Ngành bất động sản với các giải pháp và công nghệ hỗ trợ tương lai kỹ thuật số
Công nghệ và quá trình số hóa đang làm thay đổi nhiều ngành/lĩnh vực kinh tế. Ngành Bất động sản (BĐS) cũng không nằm ngoài xu thế đó, với những tiến bộ công nghệ mới đang ảnh hưởng trực tiếp đến ngành này.
Một số tác động chính của công nghệ đến lĩnh vực BĐS có thể kể đến:
- Thay đổi thói quen và quy trình mua sắm của khách hàng: xu hướng mới là khách hàng tự tìm kiếm các sản phẩm BĐS theo nhu cầu, trước khi liên hệ các đơn vị môi giới bán hàng. Do đó các phương thức tiếp cận khách hàng cũng cần thay đổi. Các hình thức telesales, ấn phẩm truyền thống dần được thay thế bằng hình thức digital marketing, giúp doanh nghiệp (DN) tiếp cận trực tiếp đến người mua có nhu cầu.
- Thay đổi trong trải nghiệm khách hàng với sản phẩm: Thực tế ảo giúp người mua nhà có thể trải nghiệm không gian nhà ở, văn phòng từ xa thay vì phải đến công trình. Quá trình số hóa các giao dịch, tài liệu cho phép khách hàng, người sử dụng dịch vụ tương tác với người bán, người cung cấp dịch vụ hoàn toàn không cần gặp mặt trực tiếp và loại bỏ các quy trình thủ công, giấy tờ tốn kém thời gian.
46% các công ty BĐS cho rằng việc theo kịp công nghệ là một trong những thách thức lớn mà họ phải đối mặt 2 năm tới. Theo đuổi và thực hiện hoạt động chuyển đổi số là mục tiêu của các DN nhằm tận dụng tối đa công nghệ và thời cơ để phát triển.
Lộ trình và mục tiêu chuyển đổi số
Để bắt đầu quá trình chuyển đổi này, mỗi DN cần xác định vị thế của họ để có các hướng đầu tư và lộ trình thực hiện phù hợp. 4 mức độ chuyển đổi số của các DN trong ngành như sau:
Theo mức độ của quá trình chuyển đổi số, các DN trong ngành lựa chọn hướng đến và đạt những mục tiêu khác nhau theo từng giai đoạn. Trong đó, những mục tiêu chính bao gồm:
- Cải thiện hiệu quả quá trình quản lý dự án, bao gồm các nhóm chỉ tiêu về sản lượng hoàn thành, tiến độ và chất lượng dự án, hiệu quả thực hiện ngân sách dự án.
- Cải thiện hiệu quả quản lý quá trình thầu, quản lý hợp đồng cung ứng và ngân sách dự án: Nhóm này thường tập trung vào các đơn vị chủ đầu tư dự án nhằm đạt được các yêu cầu trong quản lý từ dự toán, ngân sách, đấu thầu và các hợp đồng thi công thực hiện dự án. Quản trị chi phí thực hiện dự án, quản trị thay đổi từ các công tác phát triển dự án đến thiết kế, thi công thực hiện dự án.
- Nâng cao hiệu quả công tác kinh doanh BĐS và marketing: Nhóm này thường tập trung vào các đơn vị hoạt động với vai trò như sàn kinh doanh BĐS, đơn vị phân phối, đôi khi cả chủ đầu tư, hướng đến đánh giá hiệu quả hoạt động bán hàng, các kênh phân phối, hiệu quả các chương trình thúc đẩy kinh doanh.
- Tăng cường hiệu quả trong vận hành và dịch vụ khách hàng: Thường được các DN trong mảng vận hành, quản lý cư dân và khai thác cho thuê quan tâm nhằm cải thiện các nhóm chỉ tiêu: hiệu quả kinh doanh dịch vụ, hiệu quả khai thác trên các đối tượng/sản phẩm BĐS, phản ánh và khiếu nại từ cư dân…
- Cải thiện các chỉ tiêu quản trị tài chính và quản trị tổng thể: Đó là nhóm các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả tài chính, dòng tiền, hiệu quả vốn đầu tư…
Hệ sinh thái của một doanh nghiệp thông minh
Để đạt được những nhóm mục tiêu tổng thể nói trên, DN BĐS cần định hình và tiến đến xây dựng một hệ sinh thái với nền tảng số hay một mô hình DN thông minh với các thành phần khác nhau:
- Hệ thống lõi quản trị DN (ERP): hướng đến quản trị thông suốt quá trình từ Đầu tư phát triển dự án, Quản lý ngân sách – Mua sắm – Chi phí thực hiện dự án, Quản lý vòng đời dự án, tiến độ và chất lượng dự án, cho đến các hoạt động quản trị hoạt động cơ bản như Tài chính kế toán, Nhân sự – tiền lương. Với hệ thống lõi quản trị này, đối tượng hướng đến chính là các cấp quản lý điều hành, các nhóm bộ phận chuyên môn/chuyên viên của DN.
- Hệ thống hỗ trợ tương tác với khách hàng hỗ trợ cho quá trình bán hàng, chăm sóc khách hàng, cung ứng dịch vụ: Nhằm mục tiêu nâng cao trải nghiệm khách hàng, phục vụ khách hàng/khách hàng tiềm năng, nhà đầu tư, khách thuê và cư dân.
- Hệ thống hỗ trợ tương tác và duy trì chuỗi cung ứng: Hướng đến các nhà thầu, nhà cung cấp dịch vụ, vật tư và vật liệu phục vụ quá trình thực hiện dự án. Mục tiêu là đảm bảo chuỗi cung ứng dự án, tiến độ thực hiện dự án, kết nối nhà cung cấp, quản lý các thay đổi từ chủ đầu tư đến tổng thầu và nhà thầu.
- Các hệ thống quản lý vận hành: hỗ trợ các quy trình vận hành nội bộ, đo đạc và đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả phối hợp, hiệu quả hoạt động của nhân viên, cắt giảm lãng phí thông qua các giải pháp điều hành văn phòng thông minh