Kiểm toán năng lượng là gì? Lợi ích và quy trình thực hiện
Kiểm toán năng lượng là quá trình bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện nếu thuộc nhóm cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo Nghị định 21/2011/NĐ-CP. Đây là quá trình kiểm tra, khảo sát và phân tích năng lượng trong một hệ thống hoặc quá trình nhằm mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Nhiều lợi ích doanh nghiệp, tổ chức có thể đạt được khi thực hiện quá trình kiểm toán năng lượng như:
- Giảm tiêu thụ năng lượng tại hệ thống sản xuất, sinh hoạt, tiết kiệm năng lượng.
- Xác định được các cơ hội tiết kiệm và cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng.
- Khẳng định doanh nghiệp hoạt động theo quy định pháp luật.
- Giảm ô nhiễm, phát thải, cải thiện chất lượng cuộc sống xã hội.
Xem ngay: Chuyển đổi xanh là gì? Áp dụng chuyển đổi xanh vào doanh nghiệp
1. Tìm hiểu về kiểm toán năng lượng
Dưới đây là một số thông tin về kiểm toán năng lượng mà bạn cần biết
1.1 Kiểm toán năng lượng là gì?
Kiểm toán năng lượng là một trong những nhiệm vụ đầu tiên doanh nghiệp cần thực hiện để hoàn thành chương trình kiểm soát năng lượng.
Đây là hoạt động kiểm tra, khảo sát và phân tích các dòng năng lượng để bảo tồn năng lượng trong một quá trình, hệ thống hoặc cả một tòa nhà, một hệ thống hoặc quá trình. Mục đích để giảm số lượng đầu vào năng lượng vào hệ thống mà không ảnh hưởng đến đầu ra.
Tham khảo: ESG là gì? Tiêu chuẩn, chiến lược và quy trình lập báo cáo ESG
1.2 Những doanh nghiệp nào cần thực hiện?
Những đơn vị bắt buộc phải thực hiện kiểm toán năng lượng đều thuộc nhóm sử dụng năng lượng trọng điểm theo Nghị định 21/2011/NĐ-CP, bao gồm:
- Cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, đơn vị vận tải có tiêu thụ năng lượng tổng cộng trong một năm quy đổi ra một nghìn tấn dầu tương đương (1000 TOE) trở lên.
- Các công trình xây dựng được dùng làm trụ sở, văn phòng làm việc, nhà ở; cơ sở giáo dục, y tế, vui chơi giải trí, thể dục, thể thao; khách sạn, siêu thị, nhà hàng, cửa hàng có tiêu thụ năng lượng tổng cộng trong một năm quy đổi ra năm trăm tấn dầu tương đương (500 TOE) trở lên.
Xem thêm: Tài chính xanh là gì? Thực trạng về đầu tư xanh tại Việt Nam và thế giới
1.3. Các quy định về kiểm toán năng lượng
Một số văn bản pháp luật quy định về kiểm toán năng lượng doanh nghiệp có thể tham khảo:
- Luật số 50/2010/QH12: Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
- Nghị định 21/2011/NĐ-CP: Quy định về biện pháp thi hành luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Nghị định 73/2011/NĐ/CP: Quy định xử phạt vi phạm hành chính về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
- Thông tư 09/2012/TT-BCT: Quy định về lập kế hoạch, báo cáo thực hiện các kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
- Thông tư 19/2016/TT-BCT: Quy định mức tiêu hao năng lượng trong công nghiệp sản xuất bia, nước giải khát.
- Thông tư 20/2016/TT-BCT: Quy định mức tiêu hao năng lượng trong công nghiệp thép.
- Thông tư 38/2016/TT-BCT: Quy định mức tiêu hao năng lượng trong công nghiệp nhựa.
- Thông tư 25/2020/TT-BCT: Quy định về lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; thực hiện kiểm toán năng lượng
Xem thêm: Tín chỉ carbon là gì? Thị trường mua bán tín chỉ carbon hiện nay
2. Lợi ích khi doanh nghiệp thực hiện kiểm toán năng lượng?
Lợi ích kiểm toán năng lượng mang lại cho doanh nghiệp là rất lớn, có thể kể đến như:
- Là bước đi đầu tiên và quan trọng giúp doanh nghiệp triển khai các dự án tiết kiệm năng lượng một cách khoa học, hiệu quả.
- Giảm bớt ô nhiễm, phát thải, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
- Tiền đề cho các hoạt động tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đảm bảo doanh nghiệp hoạt động theo quy định pháp luật.
- Giảm chi phí sản phẩm, chi phí năng lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Tham khảo: Tăng trưởng xanh là gì? Thực trạng và Giải pháp
3. Quy trình thực hiện kiểm toán năng lượng
Tùy thuộc vào kích cỡ thiết bị cần kiểm toán, phạm vi công tác đề xuất mà quy trình thực hiện kiểm toán năng lượng sẽ khác nhau. Nhưng thông thường, công tác kiểm toán sẽ trải qua các bước sơ bộ sau:
- Bước 1 – Lập kế hoạch dự án: Xác lập các mục đích kiểm toán, phân chia nhà máy thành phòng ban, trung tâm hạch toán riêng. Lựa chọn thành viên phù hợp cho đội kiểm toán và giao nhiệm vụ, chuẩn bị thiết bị đo lường cần thiết.
- Bước 2 – Khảo sát: Khảo sát sơ bộ khả năng vận hành của dây chuyền sản xuất.
- Bước 3 – Thu thập dữ liệu: Thu thập số liệu về quá trình sản xuất và tiêu thụ năng lượng từ từng phòng ban và trung tâm hạch toán (như hóa đơn, báo cáo tiêu thụ năng lượng tháng gần nhất của nhà máy).
- Bước 4 – Vận hành thử nghiệm: Vận hành các thiết bị để thu thập thêm dữ liệu về thiết bị tại nơi sản xuất.
- Bước 5 – Tính toán cân bằng năng lượng & hiệu suất.
- Bước 6 – Nhận dạng các cơ hội tiết kiệm năng lượng:
- Nhận dạng thủ tục quản lý năng lượng cần cải thiện ở đâu.
- Nhận dạng quy trình vận hành và bảo dưỡng cần cải thiện ở đâu.
- Nhận dạng các cải thiện chi phí nhỏ, tính toán tiềm năng tiết kiệm năng lượng.
- Nhận dạng các cải thiện chi phí lớn, tính toán chi phí và tiềm năng tiết kiệm năng lượng.
- Bước 7 – Chuẩn bị báo cáo cho ban lãnh đạo, bao gồm thực tế và những đề xuất.
Các bài viết liên quan:
- Kinh tế xanh là gì? Thực trạng và giải pháp phát triển tương lai
- Carbon neutral là gì? Lợi ích và thách thức cho doanh nghiệp
Kiểm toán năng lượng và kiểm kê khí nhà kính là quy trình không thể thiếu giúp doanh nghiệp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Trong tương lai, việc tiếp tục tập trung vào kiểm toán năng lượng và phát thải khí nhà kính sẽ rất quan trọng trong các hoạt động quản lý năng lượng bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về giải pháp kiểm kê khí nhà kính, vui lòng để lại thông tin liên hệ để FPT IS tư vấn và demo chi tiết.