ESG là gì? Tiêu chuẩn, chiến lược và 7 bước lập báo cáo ESG

ESG là gì? Tiêu chuẩn, chiến lược và 7 bước lập báo cáo ESG

ESG là gì? Đây là một thuật ngữ được xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2004. Trong bối cảnh hiện tại, ESG có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Để giúp bạn đọc hiểu sâu hơn về tập hợp tiêu chuẩn ESG, FPT IS mời bạn theo dõi bài viết sau.

Xem thêm: Chuyển đổi xanh là gì? Áp dụng chuyển đổi xanh vào doanh nghiệp

1. ESG là gì?

ESG là tập hợp 3 tiêu chuẩn đánh giá & đo lường các yếu tố về phát triển bền vững và ảnh hưởng của một doanh nghiệp đến cộng đồng xung quanh. ESG là viết tắt của từ:

  • E – Environmental (Môi trường)
  • S – Social (Xã hội)
  • G – Governance (Quản trị)

Đây không chỉ là một thước đo giúp thu hút các nhà đầu tư, thương hiệu mà còn là chiến lược dài hạn giúp doanh nghiệp ngày càng thu hút được nhiều người tiêu dùng dịch vụ/sản phẩm.

Hiện nay, các nhà đầu tư ngày càng cân nhắc các yếu tố phi tài chính này nhiều hơn, trước khi đầu tư vào 1 doanh nghiệp. Bởi một chiến lược ESG đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt các rủi ro môi trường, xã hội và quản trị tiềm ẩn, đạt được thành công lâu dài và bền vững.

esg có nghĩa là gì
ESG là thước đo đánh giá sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và sự ảnh hưởng đến cộng đồng xung quanh

2. Lợi ích của ESG đối với doanh nghiệp

Phát triển bền vững ESG giúp đánh giá khả năng của công ty trong việc giải quyết các thách thức lớn của thời đại, bao gồm:

  • Biến đổi khí hậu
  • Suy thoái môi trường
  • Bất bình đẳng xã hội
  • Chênh lệch giàu nghèo

Doanh nghiệp ESG là gì? Là tất cả doanh nghiệp quan tâm đến các vấn đề ESG, có chiến lược để đạt chứng chỉ ESG. Từ đó sẽ nhận được nhiều lợi ích vượt mong đợi:

  • Thu hút các quỹ đầu tư theo tiêu chuẩn ESG 
  • Nâng cao hiệu quả hoạt động
  • Tăng cường uy tín thương hiệu, thiện cảm khách hàng, nhân viên
  • Xây dựng mối quan hệ bền vững với cộng đồng
  • Giảm thiểu rủi ro và chi phí hoạt động
esg là gì
Doanh nghiệp esg là gì? ESG mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp

3. Đầu tư ESG (esg investing) là gì?

Đầu tư ESG (ESG investing) hay còn gọi là đầu tư có trách nhiệm với xã hội của doanh nghiệp (CSR), đầu tư tác động, hoặc đầu tư bền vững) là phương pháp đầu tư dựa trên 3 chỉ số ESG: môi trường (Environmental), xã hội (Social) và quản trị (Governance), tập trung vào những doanh nghiệp hoặc quỹ đầu tư có chỉ số ESG cao.

ESG là tiêu chí cốt lõi của PRI (viết tắt của Principles for Responsible Investment) là mạng lưới được hỗ trợ bởi Liên hợp quốc quốc tế bao gồm các tổ chức tài chính cùng thực hiện hoạt động đầu tư có trách nhiệm.

PRI cung cấp các công cụ, hướng dẫn và hỗ trợ cho các nhà đầu tư để tích hợp ESG vào các quyết định đầu tư của họ, đồng thời thúc đẩy nghiên cứu và phát triển về ESG

Nhà đầu tư ESG tin rằng các công ty có hoạt động kinh doanh bền vững và có trách nhiệm với cộng đồng sẽ có khả năng phát triển tốt hơn trong dài hạn. Việc đầu tư vào các công ty ESG có thể mang lại lợi nhuận cao hơn so với các công ty không có chiến lược ESG.

đầu tư esg là gì
Đầu tư ESG là phương pháp đầu tư bền vững

4. Thực trạng ESG tại Việt Nam

Câu chuyện ESG đã xuất hiện cách đây 20 năm ở thế giới. Còn về thực tiễn ESG trong doanh nghiệp tại Việt Nam, tỷ lệ doanh nghiệp quan tâm đến chiến lược ESG chỉ đếm trên đầu ngón tay tính trong tổng số các doanh nghiệp. Quá trình thực hành ESG còn nhiều khó khăn phía trước và đây cũng chính là vấn đề lớn của các doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại.

Một khảo sát của PwC Việt Nam gần đây cũng đã chỉ ra rằng, trong tổng số doanh nghiệp tham gia khảo sát thì hầu hết đều đang thiếu kiến thức về thực hành ESG, số còn lại cho biết vẫn đang trong giai đoạn lập kế hoạch ESG trong 2-4 năm tới.

 

 

esg tại việt nam
Thực trạng thực hiện ESG của doanh nghiệp tại Việt Nam và châu Á Thái Bình Dương

Xem thêm: Tín chỉ carbon là gì? Thị trường mua bán tín chỉ carbon hiện nay

5. Tiêu chuẩn ESG là gì? Chi tiết các thành phần

Tiêu chuẩn ESG là công cụ đánh giá mức độ thực hành của doanh nghiệp dựa trên cam kết và hành động của họ trong việc bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

5.1. Môi trường

Trong bộ tiêu chuẩn ESG, khía cạnh môi trường được đo lường dựa trên 4 yếu tố, bao gồm:

Biến đổi khí hậu 

Doanh nghiệp được đánh giá dựa trên lượng khí thải nhà kính (KNK) phát thải từ hoạt động kinh doanh của họ. Điều này dựa trên cam kết và hành động của doanh nghiệp trong việc giảm thiểu lượng khí thải KNK và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Năng lượng 

ESG sẽ đánh giá doanh nghiệp dựa trên mức độ tiêu thụ năng lượng cho một đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ, tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo trong tổng lượng năng lượng tiêu thụ. Hoặc sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên như gió,… để giảm thiểu tình trạng cạn kiệt năng lượng.

Tài nguyên thiên nhiên 

Để có điểm số ESG (ESG score) cao ở mục này, doanh nghiệp cần phải có đầy đủ giấy tờ cấp phép những tài nguyên thiên nhiên đang sử dụng. Đồng thời thực hiện các hành động thực tế để khôi phục các khu vực ô nhiễm, hay nghiên cứu và triển khai các công nghệ mới tự tạo tài nguyên.

Xử lý và tái chế chất thải 

Mục này được đo lường dựa trên loại hình chất thải phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải y tế, v.v. Cùng với đó, là phương pháp quản lý chất thải của doanh nghiệp như tái sử dụng, tái chế, ủ phân, đốt cháy, v.v.

báo cáo esg
Doanh nghiệp sử dụng năng lượng tự nhiên giúp tiết kiệm năng lượng và nguồn tài nguyên thiên nhiên

5.2. Xã hội

Tiêu chuẩn xã hội trong ESG đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tác động của doanh nghiệp đối với xã hội và cộng đồng, bao gồm 4 yếu tố chính:

Quyền riêng tư và bảo mật

Để thực hiện tiêu chí này, doanh nghiệp cần đảm bảo tuyệt đối không tiết lộ thông tin cá nhân, phải cam kết có biện pháp bảo vệ dữ liệu của các thành viên thuộc tổ chức. Cần phải hỏi ý kiến họ trước khi muốn thu thập, sử dụng dữ liệu cá nhân vào mục đích chung.

Tính đa dạng, công bằng và hòa nhập

Dựa theo Luật Lao động, ESG sẽ đánh giá doanh nghiệp dựa trên sự đa dạng về giới tính, độ tuổi, chủng tộc, tôn giáo, v.v. trong lực lượng lao động của doanh nghiệp. Đặc biệt, doanh nghiệp không được phân biệt đối xử giới tính, tất cả đều được công bằng về mọi mặt.

Môi trường làm việc an toàn

Doanh nghiệp cần đánh giá và kiểm soát các rủi ro môi trường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn của người lao động, ví dụ như ô nhiễm môi trường, tiếng ồn, v.v. Đồng thời tuân thủ các quy định về an toàn lao động, cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ cho người lao động,… 

Điều kiện làm việc

ESG sẽ đánh giá doanh nghiệp dựa trên Luật Pháp Việt Nam về mức độ đảm bảo các quyền lợi cho người lao động như lương thưởng, điều kiện làm việc, an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, v.v.

tiêu chuẩn esg
Môi trường làm việc an toàn là cách doanh nghiệp tạo giá trị cho cộng đồng

5.3. Quản trị doanh nghiệp

Tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp trong ESG đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động và mức độ minh bạch của doanh nghiệp, bao gồm 3 yếu tố chính:

Công bố báo cáo ESG

Doanh nghiệp thực hiện theo tiêu chuẩn ESG cần thực hiện việc công bố thông tin công khai với các loại báo cáo tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, chính sách cho người lao động,…

Chống hối lộ và tham nhũng

Doanh nghiệp cần công khai, minh bạch trong cách quản trị và vận hành, không nhận hối lộ từ cấp dưới,… ESG sẽ đánh giá theo luật Phòng chống hối lộ & tham nhũng – luật Hình sự của Việt Nam.

Tính đa dạng và hòa nhập của hội đồng quản trị

Tiêu chí ESG này đánh giá sự đa dạng về nguồn gốc của các thành viên trong hội đồng quản trị về giới tính và lý lịch.

esg in vietnam
Thực hiện quản trị doanh nghiệp tốt để đạt điểm ESG cao

6. Chiến lược triển khai ESG – Hướng dẫn từng bước

Để triển khai hiệu quả chiến lược ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị), doanh nghiệp có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Đảm bảo sự cam kết của tất cả các cấp trong tổ chức

ESG là một thuật ngữ rộng và có thể không dễ hiểu với tất cả mọi người. Do đó để có sự đồng thuận của các cấp tổ chức, bạn phải đứng ra giải thích ý nghĩa thực tế của việc theo đuổi mô hình ESG.

Quan trọng nhất là các lãnh đạo cấp cao, hãy làm cho họ hiểu chính xác thành công của chiến lược ESG sẽ như thế nào và có tác động tích cực gì. Một khi cấp lãnh đạo đã cam kết với tầm nhìn ESG, bạn sẽ dễ dàng giành được sự ủng hộ từ các cấp khác trong công ty.

chỉ số esg
Sự đồng lòng của các cấp tổ chức doanh nghiệp giúp chiến lược ESG thành công

Bước 2: Lựa chọn khung ESG phù hợp

Sử dụng khung ESG giúp doanh nghiệp đánh giá rủi ro ESG (ESG risk rating) trong giao tiếp và báo cáo các thành tựu và tiến bộ về ESG đến cộng đồng và các bên liên quan khác.

Tùy vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà bạn lựa chọn các khung ESG khác nhau. Nếu cần, hãy tìm một đơn vị tư vấn chuyên nghiệp về ESG để được tư vấn lựa chọn khung ESG phù hợp.

esg vietnam
Lựa chọn khung ESG phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp

Bước 3: Đánh giá hiện trạng ESG 

Thu thập thông tin hiện tại của doanh nghiệp về các khía cạnh ESG dựa trên các khung báo cáo ESG chuẩn quốc tế như GRI Standards, SASB Standards, GHG Protocol,…

Để giúp doanh nghiệp thể hiện tính cam kết của mình đối với các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hiệp Quốc (UN) và hòa nhập vào xu hướng toàn cầu của môi trường kinh doanh xanh.

FPT IS cung cấp giải pháp kiểm kê khí thải VertZéro số hóa toàn diện quy trình thu thập dữ liệu môi trường, tính toán, quản lý, tạo báo cáo khí thải và theo dõi tiến trình thực hiện cam kết, đảm bảo các quy chuẩn quốc tế.

báo cáo esg là gì
Giải pháp kiểm kê khí nhà kính VertZéro

Bước 4: Xác định các cơ hội cải thiện và đánh giá tính trọng yếu

Bạn cần xem xét mức độ quan trọng của các cơ hội cải thiện ESG với hoạt động kinh doanh của công ty và với các bên liên quan khác. Bằng cách lập một ma trận tính trọng yếu ESG, sẽ giúp bạn có một hình dung trực quan hơn về mức độ quan trọng của các cơ hội cải thiện ESG.

Từ đó, bạn có thể quyết định thực hiện cải tiến nào trước, tùy thuộc vào ngân sách cho chương trình ESG của doanh nghiệp.

tiêu chuẩn esg là gì
Ma trận tính trọng yếu ESG

Bước 5: Xác định mục tiêu ESG của doanh nghiệp

  • Xác định mục tiêu ESG cụ thể, đo lường được, khả thi, liên quan và có thời hạn (SMART) cho doanh nghiệp.
  • Phát triển tầm nhìn ESG dài hạn để hướng dẫn các hoạt động của doanh nghiệp.

Bước 6: Lên kế hoạch chiến lược ESG

  • Xác định các sáng kiến ​​và hành động cụ thể để đạt được mục tiêu ESG.
  • Phân bổ trách nhiệm và nguồn lực cho từng sáng kiến.
  • Lập kế hoạch thời gian và ngân sách cho việc triển khai chiến lược ESG.

Bước 7: Triển khai kế hoạch, đánh giá và theo dõi kết quả

Triển khai và theo dõi: 

  • Triển khai các sáng kiến ​​và hành động ESG đã được lên kế hoạch.
  • Theo dõi tiến độ và hiệu quả của các hoạt động ESG.
  • Thu thập dữ liệu và báo cáo về hiệu quả ESG.

Đánh giá và cải tiến:

  • Đánh giá định kỳ hiệu quả của chiến lược ESG.
  • Xác định các điểm cần cải thiện và thực hiện điều chỉnh cho phù hợp.
  • Cập nhật chiến lược ESG để phù hợp với những thay đổi trong môi trường kinh doanh và các yêu cầu của bên liên quan.

 

doanh nghiệp esg là gì
Triển khai kế hoạch thực hiện ESG của doanh nghiệp

Xem thêm: Net zero là gì? Tầm quan trọng của phát thải ròng bằng 0

7. Khung báo cáo ESG

Báo cáo ESG tương tự như báo cáo tài chính doanh nghiệp, tuy nhiên, thay vì báo cáo số liệu kế toán, tài chính, doanh nghiệp cần báo cáo các số liệu liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp. 

Bộ khung báo cáo phát triển bền vững ESG là tập hợp các hướng dẫn, tiêu chuẩn giúp tạo ra bản báo cáo 1 cái một cách rõ ràng, có cấu trúc và có thể hành động. Khung báo cáo này giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng lên được báo cáo, minh bạch hơn với cách bên liên quan và luôn tuân thủ các yêu cầu báo cáo cơ bản bắt buộc.

Một số khung báo cáo phát triển bền vững hiện nay mà doanh nghiệp nên tham khảo sử dụng có thể kể đến là:

  • GHG Protocol – Kiểm kê phát thải khí nhà kính
  • GRI (Global Reporting Initiative – Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu)
  • SASB (Sustainability Accounting Standards Board – Hội đồng Chuẩn mực Kế toán phát triển bền vững)
  • IFRS Sustainability Disclosure Standards
  • UN Global Compact.
  • IIRC (International Integrated Reporting Council – Hội đồng Báo cáo Tích hợp Quốc tế)

8. Hướng dẫn lập báo cáo ESG cho doanh nghiệp

Báo cáo ESG (ESG report) giúp doanh nghiệp thể hiện tính cam kết về phát triển bền vững, đồng thời nâng cao uy tín và thương hiệu của mình.

8.1. Báo cáo ESG là gì?

Báo cáo ESG là hồ sơ, tài liệu doanh nghiệp sử dụng để thể hiện, trình bày cho các bên liên quan như nhà đầu tư, khách hàng,… về các hoạt động, kế hoạch nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và có những đóng góp cho cộng đồng theo tiêu chuẩn ESG.

8.2. Thời điểm lập báo cáo

Thời điểm lập báo cáo ESG có thể linh hoạt tùy theo nhu cầu và mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên lập báo cáo doanh nghiệp định kỳ hàng năm hoặc hàng quý để cập nhật thông tin về hoạt động của mình cho các bên liên quan.

esg report là gì
Báo cáo ESG của doanh nghiệp FPT năm 2022

8.3. Quy trình thực hiện báo cáo ESG

Quy trình thực hiện báo cáo ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) có thể được chia thành các bước sau:

  • Xác định mục tiêu, phạm vi: Mục tiêu có thể là để thu hút nhà đầu tư, nâng cao uy tín thương hiệu,… Phạm vi là để bạn xác định chọn một khía cạnh trong 3 tiêu chuẩn ESG.
  • Thu thập số liệu: Tiến hành thu thập dữ liệu, số liệu liên quan đến ESG trong phạm vi đã xác định. Dữ liệu này có thể từ nhiều hoạt động, chương trình khác nhau từ các phòng ban nội bộ.
  • Xác minh thông tin: Doanh nghiệp cần kiểm tra lại các thông tin trước khi phân tích.
  • Phân tích, sắp xếp thông tin: Nhân sự đảm nhiệm phân tích, sắp xếp thông tin cho phù hợp vào trong báo cáo ESG.
  • Cam kết: Doanh nghiệp cần cam kết các những điều doanh nghiệp muốn đạt được trong việc thực hiện ESG.
  • Soạn thảo, phê duyệt và công bố: Báo cáo cần được công bố trên trang web của doanh nghiệp và gửi cho các bên liên quan.

9. FPT IS – Chuyên gia tư vấn lộ trình thực hành ESG

Đồng hành cùng Chính phủ, doanh nghiệp trong lộ trình hiện thực mục tiêu Net Zero năm 2050, FPT IS đang tích cực đầu tư nghiên cứu và hợp tác cùng các chuyên gia, cố vấn đầu ngành về giải pháp chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp. Công ty đang tập trung phát triển hai giải pháp chiến lược gồm: Giải pháp kiểm kê khí nhà kính (VertZéro) và báo cáo ESG.

Giải pháp kiểm kê khí nhà kính (VertZéro) 

Trước thực trạng biến đổi khí hậu đang ngày một “nghiêm trọng”, doanh nghiệp Việt đang phải chạy đua với cuộc cách mạng chuyển đổi xanh nền kinh tế. Giải pháp VertZéro ra đời giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian tìm hiểu, nhập cuộc đua Net-Zero toàn cầu với các tính năng:

  • Quản lý dữ liệu phát triển bền vững
  • Theo dõi khí thải tự động
  • Kết hợp mục tiêu và dữ liệu bền vững vào mọi quyết định
  • Công cụ ước tính thuế Carbon
  • Thị trường chứng chỉ Carbon

Giải pháp Báo cáo ESG

Dựa trên đặc thù hoạt động kinh doanh, FPT IS lựa chọn một số tiêu chuẩn của GRI Standards và 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc, để tham chiếu khi xác định các vấn đề trọng yếu của doanh nghiệp.

Cùng với đó là chương trình hành động nhằm mang đến những giá trị cao nhất cho các bên liên quan cũng như đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững của Tập đoàn nói riêng và đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế.

chỉ số esg là gì
FPT IS song hành cùng Chính phủ, doanh nghiệp tận dụng hiệu quả công nghệ, phát triển bền vững

Những bài viết liên quan:

Sau khi đọc bài viết trên, chắc hẳn bạn đã giải đáp được thắc mắc ESG là gì. FPT IS hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp những doanh nghiệp đang có chiến lược thực hiện ESG có lộ trình triển khai rõ ràng hơn. Từ đó hỗ trợ Chính phủ nhanh chóng đạt mục tiêu cam kết đến năm 2030 giảm phát thải 15,8% bằng nguồn lực trong nước.

Chia sẻ:
Img Contact

Đăng ký nhận tin tức mới nhất từ FPT IS

    Tôi đồng ý chia sẻ thông tin và đồng ý với Chính sách bảo mật dữ liệu cá nhân