Các chương trình tín dụng xanh của các NHTM tại Việt Nam
Trong bối cảnh Việt Nam cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, tín dụng xanh đang trở thành một trong những công cụ tài chính trọng yếu thúc đẩy chuyển đổi xanh trong nền kinh tế. Các ngân hàng thương mại giữ vai trò then chốt trong việc định hình dòng vốn theo hướng bền vững, thông qua việc cấp tín dụng cho các dự án thân thiện với môi trường như năng lượng tái tạo, nông nghiệp hữu cơ, công trình xanh hay xử lý chất thải.
Theo Báo Chính phủ (2025), tín dụng xanh tại Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể, với dư nợ tín dụng xanh đạt gần 564.000 tỷ đồng vào cuối năm 2023, chiếm khoảng 4,4% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Điều này cho thấy sự quan tâm ngày càng lớn từ cả phía các tổ chức tín dụng lẫn doanh nghiệp đối với hoạt động tài chính xanh.
Tuy nhiên, hiện Việt Nam vẫn chưa ban hành danh mục phân loại xanh thống nhất trên toàn hệ thống, gây ra không ít khó khăn trong việc xác định và đánh giá các dự án đủ điều kiện cấp vốn (VnEconomy, 2024). Mỗi ngân hàng hiện tại đều có khung cho vay, mức độ ưu đãi lãi suất và điều kiện giải ngân đặc thù tùy thuộc vào tình hình nguồn vốn của mỗi ngân hàng.
Bài viết này sẽ điểm lại những ngân hàng đang dẫn đầu trong lĩnh vực tín dụng xanh tại Việt Nam và các sản phẩm tài chính bền vững mà họ đang triển khai nhằm giúp doanh nghiệp nhanh chóng hơn tiếp cận đến nguồn vốn xanh.
1. BIDV – Dẫn đầu thị trường tín dụng xanh tại Việt Nam
1.1. Giới thiệu chung
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được vinh danh tại Lễ công bố Doanh nghiệp bền vững Việt Nam 2024 (CSI 2024), tổ chức ngày 29/11/2024 tại Hà Nội. Giải thưởng là sự ghi nhận những nỗ lực bền bỉ của BIDV trong việc tích hợp phát triển bền vững vào chiến lược kinh doanh, cũng như những đóng góp thiết thực vào Chiến lược phát triển bền vững quốc gia.
Tổng Giám đốc BIDV Lê Ngọc Lâm đại diện Ngân hàng nhận giải thưởng
Nguồn: BIDV (2024)
Trong Chiến lược phát triển giai đoạn 2021–2025, tầm nhìn đến 2030, BIDV xác định thông điệp cốt lõi “Tiên phong kiến tạo giá trị vững bền”, lấy phát triển bền vững làm định hướng xuyên suốt. Ngân hàng đặt mục tiêu trở thành tổ chức tài chính hàng đầu Việt Nam về thực hành ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị) và hướng đến mô hình Net-Zero Bank vào năm 2045.
1.2. Sự kết hợp giữa Tài chính & Công Nghệ
Tháng 2/2025, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác triển khai giải pháp số quản lý và kiểm kê phát thải khí nhà kính cho doanh nghiệp. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số gắn liền với chuyển đổi xanh, hướng tới phát triển bền vững.
Theo thỏa thuận, BIDV và FPT IS sẽ phối hợp triển khai nền tảng VertZéro – một giải pháp phần mềm giúp doanh nghiệp kiểm kê phát thải, xây dựng lộ trình giảm phát thải, và minh bạch hóa dữ liệu môi trường. Các doanh nghiệp là khách hàng của BIDV sẽ được hỗ trợ sử dụng giải pháp VertZéro miễn phí trong 6 tháng đầu, và hưởng ưu đãi giảm giá lên đến 25% trong các giai đoạn tiếp theo.
Ông Trần Long – Phó Tổng Giám đốc BIDV – chia sẻ: “Thông qua hợp tác này, chúng tôi mong muốn đồng hành cùng doanh nghiệp trong hành trình tiếp cận tín dụng xanh, chuẩn hóa dữ liệu môi trường và nâng cao năng lực tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về phát triển bền vững. Đây là tiền đề để BIDV có thể giải ngân hiệu quả hơn các gói vay xanh trong thời gian tới.”
Với sự đồng hành của FPT IS – đơn vị có kinh nghiệm triển khai nền tảng đo lường phát thải theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO 14064, GHG Protocol, PCAF…) – BIDV kỳ vọng sẽ nâng cao chất lượng xét duyệt và giải ngân các khoản vay xanh, qua đó lan tỏa tinh thần trách nhiệm môi trường trong toàn hệ sinh thái khách hàng doanh nghiệp.
Bà Đỗ Thị Thanh Huyền – Giám đốc Ban Chính sách Sản phẩm bán buôn BIDV và ông Đào Hồng Giang – Giám đốc Khối Tài chính Ngân hàng FPT IS – đại diện 2 đơn vị ký kết Biên bản ghi nhớ
Nguồn: BIDV (2025)
Theo thỏa thuận, BIDV và FPT IS sẽ phối hợp triển khai nền tảng VertZéro – một giải pháp phần mềm giúp doanh nghiệp kiểm kê phát thải, xây dựng lộ trình giảm phát thải, và minh bạch hóa dữ liệu môi trường. Các doanh nghiệp là khách hàng của BIDV sẽ được hỗ trợ sử dụng giải pháp VertZéro miễn phí trong 6 tháng đầu, và hưởng ưu đãi giảm giá lên đến 25% trong các giai đoạn tiếp theo.
Ông Trần Long – Phó Tổng Giám đốc BIDV – chia sẻ: “Thông qua hợp tác này, chúng tôi mong muốn đồng hành cùng doanh nghiệp trong hành trình tiếp cận tín dụng xanh, chuẩn hóa dữ liệu môi trường và nâng cao năng lực tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về phát triển bền vững. Đây là tiền đề để BIDV có thể giải ngân hiệu quả hơn các gói vay xanh trong thời gian tới.”
Với sự đồng hành của FPT IS – đơn vị có kinh nghiệm triển khai nền tảng đo lường phát thải theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO 14064, GHG Protocol, PCAF…) – BIDV kỳ vọng sẽ nâng cao chất lượng xét duyệt và giải ngân các khoản vay xanh, qua đó lan tỏa tinh thần trách nhiệm môi trường trong toàn hệ sinh thái khách hàng doanh nghiệp.
Tính đến ngày 30/09/2024, BIDV đã cấp tín dụng xanh cho 1.680 khách hàng, hỗ trợ 2.068 dự án, với dư nợ xanh đạt 75.100 tỷ đồng, chiếm 11,3% tổng dư nợ tín dụng xanh toàn nền kinh tế và 3,9% tổng dư nợ BIDV.
Các lĩnh vực được ưu tiên tài trợ bao gồm:
- Năng lượng tái tạo và năng lượng sạch,
- Sản xuất tiêu dùng carbon thấp,
- Thích ứng biến đổi khí hậu,
- Hạ tầng cấp nước và xử lý nước sạch.
Tiêu biểu là các chương trình:
- Gói 4.200 tỷ đồng cho các doanh nghiệp dệt may đạt tiêu chuẩn bền vững quốc tế (VD: GlobalG.A.P, WRAP, ISO 14064);
- Gói 10.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư công trình xanh, tiết kiệm tài nguyên;
- Gói 5.000 tỷ đồng cho các dự án cung cấp nước sạch, cải thiện chất lượng sống đô thị;
- Gói tín dụng xanh cho cá nhân trị giá 10.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ mua sắm sản phẩm năng lượng xanh (ô tô điện, thiết bị tiết kiệm điện…).
Dư nợ tín dụng xanh tại BIDV
Nguồn: Cafef (2024)
BIDV cũng hợp tác với nhiều hãng xe điện trong và ngoài nước để triển khai các sản phẩm tài chính hỗ trợ người dân chuyển đổi sang phương tiện xanh.
BIDV hiện là tổ chức tín dụng dẫn đầu trong phát hành trái phiếu ESG tại thị trường trong nước, với 2 đợt phát hành thành công trong giai đoạn 2023–2024, huy động tổng cộng 5.500 tỷ đồng (tương đương 220 triệu USD) từ trái phiếu xanh và trái phiếu bền vững.
1.3. Quy trình xét duyệt & giải ngân
1.3.1. Bước 1: Đánh giá và lựa chọn dự án đủ điều kiện
1.3.1.1. Xác định dự án xanh
Dự án phải phù hợp với Danh mục dự án đủ điều kiện quy định trong Phụ lục 1 của Khung trái phiếu xanh BIDV. Các lĩnh vực bao gồm:
- Năng lượng tái tạo và năng lượng sạch,
- Công nghiệp xanh,
- Giao thông bền vững,
- Công trình xây dựng xanh,
- Nông nghiệp xanh, lâm nghiệp bền vững,
- Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường,
- Tái chế tài nguyên,…
Đồng thời, dự án không được vi phạm các tiêu chí loại trừ nêu tại Phụ lục 2, ví dụ: Các hoạt động liên quan đến lao động cưỡng bức, khai thác gỗ nguyên sinh, sản xuất vũ khí, kinh doanh chất thải xuyên biên giới,…
1.3.1.2. Thẩm định rủi ro môi trường – xã hội (E&S Risk)
- Các chính sách quản lý rủi ro môi trường và xã hội của BIDV sẽ được áp dụng để đánh giá. Dự án thuộc ngành nghề nhạy cảm phải cung cấp:
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường,
- Giấy phép môi trường,
- Báo cáo quản lý rủi ro xã hội (nếu có).
1.1.1.3. Đánh giá hồ sơ tín dụng
- RM (quản lý quan hệ khách hàng) lập báo cáo đề xuất cấp tín dụng,
- Bộ phận thẩm định tín dụng thực hiện thẩm định rủi ro tài chính và ESG,
- Các bộ phận chuyên trách phối hợp xác minh việc đáp ứng tiêu chí xanh.
Bước 2: Phê duyệt tín dụng và giải ngân
2.1.1. Phê duyệt tín dụng
Hồ sơ tín dụng xanh được trình duyệt qua các cấp thẩm quyền tại BIDV theo quy định hiện hành. Dự án chỉ được phê duyệt khi đáp ứng đồng thời:
- Quy trình lựa chọn dự án xanh (Green Project Screening),
- Quy trình thẩm định tín dụng (Credit Analysis & Approval).
2.1.2. Giải ngân
Khi được phê duyệt, khoản tín dụng được kích hoạt hạn mức và tiến hành giải ngân. BIDV theo dõi sát sao tiến độ sử dụng vốn nhằm bảo đảm:
- Vốn được sử dụng đúng mục đích,
- Đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường-xã hội đã cam kết.
Bước 3: Quản lý và báo cáo sử dụng vốn
3.1.1. Quản lý nguồn vốn
Toàn bộ số tiền thu được từ phát hành trái phiếu xanh được quản lý riêng biệt. Nếu dự án đã giải ngân trước thời điểm phát hành, BIDV sẽ phân bổ thông qua cơ chế tài trợ lại (refinancing) trong giới hạn tối đa 36 tháng trước ngày phát hành. Các khoản chưa giải ngân sẽ được sử dụng tài trợ trực tiếp cho các dự án mới trong vòng 24 tháng kể từ ngày phát hành.
3.1.2. Kiểm soát sử dụng vốn
BIDV thực hiện theo dõi định kỳ:
- Tiến độ triển khai dự án,
- Tỷ lệ giải ngân,
- Số dư còn lại.
- Nếu vốn chưa được sử dụng ngay, sẽ được gửi tại Ngân hàng Nhà nước hoặc các tổ chức tín dụng, dưới dạng tiền gửi hoặc công cụ tương đương tiền.
3.1.3. Báo cáo định kỳ
BIDV công bố báo cáo thường niên về trái phiếu xanh:
- Phân bổ nguồn vốn,
- Danh mục dự án theo lĩnh vực, địa lý,
- Tỷ lệ tái tài trợ/tài trợ mới.
- Các báo cáo có thể bao gồm thêm các chỉ số tác động (ví dụ: lượng CO₂ tránh được, số lượng người được tiếp cận năng lượng sạch, diện tích rừng được bảo vệ…).
- Báo cáo được công bố trên website BIDV: https://www.bidv.com.vn.
3.4. Đánh giá bên ngoài
Một tổ chức độc lập (ví dụ: Vigeo Eiris, S&P Global) thực hiện đánh giá Second Party Opinion (SPO) xác nhận khung trái phiếu phù hợp chuẩn ICMA. BIDV cũng thực hiện các đánh giá hậu phát hành để xác minh việc sử dụng nguồn vốn.
BIDV – Ngân hàng tiên phong tại Việt Nam phát hành thành công trái phiếu xanh
Nguồn: BIDV (2023)
Không chỉ dựa vào nguồn vốn thương mại, BIDV còn là đối tác chiến lược của nhiều định chế tài chính quốc tế. Ngân hàng đang quản lý hơn 250 nguồn vốn ủy thác nước ngoài với tổng giá trị cam kết lên đến 19,7 tỷ USD (gần 500.000 tỷ đồng). Các đối tác bao gồm:
Báo cáo sử dụng vốn xanh của BIDV năm 2024
Nguồn: BIDV (2024)
Theo khung trái phiếu xanh của BIDV, các dự án được xem là đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn xanh phải có tác động tích cực đến môi trường và đóng góp thiết thực vào các mục tiêu phát triển bền vững. Các lĩnh vực ưu tiên bao gồm năng lượng tái tạo, năng lượng sạch – phù hợp với Mục tiêu số 7 của Liên Hợp Quốc về năng lượng giá thành hợp lý và bền vững. Bên cạnh đó, các dự án thuộc ngành công nghiệp xanh, công trình xây dựng xanh, giao thông bền vững hay xử lý chất thải và bảo vệ môi trường cũng được khuyến khích tiếp cận nguồn vốn này, vì chúng góp phần vào các mục tiêu như xây dựng thành phố bền vững (Mục tiêu 11), công nghiệp sáng tạo (Mục tiêu 9), tiêu dùng – sản xuất có trách nhiệm (Mục tiêu 12), và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên (Mục tiêu 15).
Trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp, các dự án theo định hướng sản xuất sạch, ít phát thải carbon, sử dụng tài nguyên hiệu quả, tuần hoàn cũng được hỗ trợ mạnh mẽ. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Việt Nam cần đảm bảo an ninh lương thực (Mục tiêu 2), đồng thời giảm áp lực lên tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, BIDV còn ưu tiên các dự án phục hồi hệ sinh thái, phòng chống thiên tai, và quản lý nước bền vững – nhất là tại các khu vực đô thị và nông thôn đang chịu tác động mạnh từ biến đổi khí hậu.
Việc liên kết rõ ràng giữa từng danh mục dự án với hệ thống SDGs giúp BIDV bảo đảm tính minh bạch, hiệu quả và chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế trong quản lý dòng vốn xanh. Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp định hướng chiến lược đầu tư xanh, xây dựng hồ sơ vay vốn và chứng minh tác động môi trường trong quá trình xét duyệt.
2. Vietcombank – Tiên phong trong phát triển tài chính xanh tại Việt Nam
2.1. Giới thiệu chung
Với tầm nhìn đến năm 2030 trở thành ngân hàng số 1 Việt Nam và thuộc top 200 tập đoàn tài chính lớn nhất toàn cầu, Vietcombank xác định phát triển bền vững và quản trị ESG là những trụ cột chiến lược. Việc phát hành trái phiếu xanh là hành động thiết thực nhằm hiện thực hóa cam kết của Vietcombank đối với cộng đồng và môi trường, đồng thời đóng góp tích cực vào tiến trình hiện thực hóa mục tiêu Net Zero của Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực tài chính xanh thông qua việc phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh vào tháng 11/2024. Đây là lần đầu tiên một ngân hàng tại Việt Nam phát hành trái phiếu xanh tuân thủ cả quy định pháp luật trong nước và Nguyên tắc Trái phiếu Xanh của Hiệp hội Thị trường Vốn Quốc tế (ICMA). Khung trái phiếu xanh của Vietcombank được xây dựng với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Viện Tăng trưởng Xanh Toàn cầu (GGGI) và được S&P Global đánh giá ở mức “Medium Green” – mức cao thứ hai trong thang sáu bậc theo khung đánh giá Shade of Green của S&P Global.
Khung Trái phiếu xanh của Vietcombank được thiết kế bám sát:
- Nguyên tắc Trái phiếu Xanh (Green Bond Principles) của Hiệp hội Thị trường Vốn Quốc tế (ICMA) 2021,
- Các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (UN SDGs),
- Hệ thống pháp luật Việt Nam liên quan đến bảo vệ môi trường và tín dụng xanh.
Nguồn vốn huy động từ trái phiếu xanh được Vietcombank sử dụng để tài trợ cho các dự án có tác động tích cực đến môi trường, bao gồm: năng lượng tái tạo, giao thông bền vững, quản lý nước, công trình xanh, quản lý chất thải, nông – lâm – thủy sản bền vững và sử dụng năng lượng hiệu quả .
Tính đến hết quý I/2024, dư nợ tín dụng xanh của Vietcombank đạt 47.700 tỷ đồng, chiếm 3,7% tổng dư nợ của ngân hàng. Trong đó, vốn tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo và năng lượng sạch chiếm 84,1%; quản lý nước bền vững chiếm 10,4%; xử lý chất thải và phòng chống ô nhiễm chiếm 2%; tái chế và tái sử dụng tài nguyên chiếm 1%.
Vietcombank cũng triển khai các chương trình ưu đãi lãi suất cho vay ngắn hạn sản xuất kinh doanh với quy mô lên tới 160.000 tỷ đồng từ ngày 01/01/2024, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực xanh .
2.2. Quy trình xét duyệt & giải ngân
Quy trình giải ngân vốn xanh của Vietcombank
Quy trình giải ngân vốn xanh tại Vietcombank được triển khai theo một lộ trình chặt chẽ nhằm đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả sử dụng vốn. Trước tiên, Khối Bán Buôn thực hiện sàng lọc các dự án đủ điều kiện (Eligible Projects Screening) bằng cách đề xuất các dự án phù hợp với tiêu chí sử dụng nguồn vốn xanh. Sau đó, đơn vị này tiến hành lập đề xuất sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu xanh (Making report proposing the use of Proceeds) thông qua việc rà soát chi tiết và xây dựng báo cáo trình bày phương án sử dụng vốn cho từng dự án cụ thể. Tiếp theo, cơ quan có thẩm quyền trong hệ thống Vietcombank sẽ thực hiện phê duyệt dự án (Final review and approval the Eligible Projects) để đảm bảo tính tuân thủ và phù hợp với chiến lược phát triển bền vững của ngân hàng. Khi dự án được phê duyệt, chi nhánh Vietcombank sẽ thực hiện cấp tín dụng cho dự án (Grant credit to Eligible Projects), tiến hành giải ngân vốn theo đúng cam kết. Cuối cùng, Khối Bán Buôn sẽ tiếp tục theo dõi danh mục dự án (Monitor Eligible Projects Portfolio), đảm bảo việc sử dụng vốn được kiểm tra, giám sát định kỳ, tuân thủ mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững như đã cam kết ban đầu.
Tiêu chí giải ngân vốn xanh của Vietcombank
Để đảm bảo tính khách quan và độ tin cậy quốc tế, Vietcombank đã lựa chọn S&P Global cung cấp Ý kiến đánh giá của bên thứ hai (Second Party Opinion), xác nhận sự phù hợp của Khung trái phiếu xanh với các chuẩn mực ICMA.
Với Khung trái phiếu xanh, Vietcombank không chỉ mở ra cơ hội đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư hướng tới phát triển bền vững, mà còn thể hiện mạnh mẽ cam kết dẫn dắt hệ thống ngân hàng Việt Nam trong chuyển đổi xanh và kinh tế carbon thấp.
3. Techcombank – Ngân hàng tư nhân đầu tiên
3.1. Giới thiệu chung
Techcombank đặt phát triển bền vững làm trọng tâm, với chiến lược ESG (Environmental – Social – Governance) được tích hợp vào toàn bộ mô hình kinh doanh:
- Năm trụ cột ESG: Khách hàng – Cổ đông – Nhân viên – Quy định pháp lý – Thực tiễn xã hội và nội bộ.
- Các lĩnh vực ưu tiên 2024: Năng lượng tái tạo, giao thông xanh, công nghiệp xanh, hydro sạch.
- 54% danh mục tín dụng hiện đang nằm trong các lĩnh vực chịu ảnh hưởng bởi các chính sách xanh.
Ngoài ra, Techcombank đã xây dựng một Hệ thống quản lý môi trường và xã hội (ESMS) toàn diện và triển khai các chương trình đào tạo ESG cho toàn bộ nhân viên, nhằm đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao từ khách hàng, nhà đầu tư và quy định quốc tế.
Được phát hành năm 2024, Khung Trái phiếu xanh của Techcombank được xây dựng bám sát Nguyên tắc Trái phiếu xanh của ICMA 2021 và được đánh giá bởi tổ chức uy tín S&P Global Ratings.
Khung trái phiếu này đảm bảo:
- Sử dụng nguồn vốn minh bạch: Chỉ tài trợ cho các dự án xanh đủ điều kiện như năng lượng tái tạo, giao thông bền vững, công trình xanh, nông nghiệp xanh, lâm nghiệp bền vững…
- Quản lý vốn chặt chẽ: Theo dõi dòng tiền riêng biệt cho từng đợt phát hành trái phiếu xanh.
- Đánh giá và lựa chọn dự án khắt khe: Tích hợp vào quy trình thẩm định tín dụng, có đội ngũ chuyên gia ESG thẩm định độc lập.
- Báo cáo thường niên: Công bố minh bạch việc sử dụng nguồn vốn và tác động môi trường đạt được.
Các danh mục dự án xanh tiêu biểu:
- Dự án năng lượng gió và mặt trời,
- Phát triển giao thông điện, nhiên liệu hydro,
- Công trình đạt chứng nhận xanh quốc tế (LEED, EDGE, LOTUS),
- Nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp giảm phát thải,
- Quản lý nước bền vững và tái chế tài nguyên.
3.2. Quy trình xét duyệt & giải ngân
Quy trình đánh giá và lựa chọn dự án tại Techcombank
- Bước 1: Sàng lọc hồ sơ và Kiểm tra tiêu chí loại trừ
- Application screening / Sàng lọc hồ sơ: Bộ phận kinh doanh (RM) tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng từ khách hàng.
- 1A – Check exclusion list / Kiểm tra tiêu chí loại trừ:
- RM kiểm tra dự án có thuộc danh mục các lĩnh vực bị loại trừ theo quy định (ví dụ: sản xuất than, khai thác rừng nguyên sinh…) hay không
- Nếu Không đạt: Từ chối cấp tín dụng ngay (Credit refusal).
- Nếu Đạt: Tiếp tục quy trình.
- Bước 2: Xác định và xác nhận tiêu chí xanh
- 1C – Green project identification / Sàng lọc dự án xanh:
- RM xác định dự án có thuộc danh mục dự án xanh đủ điều kiện (theo Khung trái phiếu xanh) hay không.
- 2C – Green project validation / Xác nhận dự án xanh:
- Nếu đạt tiêu chí xanh, dự án được ghi nhận để xử lý theo quy trình tín dụng xanh.
- Nếu không đạt tiêu chí xanh, hồ sơ vẫn có thể tiếp tục nhưng sẽ đi theo quy trình tín dụng thông thường.
- Bước 3: Đánh giá rủi ro tín dụng và rủi ro môi trường xã hội (E&S)
- 2A – E&S Risk identification and classification / Nhận diện và xếp loại rủi ro môi trường xã hội:
- Các rủi ro môi trường xã hội được đánh giá và phân loại (Cao, Trung bình, Thấp).
- 3A – E&S Risk Appraisal / Thẩm định rủi ro môi trường xã hội:
- Bộ phận chuyên trách ESG thực hiện thẩm định sâu rủi ro E&S.
- 2B – Credit risk appraisal / Thẩm định tín dụng:
- Phân tích rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn nội bộ, bao gồm yếu tố rủi ro tài chính và ESG.
- Bước 4: Phê duyệt tín dụng
- 3B – Credit approval / Phê duyệt tín dụng:
- Hội đồng tín dụng Techcombank phê duyệt hoặc từ chối hồ sơ tín dụng dựa trên kết quả thẩm định tín dụng và E&S.
- Nếu Không đạt: Từ chối cấp tín dụng.
- Nếu Đạt: Chuyển sang bước kích hoạt giải ngân.
- Bước 5: Giải ngân và Kiểm soát sau giải ngân
- 4B – Limit activation & Disbursement / Kích hoạt hạn mức & giải ngân:
- Hạn mức tín dụng được kích hoạt, thực hiện giải ngân theo điều khoản đã được phê duyệt.
- 5B – Post control / Kiểm soát sau:
- Kiểm soát định kỳ về:
- Tiêu chí xanh (Green eligibility),
- Rủi ro tín dụng (Credit risk),
- Rủi ro môi trường xã hội (E&S risk).
- Techcombank yêu cầu các dự án phải duy trì tính đủ điều kiện xanh trong suốt vòng đời khoản vay. Nếu vi phạm tiêu chí, dự án có thể bị loại ra khỏi danh mục xanh.
Techcombank yêu cầu các dự án phải duy trì tính đủ điều kiện xanh trong suốt vòng đời khoản vay. Nếu vi phạm tiêu chí, dự án có thể bị loại ra khỏi danh mục xanh.
Các nguyên tắc nổi bật trong quy trình:
- Độc lập trong đánh giá: Các đánh giá về tiêu chí xanh và rủi ro E&S được thực hiện bởi các chuyên gia ESG và thẩm định tín dụng độc lập.
- Tích hợp ESG vào từng khâu: Yêu cầu đánh giá tác động môi trường và xã hội song song với thẩm định tín dụng truyền thống.
- Quản lý vốn chuyên biệt: Các khoản tín dụng xanh được theo dõi, quản lý tách biệt để đảm bảo tính minh bạch và phù hợp với yêu cầu phát hành trái phiếu xanh quốc tế (ICMA Green Bond Principles).
- Báo cáo minh bạch: Các dự án xanh được cập nhật định kỳ trong báo cáo sử dụng vốn và báo cáo tác động môi trường.
Trong bối cảnh tín dụng xanh đang trở thành động lực trọng yếu thúc đẩy phát triển bền vững tại Việt Nam, sự đồng hành giữa các ngân hàng thương mại và các đơn vị tư vấn công nghệ như FPT IS đóng vai trò then chốt. Thông qua việc liên kết triển khai các giải pháp số như nền tảng VertZéro, FPT IS không chỉ giúp doanh nghiệp chuẩn hóa dữ liệu môi trường, kiểm kê phát thải theo chuẩn quốc tế mà còn rút ngắn đáng kể thời gian tiếp cận và thẩm định hồ sơ vay vốn xanh. Đây chính là bước đột phá quan trọng, góp phần gia tăng khả năng hấp thụ nguồn vốn xanh trong nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các thị trường quốc tế, đồng thời hiện thực hóa mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
Nếu doanh nghiệp chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy để chúng tôi, VertZero thuộc FPT IS đồng hành cùng doanh nghiệp của bạn trong quá trình đo lường phát thải, chuẩn hóa hồ sơ môi trường và tiếp cận vốn vay xanh theo chuẩn quốc tế.
Liên hệ chúng tôi tại website ngay để được tư vấn miễn phí lộ trình tiếp cận tín dụng xanh cho dự án của bạn: https://vertzero.eco/
Bài viết độc quyền bởi Chuyên gia công nghệ FPT IS
Ông Tuân Phạm – Nghiên cứu sinh Tiến sĩ Tài chính Khí hậu tại Châu Âu, Giám đốc Giải pháp Kiểm kê khí nhà kính VertZéro |
Nguồn tham khảo
- BIDV (2024) BIDV phát triển tín dụng xanh và phát hành trái phiếu ESG. Available at: https://www.bidv.com.vn (Accessed: 29 April 2025).
- BIDV (2025) Hợp tác giữa BIDV và FPT IS trong triển khai nền tảng VertZéro hỗ trợ doanh nghiệp kiểm kê phát thải. Available at: https://www.bidv.com.vn (Accessed: 29 April 2025).
- Báo Chính phủ (2025) Tín dụng xanh tại Việt Nam tăng trưởng mạnh, đóng góp vào mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Available at: https://baochinhphu.vn (Accessed: 29 April 2025).
- VnEconomy (2024) Thiếu danh mục phân loại xanh thống nhất – Thách thức trong giải ngân tín dụng xanh. Available at: https://vneconomy.vn (Accessed: 29 April 2025).
- Vietcombank (2024) Vietcombank phát hành thành công trái phiếu xanh theo chuẩn quốc tế. Available at: https://www.vietcombank.com.vn (Accessed: 29 April 2025).
- Techcombank (2024) Chiến lược ESG và phát hành trái phiếu xanh tại Techcombank. Available at: https://www.techcombank.com.vn (Accessed: 29 April 2025).