Hệ thống dữ liệu và những điều cần nắm rõ
Hệ thống dữ liệu là một nền tảng lưu trữ và quản lý dữ liệu giúp ích cho hoạt động vận hành, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp, chính phủ trong kỷ nguyên số. Những dữ liệu thô được thu thập và phân tích sẽ đem đến dữ liệu đích và thông tin có giá trị. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hệ thống dữ liệu, vai trò và các yếu tố để đánh giá một nền tảng quản lý dữ liệu tốt.
Xem thêm: Hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu là gì? 13 hệ quản trị CSDL phổ biến
1. Hệ thống dữ liệu là gì?
Hệ thống dữ liệu (Data System) là phương tiện lưu trữ và quản lý dữ liệu dưới nhiều hình thức khác nhau như: số, hình ảnh, video,… Đây là hệ thống cơ bản và cần thiết cho mọi doanh nghiệp để có thể xử lý và quản lý dữ liệu hiệu quả.
Một trong những hệ thống dữ liệu phổ biến nhất hiện nay là hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ (relational database management system), cho phép lưu trữ và xử lý dữ liệu một cách có cấu trúc. Một loại hệ thống dữ liệu khác là hệ thống quản lý dữ liệu (data management system), bao gồm các node được kết nối với mạng lưới và cho phép liên lạc, tích lũy và phân tích dữ liệu.
Hệ thống dữ liệu cũng cung cấp khả năng truyền thông và lưu trữ dữ liệu an toàn, đồng thời đảm bảo quyền riêng tư của người dùng. Trong một số trường hợp, hệ thống dữ liệu kết hợp cả các tính năng của hệ thống quản lý dữ liệu sản phẩm, hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để nhằm nâng cao khả năng phân tích dữ liệu và hỗ trợ các thuộc tính quản lý.
Tham khảo: CDP là gì? Vai trò, quy trình thiết lập CDP cho doanh nghiệp
2. Vai trò của hệ thống dữ liệu
Các dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau cần có một hệ thống quản trị nhằm sắp xếp, phân tích và lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp. Những lợi ích thiết thực nền tảng mang lại gồm:
2.1. Hỗ trợ nhà quản trị ra quyết định
Hệ thống dữ liệu đóng vai trò là nền tảng của trí tuệ doanh nghiệp (Business Intelligence). Hệ thống cho phép các tổ chức, doanh nghiệp thu thập, phân tích và lưu trữ khối lượng dữ liệu khổng lồ từ các nguồn khác nhau.
Dưới sự hỗ trợ từ các công cụ phân tích, trực quan hóa nâng cao, doanh nghiệp sẽ thu được các thông tin có giá trị hỗ trợ các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định. Các nguồn dữ liệu được phân tích phổ biến là hành vi khách hàng, nhu cầu thị trường,…
2.2. Nâng cao hiệu suất làm việc
Hệ thống dữ liệu cho phép tích hợp các nguồn dữ liệu cũng như triển khai hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP. Cách thức làm việc thủ công được thay thế bằng việc chia sẻ các dữ liệu lên nền tảng Internet giúp các tổ chức, doanh nghiệp tự động hóa các quy trình làm việc, nâng cao hiệu suất công việc.
2.3. Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng
Hệ thống quản lý dữ liệu tổng hợp, phân tích dữ liệu khách hàng các khía cạnh: nhân khẩu học, sở thích,… cho phép doanh nghiệp tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa khách hàng. Bên cạnh đó, các nguồn dữ liệu sau khi phân tích có khả năng hỗ trợ doanh nghiệp doanh nghiệp dễ dàng nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, dịch vụ và chiến lược truyền thông phù hợp với khách hàng.
2.4. Tăng sự linh hoạt, đổi mới, tạo lợi thế cạnh tranh
Hệ thống dữ liệu đem đến cho doanh nghiệp nguồn dữ liệu hữu ích, có độ chính xác và tin cậy cao thông qua quá trình phân tích và sàng lọc các dữ liệu thô. Chuyển đổi số dữ liệu là bước nền quan trọng để các tổ chức tiến sâu hơn vào quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp với những thay đổi mang tính bước ngoặt.
Những dữ liệu xoay quanh nhu cầu thị trường giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời các thay đổi nhằm thiết lập kế hoạch phát triển, nâng cấp sản phẩm, dịch vụ kịp thời, phù hợp. Ngoài ra, hệ thống cũng thu thập dữ liệu từ các doanh nghiệp đối thủ, khách hàng nhằm hỗ trợ các nhà quản trị có được những thông tin quan trọng để phát triển mô hình USP (điểm bán hàng độc nhất).
2.5. Hỗ trợ quản lý giáo dục
Với các tổ chức giáo dục, nền tảng quản lý dữ liệu đem đến sự tối ưu trong cách thức quản lý, theo dõi hồ sơ, đánh giá kết quả học tập của từng học sinh. Hệ thống quản lý học tập LMS (Learning Management System) hỗ trợ giáo viên giao bài tập, phân tích khả năng của từng học sinh hoặc tập thể lớp để điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp.
2.6. Kết nối, làm việc trong môi trường số
Hệ thống dữ liệu cho phép các cá nhân làm việc hoàn toàn trên môi trường số thông qua việc phân tích, tổng hợp dữ liệu về một nền tảng chung. Các dữ liệu được phân chia rõ ràng theo từng nhóm trên điện toán đám mây giúp đội ngũ nhân sự dễ dàng truy cập, xem dữ liệu nhanh chóng từ bất cứ đâu.
Xem thêm: Customer 360 là gì? Lợi ích và thách thức khi triển khai
3. 7 yếu tố của một nền tảng quản lý dữ liệu tốt
Một nền tảng quản lý dữ liệu tốt cần đáp ứng được các yếu tố dưới đây:
Khả năng tích hợp và làm sạch dữ liệu
Hệ thống quản lý dữ liệu phải có khả năng tích hợp và kết hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn sắp xếp trật tự dữ liệu có thể đã được lưu trữ trong máy chủ, cơ sở dữ liệu hoặc hệ thống cũ của bạn và tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Hệ thống cũng phải có khả năng làm sạch dữ liệu. Điều này rất quan trọng để đảm bảo dữ liệu của bạn chính xác, nhất quán và có thể được sử dụng cho nhiều mục đích kinh doanh khác nhau, chẳng hạn như báo cáo hoặc phân tích. Khả năng làm sạch dữ liệu của hệ thống quản lý dữ liệu mang lại sự tin cậy rằng dữ liệu bạn đang lưu trữ là chính xác, nhất quán và đáng tin cậy.
Khả năng bảo mật và lưu trữ
Hệ thống dữ liệu sẽ lưu trữ các thông tin, dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp, vì vậy, khả năng bảo mật, lưu trữ dữ liệu an toàn là yếu tiêu chí cơ bản của một nền tảng quản lý dữ liệu tốt. Hệ thống cần có các quy định về thời gian lưu trữ, khả năng phòng chống các truy cập trái phép từ bên ngoài cũng như giả mạo dữ liệu.
Khả năng báo cáo theo thời gian thực chính xác
Hệ thống quản lý dữ liệu của doanh nghiệp cần có khả năng xử lý và báo cáo dữ liệu nhanh chóng. Các công cụ trực quan hóa dữ liệu hỗ trợ nền tảng xác định dữ liệu quan trọng. Các báo cáo này cho phép doanh nghiệp tùy chỉnh, lọc, xem dữ liệu theo phạm vi, nguồn, thời gian,… từ đó doanh nghiệp có thể truy cập dữ liệu nhanh chóng và đưa quản trị ra quyết định kinh doanh chính xác.
Phân tích dữ liệu tự động
Hệ thống dữ liệu tích hợp tính năng phân tích dữ liệu tự động hoặc trực quan hóa dữ liệu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát hiện xu hướng, xác định dữ liệu quan trọng. Các dự liệu được tự động sắp xếp và phân tích theo nhóm sẽ tối ưu thời gian xử lý thông tin của doanh nghiệp.
Giao diện nền tảng thân thiện với người sử dụng
Một nền tảng quản trị dữ liệu có giao diện bắt mắt, dễ sử dụng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian chuyển đổi, đào tạo nhân viên trong quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp. Hệ thống quản lý dữ liệu nên có thiết kế hiện đại, trực quan, các công cụ được sắp xếp khoa học.
Khả năng dữ liệu thời gian thực
Dữ liệu thời gian thực (Realtime Data) là những giữ liệu không lưu trữ hoặc lưu trữ được cung cấp cho người dùng cuối ngay khi vừa thu thập. Độ trễ của dữ liệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như băng thông, cơ sở hạ tầng,… của nền tảng dữ liệu. Vì vậy, một nền tảng quản trị dữ liệu tốt cần có tốc độ xử lý thông tin nhanh chóng.
Khả năng lưu trữ dữ liệu
Khả năng lưu trữ dữ liệu của nền tảng cho phép doanh nghiệp lưu trữ khối lượng dữ liệu thông tin theo nhu cầu. Hệ thống quản trị dữ liệu nên có nhiều tùy chọn lưu trữ khác nhau, có khả năng mở rộng khi cần thiết.
Tùy vào nhu cầu, quy mô và khả năng tài chính của doanh nghiệp, các nhà quản trị sẽ lựa chọn các nền tảng quản trị có khả năng lưu trữ phù hợp, đáp ứng được các tiêu chí đã đưa ra.
Tham khảo: Customer Churn là gì? Cách quản lý và giảm thiểu Customer Churn
4. FPT.dPlat – Nền tảng tích hợp, quản lý và khai thác dữ liệu hiệu quả
FPT.dPlat là nền tảng được phát triển bởi FPT IS – đơn vị tổng thầu của nhiều dự án công nghệ thông tin lớn tại Việt Nam với hơn 2.700 chuyên gia có trình độ chuyên sâu. Đây là nền tảng dữ liệu hiện đại dựa trên công nghệ dữ liệu lớn, đem đến doanh nghiệp nền tảng toàn diện trong thu thập, quản lý, khai thác và khai phá dữ liệu không giới hạn ở bất kỳ loại hình dữ liệu nào, quy mô dữ liệu lớn ra sao, tần suất xử lý nhanh tới mức nào.
Đội ngũ tư vấn, triển khai giàu kinh nghiệm của FPT IS sẵn sàng cùng khách hàng xây dựng những giải pháp giá trị, giúp triển khai những hệ thống dữ liệu hoạt động hiệu quả, biến “cát” thành “vàng”.
Phần mềm quản lý dữ liệu FPT.dPlat thúc đẩy việc quản trị dữ liệu hiệu quả, tức thời với kiến trúc kết cấu dữ liệu mở, đa tầng, giúp đơn giản hóa và tự động hóa việc thu thập, tổ chức và phân tích dữ liệu, tăng tốc độ khai thác thông tin và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong toàn bộ hoạt động của tổ chức.
Điểm nổi bật của FPT.dPlat:
- Kiến trúc đa tầng, mở: Hỗ trợ đa dạng nguồn dữ liệu, đa dạng công nghệ xử lý, dễ dàng mở rộng và tích hợp với các hệ thống khác.
- Khả năng lưu trữ linh hoạt: Lưu trữ dữ liệu có cấu trúc, không cấu trúc và bán cấu trúc, đáp ứng nhu cầu lưu trữ đa dạng của doanh nghiệp.
- Khả năng xử lý dữ liệu hiệu quả: Hỗ trợ xử lý dữ liệu theo lô, theo dòng và theo thời gian thực, đáp ứng nhu cầu xử lý dữ liệu đa dạng của doanh nghiệp.
- Công cụ phân tích dữ liệu mạnh mẽ: Cung cấp nhiều công cụ phân tích dữ liệu, bao gồm phân tích dữ liệu, học máy, trực quan hóa dữ liệu, giúp doanh nghiệp khai thác tối đa giá trị từ dữ liệu.
- Bảo mật dữ liệu: Đảm bảo an toàn dữ liệu với nhiều tính năng bảo mật tiên tiến.
Những use case ứng dụng nền tảng FPT.dPlat nổi bật:
- Customer360: Xây dựng bộ Feature tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp khắc họa thông tin khách hàng rõ nét, đa chiều theo các nhóm thông tin: định danh, thông tin tài chính, lịch sử giao dịch,…
- Dự báo Next Best Offer: Ứng dụng nhiều cho các sản phẩm của ngân hàng (thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ,…). Chuyển đổi mô hình bán hàng theo hướng lấy khách hàng làm trọng tâm, nâng cao trải nghiệm khách hàng.
- Reactive Customer: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng từ dữ liệu khách hàng sẵn có của doanh nghiệp, kích thích khách hàng đúng cách bằng cách đưa các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu khách hàng.
Các bài viết liên quan:
- Quản lý dữ liệu là gì? Phương pháp quản lý dữ liệu hiệu quả
- Kho dữ liệu (Data warehouse) là gì? Chi tiết về kho dữ liệu chỉ trong 5 phút
Dữ liệu là một phần quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số của bất kỳ tổ chức nào. Đó là nguồn tài nguyên quan trọng mà doanh nghiệp nên và phải tận dụng để tạo lợi thế cho mình. Hệ thống dữ liệu tốt giúp doanh nghiệp biến các dữ liệu thô trở nên có giá trị, lưu trữ các thông tin quan trọng an toàn. Một nền tảng quản trị dữ liệu tốt nên được triển khai bởi những đơn vị uy tín, có kinh nghiệm dày dặn.
FPT IS hy vọng sẽ trở thành đối tác đáng tin cậy của quý doanh nghiệp khi tiến hành thiết lập nền tảng khai thác dữ liệu và bước vào quá trình chuyển đổi số. Doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu thêm vui lòng để lại thông tin TẠI ĐÂY để được đội ngũ chuyên gia FPT IS liên hệ và tư vấn.