CORE BANKING LÀ GÌ VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN

CoreBanking là gì và Xu hướng phát triển

1. Corebanking là gì?

Core banking là một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng để chỉ hệ thống phần mềm cốt lõi hoạt động để quản lý và xử lý các hoạt động ngân hàng cơ bản. Nó được tích hợp với các hệ thống khác trong ngân hàng để đảm bảo hoạt động liền mạch và hiệu quả. Hệ thống corebanking bao gồm các chức năng như:

  • Quản lý tiền gửi: Module này cho phép thực hiện quản lý tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tài khoản ký quỹ, tài khoản tiết kiệm tích lũy,…
  • Quản lý tiền vay: hỗ trợ người dùng quản lý các hợp đồng tiền vay hạn mức, hợp đồng vay từng lần, các hợp đồng vay đồng tài trợ, vay hỗ trợ lãi suất, vay thấu chi
  • Quản lý chuyển tiền/ thanh toán: Thực hiện chuyển tiền vãng lai qua giấy tờ tùy thân trong nội bộ ngân hàng, thực hiện chuyển tiền liên ngân hàng trong nước, chuyển tiền nước ngoài, thực hiện các giao dịch ủy thác thanh toán lương nhân viên cho các doanh nghiệp
  • Quản lý ngân quỹ: Khai báo thông tin các quỹ (kho) quản lý tiền mặt, Cài đặt hạn mức và quản lý hạn mức cho các quỹ, Quản lý số dư tiền mặt chi tiết tới từng các quỹ(kho) chi tiết tới từng loại tiền tệ, từng mệnh giá và số lượng tờ đủ tiêu chuẩn lưu thông/không đủ tiêu chuẩn lưu thông của mệnh giá đó, Thu/chi tiền mặt, điều chuyển tiền giữa các đơn vị, đổi tiền giữa các đơn vị hoặc khách hàng, nạp tiền vào ATM, Quản lý tiền giả, tiền nghi giả, tiền mẫu, tiền lưu niệm, kiểm kê theo từng quỹ (kho), theo từng loại tiền tệ, loại tiêu chuẩn lưu thông
  • Giao dịch ngoại hối: Quản lý hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, các giao dịch thu đổi ngoại tệ, các giao dịch mua bán ngoại tệ nội bộ giữa các đơn vị
  • Quản lý bảo lãnh: Hỗ trợ bảo lãnh thông thường, đồng bảo lãnh, quản lý hợp đồng bảo lãnh, Quản lý thư bảo lãnh, tu chỉnh thư bảo lãnh, thanh toán bảo lãnh
  • Tài trợ thương mại: cung cấp tính năng quản lý các hợp đồng tài trợ thương mại, các nghiệp vụ tu chỉnh, nghiệp vụ thanh toán/ tất toán hợp đồng
  • Quản lý ấn chỉ: quản lý và theo dõi ấn chỉ quan trọng tại các đơn vị trong hệ thống như sổ tiết kiệm có kỳ hạn, sổ tiết kiệm không kỳ hạn, séc, phôi bảo lãnh
  • Quản lý các nghiệp vụ Money market: cho phép quản lý các hoạt động đi vay, đi gửi, nhận vay, nhận gửi giữa ngân hàng với các đối tác tài chính
  • Quản lý hạn mức: hỗ trợ tính năng liên quan đến hạn mức khách hàng, hạn mức user
  • Quản lý tài sản đảm bảo: quản lý cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba
  • Quản lý khách hàng: quản lý hồ sơ khách hàng bao gồm khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân
  • GL/ Accounting: thiết lập hệ thống kế toán và xây dựng định nghĩa hạch toán, cung cấp các bộ sổ kế toán
  • Phân loại nợ và trích lập dự phòng: thực hiện phân loại nợ hàng ngày theo quy định phân loại, thực hiện hạch toán trích lập dự phòng theo định kỳ
  • Quản trị hệ thống: cho phép người quản trị thực hiện các chức năng liên quan đến vận hành và quản trị
  • Quản lý sản phẩm: cho phép định nghĩa và cấu hình các sản phẩm
  • Quản lý phí: cho phép định nghĩa và cấu hình các gói phí
  • Quản lý lãi suất: cho phép định nghĩa và cấu hình các gói lãi suất áp dụng cho các nghiệp vụ tiền gửi, tín dụng
  • Quản lý tích hợp: cung cấp kết nối với các hệ thống nội bộ và các dịch vụ bên ngoài
  • Báo cáo: cung cấp các báo cáo số dư, báo cáo tài khoản, báo cáo cân đối phục vụ nhu cầu vận hành hàng ngày

 

Database Oracle Fpt 1717831616

Ảnh minh họa mô hình chức năng của 1 giải pháp Corebanking

2. Xu hướng phát triển giải pháp Corebanking:

Một số xu hướng quan trọng trong việc triển khai core banking trên thế giới trong những năm gần đây và trong 5 năm tiếp theo bao gồm:

  • Chuyển đổi số và công nghệ mới: Ngân hàng đang tập trung vào chuyển đổi số hóa để cải thiện trải nghiệm khách hàng, tăng cường tính linh hoạt và tăng cường khả năng cạnh tranh. Công nghệ điện toán đám mây giúp ngân hàng tăng cường tính linh hoạt của hệ thống core banking của họ. Điều này cho phép họ mở rộng và co giãn hạ tầng một cách linh hoạt, mở rộng tài nguyên IT theo nhu cầu mà không gặp phải các ràng buộc về phần cứng và cơ sở hạ tầng. Danh sách các ngân hàng đã đưa corebanking lên công nghệ điện toán đám mây:
    • CitiBank: CitiBank đã chuyển đổi hệ thống core banking của mình lên điện toán đám mây với mục tiêu tăng cường tính linh hoạt và hiệu suất.
    • DBS Bank: DBS Bank đã triển khai một giải pháp core banking trên điện toán đám mây với tên gọi “DBS Digibank”, nhằm cung cấp trải nghiệm ngân hàng số tiên tiến cho khách hàng.
    • Santander Bank: Santander Bank đã áp dụng công nghệ điện toán đám mây vào hệ thống core banking của mình để cải thiện khả năng linh hoạt và mở rộng.
    • BBVA: BBVA là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Tây Ban Nha, đã chuyển đổi hệ thống core banking của mình lên điện toán đám mây để tăng cường tính linh hoạt và tiết kiệm chi phí.
    • Standard Chartered Bank: Standard Chartered Bank đã triển khai một giải pháp core banking trên điện toán đám mây để cung cấp dịch vụ ngân hàng số tiên tiến và linh hoạt cho khách hàng của mình.
    • Bank of America: Bank of America đã đưa ra các nỗ lực để chuyển đổi hệ thống core banking của mình lên điện toán đám mây, nhằm cải thiện hiệu suất và giảm chi phí vận hành.
    • HSBC: HSBC cũng đã đưa ra kế hoạch để chuyển đổi hệ thống core banking của mình lên điện toán đám mây, với mục tiêu tăng cường tính linh hoạt và đáp ứng nhanh chóng với nhu cầu thị trường.
  • Tích hợp hệ thống và giao diện mở: Ngân hàng đang chuyển từ các hệ thống core banking monolithic độc lập đến các kiến trúc dựa trên microservices và API mở. Kiến trúc microservice phân tách ứng dụng thành các thành phần độc lập nhỏ, gọi là microservices, mỗi microservice đảm nhận một nhiệm vụ cụ thể trong hệ thống. Mỗi microservice thường được phát triển, triển khai và quản lý độc lập, cho phép các nhóm phát triển làm việc độc lập và linh hoạt hơn. Các microservice giao tiếp với nhau thông qua các API. Vì các microservice độc lập nên khi một microservice gặp sự cố, nó không ảnh hưởng đến các microservices khác, giúp tăng tính ổn định của hệ thống. Ứng dụng kiến trúc này giúp Corebanking kết nối với các dịch vụ bên ngoài, các ứng dụng tiện ích và các hệ thống mới một cách linh hoạt và nhanh chóng. Ảnh minh họa kiến trúc microservice:

C B 2 1715075086

  • Chăm sóc khách hàng tập trung: Core banking không chỉ là về giao dịch nữa, mà còn về việc cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt nhất có thể. Ngân hàng đang đẩy mạnh việc tích hợp các kênh giao tiếp và tương tác với khách hàng, từ các ứng dụng di động đến chatbot và hệ thống tự phục vụ.
  • Khả năng tuỳ chỉnh sản phẩm: Với sự cạnh tranh ngày càng tăng, tính minh bạch của sản phẩm và sự thay đổi liên tục của thị trường, sự nhanh nhẹn và tốc độ thị trường là điều quan trọng để các ngân hàng nắm bắt cơ hội thị trường và mong muốn của người tiêu dùng. Một tính năng chính của Core lõi là bộ công cụ phát triển và tùy chỉnh sản phẩm. Bằng cách sử dụng công cụ phát triển sản phẩm trực quan, các ngân hàng có thể nhanh chóng tạo ra các sản phẩm phù hợp cho từng phân khúc khách hàng, cho phép các ngân hàng xây dựng các sản phẩm độc đáo, phù hợp và nhanh chóng đưa ra thị trường để đạt được lợi thế cạnh tranh.
  • Bảo mật và tuân thủ quy định: Trong bối cảnh tăng cường các mối đe dọa an ninh và yêu cầu tuân thủ quy định ngày càng nghiêm ngặt, việc tích hợp bảo mật cao và cơ chế tuân thủ quy định vào hệ thống core banking trở nên cực kỳ quan trọng.
  • Chú trọng đến phát triển bền vững và xã hội: Một số ngân hàng cũng đang tập trung vào việc tích hợp các nguyên tắc của phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội vào các giải pháp core banking của họ, đồng thời tạo ra giá trị cho cả cộng đồng và môi trường. Ví dụ 
    • Tài chính xanh: Tích hợp các sản phẩm và dịch vụ tài chính xanh vào giải pháp core banking. Điều này bao gồm việc cung cấp các gói vay ưu đãi cho các doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào các dự án bền vững như năng lượng tái tạo, xây dựng xanh và vận chuyển sạch.
    • Hỗ trợ cộng đồng: xây dựng các tính năng trong hệ thống core banking để tự động hóa việc quản lý và theo dõi các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức từ thiện một cách hiệu quả hơn, giúp tăng cường sức mạnh và tầm ảnh hưởng của những nỗ lực này.
Bài viết độc quyền của chuyên gia FPT IS

Tác giả Đỗ Thị Ly – Giám đốc sản phẩm core tài chính Finex

Chia sẻ:
Img Contact

Đăng ký nhận tin tức mới nhất từ FPT IS

    Tôi đồng ý chia sẻ thông tin và đồng ý với Chính sách bảo mật dữ liệu cá nhân