễn của nhân viên và các vị trí trong công ty.

Hao mòn lao động có thể xảy ra vì nhiều lý do, bao gồm nghỉ hưu, chuyển công tác, hoặc nhân viên rời bỏ công ty vì lý do cá nhân. Trong một số trường hợp, công ty có thể quyết định không thay thế nhân viên đã ra đi để tiết kiệm chi phí nhân sự hoặc do sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh.

Giải thích câu hỏi attriton là gì
Hao mòn lao động đề cập đến việc thiếu hụt người lao động mà không được thay thế

2. Cách tính attrition rate (tỷ lệ hao mòn lao động) 

Tỷ lệ hao mòn lao động là gì?

Tỷ lệ hao mòn lao động (attrition rate) là những số liệu để đo lường lượng nhân viên bị thiếu hụt và không được thay thế trong một khoảng thời gian nhất định. Tỷ lệ này thường được biểu thị dưới dạng phần trăm so với tổng nhân sự của doanh nghiệp.

Nhà quản trị nhân sự thường sử dụng tỷ lệ hao mòn để xác định số lượng vị trí còn trống hoặc bị loại bỏ.

Cách tính tỷ lệ hao mòn lao động

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng phần mềm để hỗ trợ tính toán tỷ lệ hao hụt nhân sự. Tính toán tỷ lệ này theo các khoảng thời gian cố định giúp doanh nghiệp nhìn rõ bức tranh nhân sự, tìm ra các điểm còn hạn chế và đưa ra giải pháp để giữ chân nhân tài.

Tỷ lệ hao mòn lao động thường được tính theo tháng, quý hoặc năm. Doanh nghiệp có thể tính attrition rate như sau:

  • Tỉ lệ hao mòn lao động = (Số lượng nhân viên rời đi/Trung bình cộng số lượng nhân viên đầu và cuối kỳ) x 100
Công thức tính attrition rate
Công thức tính tỷ lệ hao mòn nhân sự

Ví dụ: Nhà quản trị nhân sự cần tìm ra tỷ lệ nghỉ việc hàng năm. Doanh nghiệp bắt đầu năm mới với 150 nhân viên. Trong năm đó, có 10 nhân viên đã rời đi và tuyển mới 6 nhân viên.

Tính tỷ lệ hao mòn lao động:

  • Số lượng nhân sự đầu kỳ: 150
  • Số lượng nhân sự cuối kỳ: 150-10+6=146 
  • Trung bình số lượng nhân viên đầu và cuối kỳ: (150 + 146)/2 = 148
  • Tỷ lệ hao mòn lao động: (10/148) x 100 = 6,75%

3. Những nguyên nhân gây ra hao mòn lao động 

Sau khi hiểu rõ attrition là gì, doanh nghiệp cần nắm được các lý do dẫn đến tình trạng hao mòn lao động, nhân viên nghỉ việc, mong muốn thay đổi môi trường, làm việc. Những yếu tố có thể kể đến:

  • Cơ hội thăng tiến không rõ ràng: Việc thiếu lộ trình phát triển nghề nghiệp cụ thể có thể khiến nhân viên gặp khó khăn trong việc đạt được mục tiêu cá nhân, làm giảm động lực làm việc.
  • Chế độ lương thưởng chưa phù hợp: Khi mức đãi ngộ không phản ánh đúng năng lực và cống hiến, nhân viên dễ cảm thấy không được đánh giá xứng đáng.
  • Môi trường làm việc thiếu kết nối: Sự thiếu tương tác và hỗ trợ từ đồng nghiệp hoặc lãnh đạo khiến nhân viên cảm thấy cô lập và không được coi trọng.
  • Khối lượng công việc quá tải: Tình trạng phân bổ công việc không hợp lý gây áp lực lớn, dẫn đến khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn và đạt chất lượng cao.
  • Thiếu sự quan tâm từ doanh nghiệp: Việc không chú trọng đến các yếu tố liên quan đến đời sống cá nhân, tâm lý, hay sức khỏe của nhân viên làm giảm sự gắn kết và hài lòng trong công việc.
Tạo môi trường làm việc tích cực
Môi trường làm việc ảnh hưởng đến sự trung thành của nhân viên

4. Làm thế nào để giữ chân nhân tài và cải thiện tỷ lệ hao mòn lao động

Giữ chân nhân tài là một trong những biện pháp tối ưu về mặt chi phí, thời gian đào tạo,… giúp doanh nghiệp cải thiện tỷ lệ hao mòn lao động một cách hiệu quả. Dưới đây là một vài các biện pháp thúc đẩy sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp.

4.1.Hiểu đề xuất giá trị nhân viên (EVP)

EVP – đề xuất giá trị nhân viên là một tuyên bố đạt đầy đủ, rõ ràng về lợi ích, sự phát triển,… mà nhân viên mong muốn nhận được từ doanh nghiệp. Nhờ vậy, người lao động có thể bước đầu nhận định bản thân có thực sự phù hợp với doanh nghiệp hay không.  

Những đề xuất giá trị nhân viên hấp dẫn sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được những nhân viên tiềm năng, nâng cao lòng trung thành của họ với công ty. Theo Gartner, những doanh nghiệp thực hiện hiệu quả các yếu tố được đề cập đến trong đề xuất giá trị giúp giảm thiểu 69% tỷ lệ nghỉ việc hàng năm của người lao động.

Hiện nay, nhà quản trị có thể sử dụng phương pháp EX25 và các phần mềm quản trị nhân sự chuyên nghiệp để tối ưu quy trình quản lý và đo lường chính xác mức độ tương tác, mong muốn của nhân viên với doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các đề xuất giá trị nhân viên hấp dẫn, phù hợp để giữ chân người lao động.

Mô hình EVP trong quản trị nhân sự
Xây dựng EVP phù hợp để thu hút nhân sự

4.2. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa công ty là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sự trung thành của nhân viên với doanh nghiệp. Xây dựng văn hóa công tôn trọng ý kiến mỗi cá nhân, môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, có lộ trình thăng tiến rõ ràng,… là điều mọi người lao động luôn tìm kiếm.

Việc này sẽ đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của nhân viên trong tháp nhu cầu Maslow, tăng hảo cảm của nhân viên với doanh nghiệp, thúc đẩy sự tận tâm và gắn bó lâu dài.

4.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân sự

Đào tạo và xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân sự là hoạt động cần có của mỗi doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và năng lực của mỗi cá nhân làm việc trong tổ chức. Đào tạo và nâng cao kỹ năng nhân sự giúp doanh nghiệp tiết kiệm một phần không nhỏ chi phí tuyển dụng nhân viên mới.

Những nhóm nhân viên thường xuyên nhận được các chương trình đào tạo, hỗ trợ phát triển mà nâng cao năng lực sẽ có nhiều cơ hội trong việc thăng tiến, thúc đẩy sự gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Một vài các hoạt động doanh nghiệp có thể triển khai:

  • Tạo môi trường học tập và làm việc mở, lành mạnh.
  • Xây dựng kế hoạch đào tạo, phát triển năng lực nhân viên theo nhóm, ưu tiên việc cá nhân hóa.
  • Đánh giá hiệu quả nhân viên với các mục tiêu đề ra, dựa trên số liệu để kiểm chứng ROI và kết quả.
Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân sự
Tổ chức các buổi đào tạo nhân sự định kỳ

4.4. Cung cấp các trải nghiệm phù hợp với nhu cầu của nhân sự

Để nâng cao lòng trung thành của nhân viên, bên cạnh việc chi trả mức lương thưởng phù hợp với năng lực, doanh nghiệp cũng cần lưu tâm đến các yếu tố khác về mặt tâm lý của người lao động.

Sự quan tâm về tâm lý, cảm xúc của nhân viên sẽ tác động rất lớn đến quyết định tiếp tục làm việc hay rời công ty. Các cách biểu đạt sự quan tâm đến tâm lý của nhân viên có thể được thể hiện qua:

  • Xây dựng khung thời gian làm việc cố định, nghỉ lễ, Tết phù hợp. 
  • Có các buổi tư vấn tâm lý 1 – 2 lần/năm.
  • Cung cấp vị trí việc làm phù hợp với năng lực của nhân viên.
  • Tổ chức khen thưởng khi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • Tri ân nhân viên vào các dịp sinh nhật của mỗi cá nhân, ngày 8/3, 20/10 đối với nhân viên nữ.

5. Quản trị nhân sự toàn diện với giải phải FPT.iHRP

Để giảm thiểu tỷ lệ hao mòn lao động, doanh nghiệp có thể sử dụng các phần mềm bổ trợ để tối ưu và hợp lý hoá quy trình quản lý, đánh giá nhân viên. FPT. iHRP là phần mềm quản trị nhân sự số được nghiên cứu và phát triển bởi FPT IS, cung cấp giải pháp theo dõi và quản lý, phân công công việc hiệu quả cho nhân sự.

Phần mềm cung cấp hệ thống mở, nhiều phân hệ khác nhau phù hợp với đa dạng loại hình, quy mô lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua các thông tin và dữ liệu được lưu trữ theo các khoảng thời gian cố định và các biểu đồ trực quan, doanh nghiệp dễ dàng đánh giá khả năng của mỗi cá nhân, và các thiếu sót trong khâu quản lý. Nhờ vậy, nhà quản trị có thể kịp thời đưa ra các biện pháp khắc phục phù hợp.

Các tính năng như: Đào tạo & elearning, lương thưởng ESOP,… của FPT. iHRP hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo, nâng cao kỹ năng và xây dựng lộ trình phát triển của nhân viên. Việc này bước đầu giúp doanh nghiệp nâng cao hảo cảm, xây dựng EVP hiệu quả giúp thu hút và giữ chân nhân tài, giảm thiểu tỷ lệ hao hụt lao động.

Phân hệ chính của FPT.iHRP
Những phân hệ của phần mềm quản trị nhân sự FPT.iHRP

Trong bài chia sẻ, FPT IS đã phân tích attrition là gì, cách tính cũng như các biện pháp giảm thiểu tỷ lệ này hiệu quả. Trong kỷ nguyên số, doanh nghiệp Nên ưu tiên lựa chọn các giải pháp công nghệ để tối ưu và chuyên nghiệp hóa quy trình. Để được tư vấn chuyên sâu hơn, quý doanh nghiệp vui lòng để lại thông tin liên hệ TẠI ĐÂY.

Chia sẻ:
Img Contact

Đăng ký nhận tin tức mới nhất từ FPT IS

    Tôi đồng ý chia sẻ thông tin và đồng ý với Chính sách bảo mật dữ liệu cá nhân