Thách thức khi triển khai bệnh án điện tử tại các cơ sở Y tế
I. Căn cứ
- Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
- Luật khám bệnh, chữa bệnh 15/2023/QH15.
- Thông tư 46/2018/TT-BYT về Bệnh án điện tử.
- Thông tư 54/2017/TT-BYT Ban hành Bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT ngày 28/09/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành mẫu hồ sơ bệnh án, Quyết định số 4604/QĐ-BYT ngày 29/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế Ban hành “Mẫu bệnh án Y học cổ truyền”, Quyết định số 999/QĐ-BYT ngày 05/04/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành mẫu hồ sơ bệnh án phá thai, Quyết định số 3443/QĐ-BYT ngày 22/09/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành bổ sung mẫu hồ sơ bệnh án và một số biểu mẫu hồ sơ chuyên khoa mắt, Quyết định số 1456/QĐ-BYT ngày 04/05/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành mẫu hồ sơ bệnh án bệnh tay chân miệng và các quy định khác có liên quan.
- Nghị định 13/2023/NĐ-CP bảo vệ dữ liệu cá nhân.
II. Bối cảnh
- Tháng 03/2019, sau khi thông tư 46/2018/TT-BYT có hiệu lực, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng đã kết hợp cùng công ty Hệ thống Thông tin FPT tiến hành triển khai, thẩm định thành công Bệnh án điện tử mức nâng cao, hệ thống quản lý bệnh viện đạt mức 7/7 (mức cao nhất). Việc này đã gây tiếng vang trên cả nước, và là cú hích rất lớn để ngay trong năm 2019, đã có 5 đơn vị thẩm định thành công bệnh án điện tử.
- Đến cuối năm 2019, mặc dù vẫn còn nhiều bỡ ngỡ cũng như nghi ngờ về tính hiệu quả, cũng đã có thêm 5 đơn vị triển khai thành công bệnh án điện tử, trong đó nhiều thành công vang dội như Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng, Bệnh viện Đa khoa Thủ Đức và Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh.
- Tiếp sau đó, Cục Công nghệ Thông tin – Bộ Y tế, Hiệp hội Y tế tư nhân, các Sở Y tế Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Thái Nguyên… liên tục tổ chức các hội nghị nhằm đẩy mạnh triển khai bệnh án điện tử, sau này là các hội nghị chuyển đổi số ở các đơn vị.
- Những tưởng, với những kết quả đáng khích lệ như thế, cộng bới quyết tâm rất lớn từ TW đến đại phương, mục tiêu triển khai bệnh án điện tử theo thông tư 46/2018/TT-BYT hoàn toàn có thể đạt được sớm hơn, thế nhưng…
III. Khó khăn
- Đầu 2020, dịch bệnh covid bùng phát trên thế giới và nhanh chóng lan đến Việt Nam, dẫn đến nhiều hoạt động sản xuất, xã hội ngưng trệ. Ngành Y tế tập trung chống dịch nên công tác CNTT trở thành thứ yếu.
- Sau khi thành công đẩy lùi dịch bệnh, các bệnh viện đã dần quay trở lại hoạt động bình thường, tuy nhiên, ảnh hưởng của dịch bệnh để lại là không nhỏ. Kinh phí hoạt động giảm sút, bệnh nhân vẫn còn e ngại khi đến bệnh viện. Các đơn vị có kinh phí thì lay hoay với phương án đấu thầu, trang bị…
- Ngoài các khó khăn khách quan nêu trên, vẫn còn nhiều khó khăn xuất phát từ nội tại các đơn vị:
- Mặc dù nhiều đơn vị đã nhận thức được tầm quan trọng của CNTT nhưng vì nhiều lý do mà chưa chú trọng đầu tư vào CNTT
- Nhiều người nghĩ rằng triển khai bệnh án điện tử chỉ để tiết kiệm tiền in ấn bệnh án
- Khi triển khai bệnh án điện tử, nhiều bộ phận than phiền phải nhập liệu nhiều hơn thông thường. Một số cán bộ y tế có thói quen ghi tay và cho rằng ghi tay tiện lợi, nhanh chóng hơn.
- Quy trình hành chính hoặc quy trình kiểm soát rườm rà, nhiều bước, khó thay đổi vì đã ăn sâu vào suy nghĩ hàng ngày.
- Một số nhân viên bệnh viện hoài nghi về khả năng thành công, tính bảo mật, an toàn của bệnh án điện tử.
- Một vài công ty chưa đủ khả năng triển khai Bệnh án điện tử, hoặc triển với giải pháp nửa vời
- Mâu thuẫn giữa việc bảo mật thông tin và việc chia sẻ, tái sử dụng thông tin
- Vì thế, cho đến cuối năm 2023 (hạn cuối để các bệnh viện hạng 1 triển khai bệnh án điện tử), mới có hơn 50 Bệnh viện triển khai, một con số khiêm tốn so với tổng số 1.300 Bệnh viện công và 200 Bệnh viện tư tại Việt Nam.
IV. Vượt khó
Để đẩy mạnh triển khai, ứng dụng bệnh án điện tử, cần nhiều điều kiện sau đây:
- Cần sự chỉ đạo, quyết tâm từ các cấp. Cần sửa đổi thông tư 46/2018/TT-BYT, trong đó có qui định thời hạn mới và cần nhất là cơ chế thưởng/phạt khi triển khai sớm hạn/ trễ hạn.
- Cần sự đầu tư từ các đơn vị y tế bao gồm cả tài chính, nhân lực, thời gian…
- Cần thay đổi tư duy từ lãnh đạo, nhân viên y tế, chẳng hạn ở các điểm sau:
- Ứng dụng bệnh án điện tử và các tiện ích một cách toàn diện không chỉ giảm chi phí in ấn bệnh án, mà còn giảm các chi phí khác, thời gian chờ đợi của bệnh nhân, tăng năng suất phục vụ bệnh nhân từ đó nâng cao doanh thu và cũng nâng cao thu nhập chính đáng cho cán bộ y tế
- Cảm giác phải nhập liệu nhiều khi triển khai ban đầu là đúng, nhưng sẽ dần biến mất khi đã quen, ngoài ra, nhập liệu nhiều ở khâu này thì sẽ giảm nhập liệu ở bộ phận khác.
- Cần các giải pháp toàn diện từ đơn vị cung ứng phần mềm, mà FPT là một điển hình. Chúng ta không chỉ triển khai bệnh án điện tử mà còn phải triển khai các giải pháp khác, ứng dụng tối đa các tiện ích, các công nghệ mới để nhân viên y tế cũng như người bệnh thấy được sự tiện lợi, nhanh chóng, tin cậy (Xem một số hình ảnh giải thích bên dưới)
- Cuối cùng, ngoài việc cung cấp phần mềm, các đơn vị cần tư vấn cho Bệnh viện về bảo mật, an toàn thông tin; có các qui định sử dụng, kế hoạch dự phòng để lãnh đạo bệnh viện thêm vững tin khi bắt tay vào ứng dụng bệnh án điện tử cụng như chuyển đổi số.
Hình 1: Tất cả các bệnh án đều có bản điện tử (ví dụ một số mẫu)
Hình 1
Hình 2: Ứng dụng toàn diện chữ ký số, chữ ký điện tử
Hình 2
Hình 3: Sử dụng kết quả Cận lâm sàng có chữ ký số để trả kết quả qua mạng, trực tiếp từ phòng xét nghiệm/CLS đến phòng lâm sàng, giảm thời gian chờ đợi, giảm thủ tục
Hình 3
Hình 4,5: sử dụng các ứng dụng hỗ trợ cho bác sĩ trong quá trình tác nghiệp hàng ngày: phác đồ điều trị, tương tác thuốc
Hình 4
Hình 5
Hình 6,7: Khi ứng dụng bệnh án điện tử, bác sĩ/điều dưỡng không cần phải cầm bệnh án khi đi điều trị tại các khoa nội trú; chỉ cần dùng máy tính bảng với App Bác sĩ để chỉ định y lệnh.
Hình 6
Hình 7
Hình 8: Điều dưỡng cũng chỉ cần dùng máy tính bảng để thực hiện theo y lệnh của bác sĩ. Bệnh nhân ký xác nhận điện tử sau khi điều dưỡng thực hiện xong.
Hình 8
Hình 9: Ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt, giảm bớt các bước xếp hàng tại quầy thu ngân; từ đó bệnh nhân giảm thời gian chờ đợi, tăng hài lòng; bệnh viện giảm chi phí phụ vụ việc thu tiền, giảm thời gian khám/ca, tăng năng suất phục vụ bệnh nhân.
Hình 9
- Bệnh nhân được tham gia vào hệ thống, được chủ động lựa chọn, được biết nhiều thông tin hơn, được hài lòng hơn.
Hình 10: Bệnh tự đặt hẹn qua web, bệnh nhân xem được các kết quả khám, các đơn thuốc…
Hình 10
Hình 11: Bệnh nhân tự tiếp đón khi đến bệnh viện
Hình 11
Hình 12: Bệnh nhân tự thanh toán quá mã QR, không cần đến quầy thu ngân
Hình 12
Hình 13: App di động cho bệnh nhân
Hình 13
Hình 14: Bệnh nhân ký điện tử
Hình 14
- Ngoài ra, còn nhiều ứng dụng tiện lợi cho bệnh nhân như: thông báo qua SMS, zalo, Bệnh nhân đánh giá bệnh viện, hóa đơn điện tử…. Tích hợp các thiết bị, hỗ trợ tối đa cho bác sĩ, tăng tính chính xác, nhanh chóng.
Hình 15: Tích hợp máy đo sinh hiệu vào phần mềm
Hình 15
Hình 16: Ứng dụng AI trong chẩn đoán. Ứng dụng “Speech to text”… các ứng dụng giúp Lãnh đạo bệnh viện trong điều hành bệnh viện.
Hình 16
Bài viết độc quyền bởi Chuyên gia công nghệ FPT IS
Ngô Công Cảnh
Chuyên gia Cấp cao
Công ty Hệ thống Thông tin FPT.