8 xu hướng chuyển đổi số hàng đầu nên áp dụng hiện nay
Xu hướng chuyển đổi số đang một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển của các tổ chức và doanh nghiệp hiện đại. Trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, hiểu rõ về chuyển đổi số cùng những xu hướng phổ biến sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được những cơ hội mới, tối ưu hóa quy trình làm việc và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hãy cùng FPT IS tìm hiểu về khái niệm chuyển đổi số và các xu hướng nổi bật qua bài viết sau.
1. Định nghĩa chuyển đổi số
Chuyển đổi số, hay Digital Transformation, là quá trình sử dụng công nghệ số để cải thiện hoặc thay đổi toàn bộ các khía cạnh của một tổ chức hoặc doanh nghiệp, từ cách thức hoạt động kinh doanh, quy trình sản xuất, cho đến việc cung cấp dịch vụ và cách tương tác với khách hàng.
Mục tiêu của quá trình chuyển đổi số là nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh và tạo ra giá trị mới cho khách hàng, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận.
Triển khai chuyển đổi số, tổ chức và doanh nghiệp sẽ áp dụng công nghệ số như trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain, học máy, IoT (Internet of Things), big data, cloud computing… để tối ưu hóa quy trình làm việc, tăng cường hiệu suất và khả năng sáng tạo, cũng như cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và nhân viên.
2. Doanh nghiệp có nên đầu tư chuyển đổi số trong giai đoạn kinh tế suy thoái hiện nay
Bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, chiến tranh và suy thoái, nền kinh tế toàn cầu đã trải qua trong vài năm gần đây với nhiều sự khó khăn. Việt Nam cũng không nằm ngoài tình trạng này. Đặc biệt, các chuyên gia dự báo rằng năm 2023 – 2024 sẽ chứng kiến khủng hoảng kinh tế toàn cầu nghiêm trọng. Nhiều quốc gia đã rơi vào suy thoái, các doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc phá sản.
Trong bối cảnh cách mạng 4.0, xu hướng chuyển đổi số ngày càng phát triển mạnh mẽ cho mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc áp dụng chuyển đổi số phụ thuộc lớn vào khả năng cũng như năng lực của doanh nghiệp, đặc biệt trong thời kỳ kinh tế bất ổn. Khi quyết định đầu tư vào chuyển đổi số, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ các yếu tố sau:
- Năng lực tài chính: Đây có thể nói là yếu tố quan trọng nhất khi doanh nghiệp bắt tay vào thực hiện chuyển đổi số. Trong thời kỳ kinh tế biến động, doanh nghiệp cần đảm bảo nguồn tài chính đủ để thực hiện dự án chuyển đổi và duy trì hoạt động.
- Chiến lược chuyển đổi số: Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu và chiến lược cụ thể, bao gồm các khía cạnh cần số hóa và cách sử dụng công nghệ để tạo ra giá trị.
- Năng lực tổ chức: Chuyển đổi số có thể yêu cầu thay đổi cấu trúc tổ chức. Doanh nghiệp cần đánh giá khả năng quản lý và triển khai các thay đổi này.
- Nhân lực: Doanh nghiệp cần có đủ nhân lực với kiến thức và kỹ năng cần thiết, bao gồm đào tạo nhân viên hiện tại hoặc tuyển dụng nhân viên mới có kỹ năng số hóa.
- Rủi ro và thách thức: Đầu tư vào chuyển đổi số đi kèm với rủi ro về bảo mật dữ liệu, sự phụ thuộc vào công nghệ và khả năng dự án thất bại. Doanh nghiệp cần xem xét kỹ các yếu tố này.
3. 8 xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam hiện nay
Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nhận thức rõ về tầm quan trọng của công nghệ số trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động và cạnh tranh trên thị trường. Vì thế, những xu hướng chuyển đổi số được ứng dụng phổ biến tại Việt Nam hiện nay như sau:
3.1. Điện toán đa đám mây – Multi-cloud
Kiến trúc đa đám mây (Multi-cloud) là việc sử dụng nhiều nền tảng điện toán đám mây cùng lúc để lưu trữ, quản lý dữ liệu và triển khai ứng dụng. Xu hướng này ngày càng phổ biến, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình quản lý công việc và dữ liệu.
- Nâng cao năng suất làm việc: Kiến trúc đa đám mây giúp quản lý tập trung và đơn giản hóa quy trình công việc và dữ liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm CNTT quản lý tài nguyên hiệu quả hơn.
- Tối ưu hóa chi phí quản lý: Hệ thống đa đám mây cho phép theo dõi và tối ưu hóa chi phí. Doanh nghiệp có thể kiểm soát việc sử dụng tài nguyên đám mây và điều chỉnh theo nhu cầu thực tế.
Tuy nhiên, quản lý nhiều hạ tầng đám mây cũng đặt ra nhiều thách thức. Doanh nghiệp cần giải pháp tự động hóa và quản lý đám mây hiệu quả để điều hành các môi trường đám mây khác nhau.
3.2. Tự động hóa mô hình kinh doanh
Tự động hóa mô hình kinh doanh là việc sử dụng phần mềm số nhằm tự động hóa các bước trong quy trình kinh doanh, đặc biệt là những công việc nhiều bước và lặp lại. Đặc điểm của tự động hóa mô hình kinh doanh bao gồm:
- Kết hợp phần mềm và công nghệ số: Sử dụng các giải pháp như máy học (machine learning), tự động hóa quy trình robot (RPA), trí tuệ nhân tạo (AI), và công nghệ low code.
- Tự động hóa quy trình kinh doanh: Tập trung vào tự động hóa các quy trình và hoạt động trong mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.
- Điều chỉnh theo nhu cầu doanh nghiệp: Được tùy chỉnh theo nhu cầu và quy trình của từng tổ chức, liên quan đến nhiều hệ thống CNTT doanh nghiệp.
- Phức tạp và kết nối nhiều hệ thống: Liên quan đến việc kết nối và tương tác với nhiều hệ thống khác nhau.
Theo Deloitte, 53% tổ chức được khảo sát đã bắt đầu triển khai tự động hóa quy trình bằng robot (RPA), một con số dự kiến sẽ tăng lên 72% trong vòng 2 năm tới. IDC phát hiện ra rằng 79% các tổ chức sử dụng RPA đã giảm được lỗi và nhiều người trong số những người được hỏi cũng đã báo cáo sự cải thiện về hiệu quả của quy trình. Nhiều tổ chức đã tập trung vào siêu tự động hoá (hyperautomation). Điều này chứng tỏ xu hướng chuyển đổi số này ngày càng phổ biến. Tự động hóa mô hình kinh doanh giúp cải thiện năng suất, hiệu quả hoạt động và trải nghiệm khách hàng. Ví dụ, các ngân hàng ứng dụng công nghệ AI và BPA đã rút ngắn 80% thời gian chờ đợi của khách hàng thông qua việc tự động hóa quy trình.
3.3. Mô hình làm việc kết hợp – Hybrid work
Mô hình làm việc kết hợp (Hybrid work) trở thành xu hướng công nghệ số quan trọng sau đại dịch Covid-19, cho phép nhân viên làm việc linh hoạt cả tại nhà và văn phòng. Đặc điểm của mô hình này bao gồm:
- Lịch trình linh hoạt: Nhân viên có thể làm việc tại nhà hoặc văn phòng theo một lịch trình linh hoạt, giúp họ tự quản lý thời gian mà không phải hiện diện tại văn phòng hàng ngày.
- Áp dụng đa dạng: Doanh nghiệp có thể phân chia các bộ phận làm việc tại văn phòng, tại nhà hoặc luân phiên giữa hai hình thức này.
- Cân bằng công việc và cuộc sống: Mô hình này tạo điều kiện cho nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc.
Mặc dù mô hình Hybrid work chưa phổ biến rộng rãi tại Việt Nam, nhưng mô hình này đang nhận được sự quan tâm từ các tập đoàn đa quốc gia và thay đổi cách nhìn của nhiều tổ chức. Doanh nghiệp có thể cân nhắc triển khai các công cụ hỗ trợ như giám sát tiến độ từ xa, quản lý tài liệu và cộng tác trực tuyến. Tuy nhiên, việc quản lý từ xa cũng đặt ra thách thức trong việc duy trì tương tác và gắn kết giữa các thành viên trong đội ngũ.
3.4. Ứng dụng phân tích dữ liệu
Ứng dụng phân tích dữ liệu là yếu tố then chốt trong chuyển đổi số và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Các công cụ này giúp doanh nghiệp nắm bắt, xử lý và hiểu rõ thông tin từ dữ liệu, từ đó tạo ra những insights quan trọng để hỗ trợ quyết định kinh doanh dựa trên dữ liệu chính xác.
Những lợi ích của phân tích dữ liệu trong kinh doanh mà các tổ chức cần ứng dụng vào mô hình:
- Giảm thiểu chi phí không cần thiết bằng cách tối ưu hóa các quy trình.
- Tối ưu hóa hiệu suất làm việc của nhân viên và tài nguyên dựa trên thông tin từ dữ liệu phân tích.
- Các quyết định dựa trên dữ liệu có độ tin cậy cao hơn, giúp doanh nghiệp lập chiến lược và hành động hiệu quả.
Đây là xu hướng chuyển đổi số thường được áp dụng phổ biến trong hai lĩnh vực chính: marketing – khách hàng và phân tích dữ liệu doanh nghiệp. Cụ thể:
- Hiểu rõ khách hàng và tạo chiến lược tiếp thị dựa trên sở thích và hành vi của họ.
- Dự đoán hành vi tương lai của khách hàng để xây dựng chiến lược phù hợp.
- Nắm bắt xu hướng thị trường và hành vi khách hàng để đưa ra chiến lược kinh doanh chính xác.
- Tối ưu hóa quy trình sản xuất, cải thiện chất lượng và dự đoán nhu cầu.
- Quản lý tài chính hiệu quả, dự đoán xu hướng và rủi ro tài chính.
3.5. Sự bùng nổ về nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP)
Nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP) là hệ thống thu thập và quản lý dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn như trang web, ứng dụng di động, email, mạng xã hội và giao dịch mua bán. Mục tiêu của CDP là tạo ra một góc nhìn toàn diện về mỗi khách hàng, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hành vi, sở thích cũng như nhu cầu của họ.
CDP đã được nhiều doanh nghiệp ở Đông Nam Á sử dụng thành công để tối ưu hóa tiếp thị và cải thiện trải nghiệm khách hàng. Tại Việt Nam, CDP có thể tích hợp vào hệ thống POS và ERP để tối ưu hóa tiếp thị đa kênh. Những lợi ích khi sử dụng nền tảng dữ liệu khách hàng như sau:
- Tiếp thị cá nhân hóa: Tạo các chiến dịch tiếp thị dựa trên thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khách hàng.
- Trải nghiệm khách hàng đa kênh: Theo dõi và tối ưu hóa hành trình khách hàng trên nhiều kênh như email, tin nhắn, trang web, mạng xã hội hoặc cửa hàng…
- Quản lý dữ liệu khách hàng: Tổ chức và quản lý dữ liệu khách hàng hiệu quả, đồng thời đảm bảo tính chính xác và bảo mật.
3.6. Sự phủ sóng của Internet vạn vật (IoT) và 5G
Internet vạn vật (IoT) là mạng lưới kết nối các thiết bị, đối tượng và cảm biến, cho phép chúng trao đổi dữ liệu và thông tin để triển khai các chức năng cụ thể mà không cần sự can thiệp của con người.
5G là thế hệ mạng di động mới với tốc độ truyền dẫn nhanh, độ trễ thấp hơn và khả năng kết nối số lượng lớn thiết bị cùng một lúc. Sự kết hợp của 5G và IoT đang tạo ra nhiều cơ hội mới trong xu hướng chuyển đổi số hiện đại từ sản xuất thông minh đến y tế và giao thông. Cụ thể:
- Công nghiệp 4.0: IoT và 5G tạo ra môi trường sản xuất thông minh với khả năng giám sát, điều khiển tự động, đồng thời tối ưu hóa quy trình sản xuất.
- Y tế: Thiết bị IoT giám sát sức khỏe bệnh nhân từ xa và truyền dữ liệu đến những cơ sở y tế để theo dõi tình trạng sức khỏe.
- Giao thông: 5G và IoT tạo ra hệ thống giao thông thông minh, quản lý giao thông và hỗ trợ xe tự lái.
Việc áp dụng 5G và IoT đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian thiết kế và lỗi sản phẩm. Tại khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh, 5G và IoT cũng đã được áp dụng trong sản xuất thông minh, mở ra tương lai tươi sáng cho ngành công nghiệp tại Việt Nam.
3.7. Bảo vệ dữ liệu và nâng cao an ninh mạng
Tập trung vào việc bảo vệ dữ liệu và tăng cường an ninh mạng là một phần không thể thiếu trong quá trình chuyển đổi số. Điều này đảm bảo rằng thông tin của doanh nghiệp được bảo vệ an toàn trong các hoạt động trực tuyến.
Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big data) khi bảo mật giúp doanh nghiệp phát hiện và ngăn chặn các mối đe dọa tự động, cũng như quản lý và xử lý dữ liệu lớn. Để thực hiện điều này hiệu quả, doanh nghiệp cũng cần tổ chức đào tạo và tăng cường nhận thức về an ninh mạng cho cán bộ nhân viên. Ngoài ra, việc xây dựng văn hóa an ninh mạng cũng đóng vai trò quan trọng khi tuân thủ các quy định và quy trình bảo mật.
Doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân (GDPR, CCPA…) để đảm bảo thông tin của khách hàng được bảo vệ và sử dụng một cách đúng đắn. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật, như ISO 27001, giúp doanh nghiệp có thể chứng minh được khả năng bảo vệ thông tin của mình và tăng cơ hội hợp tác với các đối tác, khách hàng.
3.8. Những giải pháp không tiếp xúc và thanh toán kỹ thuật số
Giá trị giao dịch trong các phân khúc thương mại điện tử và thanh toán số tại Việt Nam đang đạt mức cao và được dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Với ước tính khoảng 19,5 tỷ đô la cho thương mại điện tử và gần 4 tỷ đô la Mỹ cho thanh toán POS di động vào năm 2025.
Số lượng người dùng thanh toán số tại Việt Nam từ năm 2017 đến 2025 dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên. Điều này cho thấy sự chấp nhận và ưu tiên đang gia tăng về việc sử dụng các hình thức thanh toán không tiếp xúc và trực tuyến.
Các ứng dụng ví điện tử được ưa chuộng tại Việt Nam như Momo, Shopee Pay (AirPay) và ZaloPay. Mỗi ứng dụng đều có những đặc điểm riêng và cung cấp những tính năng khác nhau, nhưng đều hướng đến việc tạo ra môi trường thanh toán không tiếp xúc và tiện lợi cho người dùng.
Nhìn chung, xu hướng chuyển đổi số như tăng cường sử dụng giải pháp thanh toán số và không tiếp xúc đang phát triển mạnh mẽ của ngành thương mại điện tử tại Việt Nam. Việc lựa chọn ví điện tử phù hợp và tăng cường an ninh thông tin trong quy trình thanh toán góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh an toàn và đáng tin cậy.
4. FPT IS – 30 năm song hành cùng chính phủ & doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi số
FPT IS là đơn vị thành viên của Tập đoàn FPT. Thành lập từ 1994, FPT IS là nhà phát triển sản phẩm, giải pháp, tích hợp hệ thống, cung cấp dịch vụ CNTT hàng đầu Việt Nam và khu vực. Năng lực và uy tín của FPT IS trải rộng trong nhiều lĩnh vực bao gồm: Chính phủ, Viễn thông, Ngân hàng – Tài chính, Y tế, Giáo dục, Giao thông vận tải, Tài chính công, Năng lượng và Doanh nghiệp với hệ sinh thái hơn 3000 khách hàng và 20 đối tác công nghệ toàn cầu.
FPT IS được biết tới với thông qua hàng trăm các hệ thống xương sống của nền kinh tế Việt Nam, có ảnh hưởng tới hàng triệu người như: Hệ thống chính phủ số cho 25 tỉnh thành, Sàn giao dịch chứng khoán HOSE, Trung tâm điều hành kiểm soát dịch Covid-19, phục hồi kinh tế và dịch vụ hành chính công quận 7; Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị TP Hồ Chí Minh,…
Các giải pháp công nghệ của FPT đều được đúc kết dựa trên phương pháp luận FPT Digital Kaizen, có thể triển khai cho doanh nghiệp tại mọi quy mô, bằng cách đi tìm điểm nhức nhối nhất trong tổ chức, đưa ra sáng kiến – tìm giải pháp và triển khai ngay ở quy mô nhỏ, khi có kết quả thì nhân rộng nhanh chóng và tiếp tục mở rộng tháo gỡ các nút thắt khác.
Với kinh nghiệm 30 năm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thấu hiểu bài toán doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực: ngân hàng – tài chính – bảo hiểm, y tế, sản xuất, bán lẻ, bất động sản… chúng tôi tự tin và sẵn sàng song hành cùng tổ chức tư vấn, triển khai các chiến lược chuyển đổi số phù hợp, nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh, tạo ra các giá trị mới thông qua ứng dụng Công nghệ, xây dựng văn hoá và nguồn lực Chuyển đổi số.
Quý doanh nghiệp có nhu cầu cần tư vấn về các giải pháp chuyển đổi số, vui lòng bấm nút LIÊN HỆ NGAY ở góc phải màn hình, hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY để được đội ngũ chuyên gia FPT IS liên hệ tư vấn miễn phí.
Xu hướng chuyển đổi số là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp thích nghi và phát triển trong thời đại kỹ thuật số. Đây là quá trình kết hợp công nghệ số vào các khía cạnh của hoạt động kinh doanh, từ quản lý tài nguyên đến tương tác khách hàng, nhằm mục đích tối ưu hóa hiệu suất và tạo ra giá trị mới. Qua bài viết mà FPT IS đã tổng hợp, hy vọng các doanh nghiệp áp dụng hiệu quả những xu hướng phổ biến này để có thể đạt được thành công bền vững trong thời đại số hoá.