Hội tụ Automotive và Tech trong tổng thể Giao thông thông minh
Trong kỷ nguyên công nghệ hiện đại, chúng ta đang chứng kiến ngành công nghiệp ô tô đang chuyển đổi mạnh mẽ bằng các công nghệ khác nhau và hội tụ với giao thông/ di chuyển thông minh để giải quyết các vấn đề phức tạp cũng như nhu cầu ngày càng cao của con người về cả mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Với sự phát triển của các hệ thống xe tự lái các phương tiện giao thông không chỉ trở nên an toàn hơn mà còn hiệu quả hơn. Những công nghệ tiên tiến này đang định hình lại cách chúng ta di chuyển, mở ra kỷ nguyên mới cho giao thông thông minh và bền vững với hàng loạt cơ hội lớn cho doanh nghiệp công nghệ Việt nam để có thể cùng tham gia, đồng hành và dẫn đầu.
1. Xu hướng cho hệ sinh thái mới của ngành ô tô và cơ hội
Theo báo cáo của McKinsey và các bên khác sự hội tụ công nghệ/ tech và ngành ô tô/ automotive với các xu hướng thúc đẩy sự thay đổi hình thành một hệ sinh thái, luật chơi mới:
- Điện hóa (electrification) hướng đến xe chạy thuần điện, xe lai/ hybrid, xe dùng pin nhiên liệu (HEV/EV/FC).
- Công nghệ tự lái (autonomous-driving) từ hỗ trợ lái đến toàn phần.
- Các mô hình di chuyển khác nhau: mua, thuê, chia sẻ, di chuyển như một dịch vụ (mobility-as-a-service)
- Kết nối: đổi mới sáng tạo trong giải trí công nghệ (infotainment), dịch vụ giao thông, các mô hình kinh doanh mới và dịch vụ tăng sự kết nối với nhau, kết nối với hệ thống hạ tầng, con người và hệ thống khác.
- Ngoài ra theo quan điểm cá nhân các mục tiêu phát triển bền vững/ SDG và ESG cũng thúc đẩy sự thay đổi trong ngành ô tô.
Xe ô tô hiện đại hiện nay đã có đến hơn 50 hệ thống máy tính riêng biệt làm chức năng khác nhau. Xe ô tô trong tương lai sẽ trở thành một hệ thống phức tạp hơn với nhiều máy tính, hệ thống, phần mềm, network on-wheels và kết nối với con người, hệ thống khác. Việc này dẫn đến nhu cầu phát triển phát triển phần mềm/PTPM cho các hệ thống, ứng dụng xe cũng như dọc theo chuỗi giá trị/ chuỗi cung ứng ngành ô tô cũng như các phương tiện cơ giới mặt đất, trên không, trên/ dưới mặt nước khác nhau.
Nhiều tech-players nhảy vào khu vực này với ROIC cao hơn nhiều do với auto-player truyền thống (34.1% so với 6.6% ở US). 62.2% nhân lực là phần mềm/ software, tech-players có số nhân lực tổng chỉ khoảng 1/3 so với auto-players, đây chính là cơ hội cho các công ty công nghệ, phần mềm.
Các cơ hội cho tech-players ở Việt Nam theo tôi có thể là:
- PTPM cho khoảng 2-3 Hệ điều hành/ OS tiêu chuẩn cho auto-driving.
- PTPM cho khoảng 2-3 hệ sinh thái hệ thống giải trí trên xe/ in-car-entertainment-ecosystems.
- Dịch vụ, PTPM, Cloud, Data Analytics để sử dụng big-data cho thương mại hóa và tăng trải nghiệm khách hàng.
- PTPM ứng dụng và dịch vụ cho người dùng cuối/ consumers trong sử dụng xe cũng như quá trình khác trên mức ứng dụng xe thông thường được built-in trước đây.
Mở rộng ở ngữ cảnh sang xe điện/ electric-vehicle, xe tự lái/ autonomous-vehicle, xe tự lái được hướng dẫn/ autonomous-guided-vehicle từ AutoTech trong lĩnh vực ô tô, các công ty công nghệ Việt Nam còn có thể song hành cùng Chuyển đổi số, Chuyển đổi xanh ở trong các ngành ở Việt Nam trong các ngành công nghiệp khác nhau:
- EV/AV/AGV trong nông nghiệp thông minh.
- EV/AV/AGV trong giao thông đô thị thông minh.
- EV/AV/AGV trong logistics (kho, cảng, đô thị).
- Nền tảng/ nhà cung cấp mobility-as-a-service (một số công ty phân phối xe ô tô đã chuyển sang mô hình này).
2. Giao thông thông minh bền vững cần đi đôi với phát triển ngành ô tô, phương tiện di chuyển để tăng hiệu quả
Từ một góc nhìn khác là Giao thông thông minh/ GTTM trong Đô thị thông minh/ ĐTTM. ĐTTM đã bắt đầu được giới thiệu và phát triển ở Việt Nam từ cuối thập kỷ 1990, có thể gọi đó là quá trình phát triển của ĐTTM 1.0, từ 2005 ĐTTM đã có sự tiến hóa lên ĐTTM 2.0 và từ 2010 Việt Nam đang ở chặng mở đầu của quá trình phát triển ĐTTM 3.0 khi tập trung vào cả vào “phần cứng” (công nghệ ICT) và “phần mềm” (xã hội, con người, sự tham gia, quy hoạch đô thị) trong phát triển ĐTTM. Tuy nhiên do chưa tập trung đủ vào hai giai đoạn đầu nên còn đang gặp những hạn chế nhất định việc chưa có các hướng dẫn, mô hình, tiêu chuẩn đầy đủ theo tiếp cận tổng thể về ĐTTM, nhận thức của các bên liên quan trong việc chia sẻ dữ liệu dùng chung còn chưa cao, đầu tư còn manh mún… Tuy nhiên, một số địa phương đã thể hiện quyết tâm và là “điểm sáng” trong việc phát triển ĐTTM như Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bình Định…và nhất là TP.HCM.
Nguồn: The European House-Ambrosetti
Trong một cách nhìn cụ thể hơn của Frost & Sullivan thì Thành phố thông minh (TPTM)/ Đô thị thông minh (ĐTTM) là những thành / đô thị thực hiện chiến lược phát triển tổng thể, thống nhất dựa trên các công nghệ và giải pháp thông minh với từ 5 đến 8 thành phần:
- Công dân thông minh
- Năng lượng thông minh
- Chăm sóc sức khỏe thông minh
- Tòa nhà thông minh
- Di chuyển/ Giao thông thông minh
- Cơ sở hạ tầng thông minh
- Công nghệ thông minh
- Điều hành thông minh của Chính quyền và Giáo dục TM
Thành phần Giao thông thông minh/ Smart Transportation hay Di chuyển thông minh/ Smart Mobility là một thành phần rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội và gìn giữ môi trường của đô thị nói riêng và quốc gia nói chung.
Cũng theo Frost & Sullivan, đô thị hóa và sự phát triển kinh tế, xã hội đã làm nảy sinh, tích tụ các vấn đề lớn mà giao thông thông minh cần phải giải quyết và tham gia giải quyết:
- Tắc nghẽn giao thông
- Giới hạn của hệ thống giao thông
- Ô nhiễm do giao thông tạo ra
Một trong các năng lực, khả năng mới cần có là phương tiện giao thông cần có năng lực mới hay nói cách khác là thông minh để có thể có năng lực kết nối xe với hạ tầng/ hệ thống (V2X) để từ đó cải thiện cả tình trạng giao thông, an toàn, trải nghiệm người dùng, cũng như tham gia vào bảo vệ môi trường. Với sự phát triển vũ bão của autotech, hàng loạt xe đời mới với tính năng thông minh đã ra đời sẵn sàng cho các hình thái giao tiếp V2V (xe với xe), V2F (xe với hiện trường/ hạ tầng), … để cùng hệ thống hạ tầng giao thông và hệ thống quản lý giao thông chung giải các vấn đề cũng như nâng cao trải nghiệm cho người tham gia giao thông. Tuy nhiên sự phát triển này là không đồng đều giữa các hãng/ đời xe ô tô cũng như giữa xe thương mại sử dụng cá nhân và phương tiện giao thông thương mại (xe tải, xe chuyên dụng), công cộng (xe bus, tàu điện đô thị, …); và giữa phương tiện với hạ tầng đô thị, hệ thống điều hành và quản lý giao thông đô thị/ quốc gia.
Khi đặt EV/AV/AGV vào trong ngữ cảnh ngành như nông nghiệp, logistics thì chúng ta cũng gặp bài toán mất đồng bộ tương tự giữa mong muốn về dịch vụ và năng lực phương tiện và năng lực hệ thống. Từ đó đưa ra hàng loạt bài toán từ quy hoạch, thiết kế, triển khai, vận hành, mô hình kinh doanh mà các techplayers Việt Nam có thể tham gia:
- Giao thông/ Di chuyển thông minh (bao gồm cả hành khách và hàng hóa; bao gồm cả đường sắt, đường không và đường thủy).
- Nông nghiệp thông minh.
- Logistics thông minh, Quản lý chuỗi cung ứng thông minh.
Trong mỗi bài toán, sự tham gia của các công nghệ nền tảng, truyền thống của ngành là điều chắc chắn nhưng nếu có sự kết hợp các năng lực mang lại của các công nghệ mới như AI, IoT, BigData, Security, vật liệu mới, Robotics, Digital Twin, Bán dẫn … và tất nhiên phần mềm luôn là một lĩnh vực có rất nhiều việc cần tham gia, thì những phát triển của xe/ phương tiện thông minh mới phát huy được hết khả năng cùng hệ thống, tích hợp giữa các hệ thống để mang lại trải nghiệm xuyên suốt/ seamlessly trong giao thông/ di chuyển giữa các phương tiện cũng như đóng góp vào phát triển kinh tế, xã hội và gìn giữ môi trường. Điều này không thể đến ngay từ công nghệ mà từ quy hoạch tổng thể, thiết kế, tích hợp liên hệ thống/ liên ngành với việc giải quyết bài toán mang tính tổng thể cũng như trong từng hệ thống, hoàn cảnh cũng như cần có lộ trình đồng bộ.
Bài viết độc quyền của chuyên gia FPT IS
Tác giả Phan Thanh Sơn – Giám đốc Phát triển kinh doanh |