Tổng hợp các phần mềm ERP hiện nay phổ biến ở Việt Nam
Các phần mềm ERP hiện nay được thiết kế thành một quy trình chuẩn và đa phần được ứng dụng trong các doanh nghiệp lớn. Hiện nay, có rất nhiều đơn vị cung cấp phần mềm ERP nhưng để có thể lựa chọn được phần mềm đáp ứng nhu cầu với chi phí hợp lý và thực sự đem lại hiệu quả không phải là điều dễ dàng. Vậy hãy cùng FPT IS tìm hiểu chi tiết các phần mềm ERP qua bài viết dưới đây!
Có thể bạn quan tâm: Hệ thống ERP là gì? Ứng dụng của ERP trong doanh nghiệp
1. SAP
Đầu tiên có thể kể đến phần mềm ERP SAP Business One tích hợp nhiều dạng module khác nhau phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phần mềm được tích hợp trên nền tảng điện toán đám mây, giúp cho nhiều doanh nghiệp quản lý hoạt động tài chính, điều hành hệ thống, chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn.
Giải pháp cho doanh nghiệp:
- Theo dõi và quản lý tất cả các giao dịch tài chính của doanh nghiệp.
- Quản lý thông tin nhân viên, quy trình tuyển dụng và tiền lương.
- Tối ưu hóa quy trình chuỗi cung ứng từ nguồn hàng đến khách hàng.
- Quản lý quy trình sản xuất từ lập kế hoạch đến điều phối nguồn lực.
- Quản lý mọi khía cạnh của quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ khách hàng.
Tính năng:
- Cung cấp hỗ trợ từ xa giúp việc kiểm tra và vận hành trơn tru.
- Backup dữ liệu và bảo trị hiệu quả, nhanh chóng..
- Nâng cấp việc kiểm tra dữ liệu và sửa lỗi tự động khi phát hiện các vấn đề.
Lĩnh vực:
- Công nghiệp sản xuất
- Dịch vụ tài chính
- Bán lẻ và Thương mại điện tử
- Năng lượng và Tài nguyên
2. Oracle
Oracle là một trong các phần mềm ERP hiện nay được các doanh nghiệp lựa chọn trong hoạt động quản lý nhân lực, phân phối cũng như sản xuất. Phần mềm là giải pháp ERP được tích hợp trên nền tảng điện toán đám mây phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn.
Giải pháp cho doanh nghiệp:
- Quản lý hiệu quả về nguồn lực tài chính, hàng hóa và nhân sự trên một hệ thống duy nhất.
- Quản lý về nguồn lực doanh nghiệp, gia tăng năng suất, hiệu quả hoạt động cũng như khả năng thích ứng để hiện thực những chiến lược kinh doanh.
- Các hệ thống do FPT IS triển khai cho khách hàng sẽ nhận được nhiều ưu đãi và hỗ trợ từ hãng công nghệ hàng đầu thế giới.
Tính năng:
- Thực hiện quản lý tài chính, quản lý dự án, quản lý đơn hàng hoặc quản lý vòng đời sản phẩm.
- Lập kế hoạch cho chuỗi cung ứng và kế hoạch kinh doanh.
- Kiểm soát và hoạch định trong chuỗi cung ứng.
- Quản lý và phân tích tài chính.
Lĩnh vực:
- Công nghiệp sản xuất và sản phẩm
- Tài chính
- Chuỗi cung ứng
Xem thêm: Các phần mềm quản trị doanh nghiệp hiệu quả tốt nhất
3. Microsoft Dynamics
Microsoft là phần mềm ERP không chỉ cung cấp kết nối dữ liệu trong hệ thống ERP mà còn trong các công cụ năng suất, thương mại điện tử và thậm chí cả các giải pháp tương tác với khách hàng. Hệ thống giải pháp Microsoft Dynamics mang đến nhiều lợi ích hữu hiệu và tính năng nổi bật dành cho người dùng.
Giải pháp cho doanh nghiệp:
- Tạo ra sự thay đổi đột phá trong hoạt động kinh doanh, cải thiện trải nghiệm từ hiệu suất đến hài lòng của khách hàng.
- Tối ưu hóa quy trình hoạt động để đảm bảo sự gọn gàng và chính xác, đồng thời cung cấp cái nhìn toàn diện về mọi hoạt động kinh doanh.
Tính năng:
- Có khả năng phân tích sâu nhờ vào việc sử dụng Business Intelligence
- Các phân tích có độ chính xác cao ở thời gian thực
- Có thể tùy chỉnh theo nhu cầu của doanh nghiệp với mạng lưới đối tác ở trên toàn thế giới.
- Khả năng sử dụng khi ngoại tuyến.
Lĩnh vực:
- Tài chính
- Dịch vụ khách hàng
- Bán hàng
- Thương mại điện tử
- Chuỗi cung ứng sản phẩm
4. MISA AMIS
Một trong các phần mềm ERP phổ biến hiện nay không thể không nhắc đến Amis, được cung cấp bởi công ty phát triển phần mềm uy tín Misa. Amis là giải pháp quản trị hiệu quả cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn.
Tính năng:
- Liên thông dữ liệu giữa những phòng ban Bán hàng – Kế toán – Nhân sự
- Xem báo cáo ở mọi lúc mọi nơi với thời gian thực trên điện thoại di động
- Các báo cáo tự động giúp người điều hành có đánh giá đúng về tình hình phát triển công ty
5. Open Bravo
Phần mềm quản trị ERP tiếp theo được nhắc đến trong danh sách này là Open Bravo. Đây là một phần mềm có tốc độ load nhanh, dễ sử dụng và có khoảng 6000 doanh nghiệp vừa và nhỏ đang dùng đến phần mềm này.
Tính năng:
- Có khả năng chạy được trên các thiết bị trình duyệt khác nhau.
- Phát triển quy trình làm việc logic, hiện đại và dễ sử dụng trong việc điều hành, quản lý doanh nghiệp.
6. Apache Ofbiz
Apache Ofbiz là một trong các phần mềm ERP hiện nay được nhiều công ty tin tưởng để quản lý doanh nghiệp. Phần mềm với thiết kế theo những module có sẵn hoặc hỗ trợ tuỳ chỉnh tuỳ thuộc vào yêu cầu riêng của mỗi doanh nghiệp.
Tính năng:
- Thiết lập các hoạch định
- Thương mại điện tử
- Quản lý quan hệ khách hàng
- Quản lý những thông tin của nhà cung cấp
- Hỗ trợ trong việc quản lý chuỗi cung ứng
- Quản lý các tài sản khác
7. ERPNext
Phần mềm quản trị doanh nghiệp ERPNext là phần mềm của Ấn Độ và được nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới tin tưởng lựa chọn. ERPNext sở hữu điểm nổi bật là mã nguồn mở “low code, no code”.
Tính năng:
- Giải pháp ERP mã nguồn mở miễn phí tốt nhất hiện nay
- Sở hữu đầy đủ các module quản lý toàn diện dành cho doanh nghiệp
- Giao diện của ERPNext dễ dàng sử dụng và đáp ứng nhu cầu quản lý từ cơ bản đến phức tạp
Lĩnh vực: Sản xuất, dịch vụ, chuỗi bán lẻ, xây dựng,…
8. FastWork
Khác với các phần mềm ERP hiện nay như Bravo, ERPNext,… FastWork phát triển hệ thống những ứng dụng chuyên biệt thích hợp cho từng nhóm khách hàng vừa và nhỏ. FastWork tập trung vào việc tối ưu chi phí vận hành cũng như cải thiện hoạt động kinh doanh.
Tính năng:
- Có module hỗ trợ trực tiếp trong hoạt động quản lý bán hàng CRM
- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh và số hoá văn phòng điện tử
- Cung cấp gói giải pháp điều hành doanh nghiệp tổng thể hiệu quả
Lĩnh vực: Xây dựng, chuỗi bán lẻ, dịch vụ, kỹ thuật, bảo trì, thang máy,…
9. Odoo
Tiếp theo không thể nào bỏ qua phần mềm Odoo có mã nguồn mở cho phép người dùng phát triển. Ngoài ra, Odoo còn tích hợp những tính năng bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu riêng của từng doanh nghiệp.
Tính năng:
- Trong một hệ thống có thể tích hợp được nhiều kho ứng dụng.
- Cho phép doanh nghiệp lựa chọn hay tùy chỉnh khi sử dụng mã nguồn mở.
- Chi phí để triển khai quản trị doanh nghiệp giảm đi đáng kể.
- Có các báo cáo tự động hoặc khả năng tích hợp tiện ích thông báo.
10. Epicor
Cuối cùng trong danh sách các phần mềm ERP phổ biến này phải kể đến Epicor – một hệ thống phần mềm hoạch định nguồn lực cho doanh nghiệp. Với những tùy chọn, tính năng có thể mở rộng theo từng quy mô của doanh nghiệp khi sử dụng phần mềm ERP Epicor.
Tính năng:
- Bao gồm nhiều quản lý doanh nghiệp như hỗ trợ thu thập, phân tích, lưu trữ dữ liệu theo thời gian thực.
- Dữ liệu thu thập sẽ được lưu trữ ở nhiều hình thức khác nhau.
11. FAQs về các phần mềm ERP
Phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh hiện đại. Dưới đây sẽ là những giải đáp thắc mắc mà doanh nghiệp thường gặp khi sử dụng phần mềm ERP.
Lợi ích khi sử dụng các phần mềm ERP
Sử dụng các phần mềm quản lý hoạt động doanh nghiệp mang lại nhiều lợi ích quan trọng như:
- Nâng cao năng suất trong quá trình làm việc
- Đảm bảo độ chính xác cũng như tính minh bạch
- Hỗ trợ việc quản lý và ra quyết định trong doanh nghiệp
- Cải thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Tăng cường khả năng cạnh tranh với các đối thủ
Thời điểm doanh nghiệp triển khai ERP
Thời điểm để triển khai các phần mềm ERP hiện nay thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, có một số thời điểm chung mà doanh nghiệp thường cân nhắc triển khai ERP như sau:
- Doanh nghiệp đang có nhu cầu mở rộng chi nhánh hoặc mở rộng quy mô kinh doanh
- Doanh nghiệp đang gặp các vấn đề về việc quản lý dữ liệu
- Doanh nghiệp muốn tái cấu trúc lại hoạt động của bộ máy công ty vì quá cồng kềnh
- Doanh nghiệp đang trong bước đầu của quá trình chuyển đổi số
Chi phí triển khai phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP
Chi phí của ERP phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nhà cung cấp phần mềm, đơn vị triển khai tại Việt Nam (nếu sử dụng ERP nước ngoài), các mô-đun và tính năng được chọn, hình thức triển khai (on prem/on cloud). Nhìn chung, ERP triển khai on cloud sẽ có chi phí thấp hơn ERP on prem vì doanh nghiệp không cần phải đầu tư phần cứng và không cần thuê chuyên gia CNTT để vận hành nội bộ.Đơn vị triển khai sẽ phụ trách xử lý việc bảo trì và tính phí hàng năm hoặc hàng tháng cho khách hàng, thường dựa trên số lượng người dùng.
Khi tính toán lợi tức đầu tư (ROI) và tổng chi phí sở hữu (TCO) của việc triển khai ERP mới, chi phí nhân lực ban đầu và duy trì cũng quan trọng như chi phí lựa chọn và triển khai phần mềm.. Ví dụ như chi phí bảo trì, cơ sở vật chất, downtime, phục hồi, bảo mật, quyền riêng tư và chi phí chuyên gia CNTT đều là những cân nhắc quan trọng. Như đã đề cập, hình thức triển khai on cloud sẽ giúp giảm đáng kể cả chi phí vốn và vận hành, giúp doanh nghiệp cải thiện cả ROI và TCO.
Các bài viết liên quan:
- SAP ERP là gì? Giải pháp quản trị nguồn lực cho doanh nghiệp
- Top 10 công ty cung cấp phần mềm ERP tốt nhất hiện nay
Trên đây là những thông tin chi tiết về các phần mềm ERP hiện nay rất phổ biến và đang được nhiều công ty tin tưởng lựa chọn trong việc quản lý doanh nghiệp. Nếu bạn quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về cách triển khai và tùy chỉnh các phần mềm ERP này cho doanh nghiệp của mình, hãy liên hệ ngay với FPT IS – đối tác đáng tin cậy trong việc cung cấp giải pháp công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam.