Cơ hội của Việt Nam với mô hình hợp tác thương mại và tài trợ thương mại trực tuyến xuyên biên giới

Cơ hội của Việt Nam với mô hình hợp tác thương mại và tài trợ thương mại trực tuyến xuyên biên giới

Sự phát triển nhanh chóng của quá trình chuyển đổi số hỗ trợ cho hoạt động số hoá thương mại, kèm theo việc ký kết các hiệp định thương mại tự do ngày càng gia tăng đã và đang thúc đẩy Việt Nam khẩn trương trong việc nắm bắt những cơ hội của thương mại số để sẵn sàng triển khai mô hình hợp tác thương mại xuyên biên giới với các quốc gia khác.

1. Cơ hội mới cho doanh nghiệp với mô hình hợp tác thương mại xuyên biên giới 

Lợi ích rõ rệt của các mô hình hợp tác xuyên biên giới này có thể kể đến như sau: 

  • Cho phép các doanh nghiệp nội địa đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận các đối tác/ bạn hàng quốc tế một cách dễ dàng và với chi phí thấp hơn so với các luồng truyền thống phi trực tuyến. 
  • Cải thiện tính cạnh tranh thương mại và hỗ trợ các bên tham gia hiệu quả vào nền kinh tế số toàn cầu. Doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường toàn cầu, kết nối giao thương và tối ưu hóa giao dịch thông qua các nền tảng thương mại trực tuyến. 

Một yếu tố quan trọng hỗ trợ giao dịch thương mại trực tuyến xuyên biên giới phải kể tới là hoạt động tài trợ thương mại quốc tế với các dịch vụ tài chính điển hình như: Thư tín dụng chứng từ (Letter of credit- L/C), Tài trợ xuất khẩu, Bảo lãnh… Theo kết quả Khảo sát Khoảng cách Tài trợ thương mại, Tăng trưởng và Việc làm năm 2023 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố vào tháng 09/2023 cho thấy khoảng cách tài trợ thương mại (là sự khác biệt giữa yêu cầu và phê duyệt tài trợ để được hỗ trợ xuất nhập khẩu) toàn cầu đã tăng lên mức cao kỷ lục 2.500 tỷ USD vào năm 2022 từ mức 1.700 tỷ USD năm 2020, trong đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị ảnh hưởng nặng nề nhất với 40% yêu cầu tài trợ thương mại bị từ chối. Các nền tảng tài trợ thương mại trực tuyến giúp giải quyết các thách thức này bằng cách tối ưu hóa quy trình tiếp nhận từ Doanh nghiệp với việc ứng dụng các công nghệ như  OCR, AI, chữ ký số, eContract… và cung cấp các nguồn tài trợ vốn hữu hiệu cho doanh nghiệp. Các Doanh nghiệp và các Ngân hàng tham gia trong luồng tài trợ thương mại cũng được hưởng lợi từ việc giảm chi phí hoạt động, giảm thiểu các rủi ro gian lận từ việc KYC khách hàng của Ngân hàng và các thông tin được cập nhật và xác thực từ các nguồn liên quan. 

Sự kết hợp giữa nền tảng thương mại và nền tảng tài trợ thương mại trực tuyến cũng được một số tổ chức nghiên cứu triển khai trên thế giới từ đó hướng tới các nền tảng một cửa (One-stop Platform) cho hoạt động thương mại trực tuyến toàn trình như: Trung Quốc với Easipass của E&P International, CAIH (China Asean Information Hub), Châu Âu với EU Digital Finance Platform…

Thuong Mai Dien Tu Xuyen Bien Gioi Kenh Xuat Khau Moi Nhieu Tiem Nang 1716534025

 

2. Giải pháp cung cấp mô hình hợp tác xuyên biên giới cho doanh nghiệp Việt Nam của FPT IS

Tại Việt Nam, trên cơ sở là nền kinh tế phụ thuộc mạnh vào thương mại, là một trong 30 quốc gia xuất khẩu ròng hàng đầu thế giới, hoạt động thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng đối với Việt Nam để mở rộng xuất khẩu, giúp các doanh nghiệp tận dụng công nghệ số để tăng năng suất và chuyển đổi đất nước hướng tới một quỹ đạo tăng trưởng dựa trên năng suất. 

Với định hướng mở rộng các mô hình hợp tác kinh doanh mới, thúc đẩy các dự án hợp tác kết nối xử lý giao dịch thương mại xuyên biên giới và với vai trò là đơn vị công nghệ hàng đầu Việt Nam và khu vực, FPT IS mong muốn đóng góp kinh nghiệm và giải pháp Made by FPT IS – Hệ sinh thái tài chính số TradeFlat, đồng hành tháo gỡ rào cản trong quy trình xuất nhập khẩu giữa các doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế, tạo nên thuận lợi trong chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu và thương mại quốc tế.

TradeFlat là nền tảng L/C Blockchain đầu tiên tại Việt Nam giúp xử lý các nghiệp vụ L/C thống nhất và toàn trình (end-to-end). Bên cạnh hiệu quả trong xử lý quy trình giao dịch L/C, TradeFlat còn giải quyết bài toán tổng thể về tài trợ vốn trong giao dịch thương mại cho các doanh nghiệp tại Việt Nam gồm: Tài trợ chuỗi cung ứng (SCF), Bảo lãnh điện tử (eGuarantee), Đánh giá và Giám sát sức khỏe tài chính doanh nghiệp (Business Financial Health Monitor). 

Năm 2023, TradeFlat đã hợp tác cùng TradeWaltz – nền tảng thương mại hàng đầu Nhật Bản, trở thành bộ đôi giải pháp đầu tiên giúp kết nối và xúc tiến hiệu quả thương mại Việt – Nhật. Chỉ trong vòng 3 tháng kể từ thời điểm ký kết thỏa thuận hợp tác, hai bên đã tiến hành POC tích hợp nền tảng thành công với giao dịch L/C quốc tế, bắt đầu cho việc triển khai mô hình hợp tác xuyên biên giới trên nền tảng thương mại trực tuyến cho các doanh nghiệp tại Việt Nam – Nhật Bản. 

Năm 2024, cùng với sự hợp tác với TradeWindow- Công ty công nghệ sở hữu nền tảng thương mại trực tuyến số 1 tại New Zealand, TradeFlat và TradeWindow sẽ hợp lực cùng kết nối và tích hợp hai nền tảng dựa trên: Liên kết API – kết nối các khu vực thương mại và dịch vụ liên quan để xử lý luồng giao dịch thương mại và tài trợ thương mại xuyên biên giới; Nghiên cứu và hoạch định chiến lược cho các thị trường; Hợp tác liên minh với các nền tảng thương mại trong khu vực Australasia và khu vực khác. Mục tiêu trong tương lai gần hướng tới việc thực hiện giao dịch thử nghiệm (Proof of Concept – PoC) thành công, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên liên quan trong hoạt động giao thương ở New Zealand và Việt Nam trải nghiệm và ứng dụng quy trình số hoá toàn diện, hướng tới mục tiêu thúc đẩy kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng nhanh chóng qua các năm.

Với định hướng trở thành một nền tảng thương mại và tài trợ thương mại trực tuyến hàng đầu của Việt Nam, kết nối các đối tác chiến lược trong hoạt động thương mại quốc tế, việc hợp tác giữa TradeFlat của FPT IS với Tradewaltz và TradeWindow chính là nền tảng then chốt hiện thực tầm nhìn trên, tạo cú hích thúc đẩy mô hình giao thương xuyên biên giới giữa Việt Nam với các thị trường Nhật Bản và New Zealand nói riêng và quốc tế nói chung nhằm phát kiến mô hình số hóa hoạt động thương mại quốc tế toàn diện, đồng hành Chính phủ, Doanh nghiệp và Ngân hàng giữa Việt Nam và các nước bạn trong việc mở rộng cơ hội và kết nối thương mại xuyên biên giới hiệu quả, tin cậy trên nền tảng số. 

Bài viết độc quyền của chuyên gia FPT IS

Tác giả Nguyễn Hồng Oanh – Giám đốc Sản phẩm TradeFlat

Công ty TNHH FPT IS

Chia sẻ:
Img Contact

Đăng ký nhận tin tức mới nhất từ FPT IS

    Tôi đồng ý chia sẻ thông tin và đồng ý với Chính sách bảo mật dữ liệu cá nhân