Những năm gần đây, ngành Dược chứng kiến thay đổi mạnh mẽ từ thị trường. Tác động từ đại dịch COVID-19 tưởng chừng chỉ mang tính giai đoạn nhưng cũng tạo nên động lực thúc đẩy doanh nghiệp chuyển mình bằng công nghệ. Câu chuyện của công ty Dược GONSA cùng FPT IS gợi mở những kinh nghiệm và góc nhìn toàn diện về chuyển đổi số trong ngành.
Theo dự báo của Tổ chức IQVIA, ngành Dược phẩm Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) về doanh thu khoảng 8% trong giai đoạn 2019-2023. Về tầm nhìn dài hạn, Việt Nam được các tổ chức đánh giá là một trong những thị trường “Dược phẩm mới nổi” – một nhóm các quốc gia có tỷ lệ thâm nhập dược phẩm tương đối thấp và tiềm năng tăng trưởng cao. Với dư địa phát triển lớn, ngành Dược đang đón nhận những cơ hội quan trọng để thay đổi toàn diện và bứt phá trở thành một trong những trụ cột kinh tế.
Tuy vậy, doanh nghiệp Dược trong nước cũng đang đối diện với áp lực cạnh tranh từ các nhóm doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam. Điều này đòi hỏi “khối nội” cần tích cực nâng cao hiệu quả vận hành sản xuất, phân phối sản phẩm chất lượng để cạnh tranh trên thị trường.
Trên nền tảng hợp tác sẵn có, Công ty Dược phẩm GONSA cùng đối tác chiến lược FPT IS tổ chức sự kiện GONSA DX Day với chủ đề “Chuyển đổi số trong hoạt động vận hành doanh nghiệp”. Sự kiện khai mở tầm nhìn về chuyển đổi số toàn diện, bền vững kết nối với chuỗi giá trị ngành, trong đó hướng đến những mục tiêu trọng tâm về tối ưu hóa hoạt động vận hành, nâng tầm trải nghiệm khách hàng, thúc đẩy sự hài lòng của nhân viên. Công nghệ số là nền tảng để các doanh nghiệp trong ngành Dược như GONSA có thể bứt tốc và kiến tạo sức mạnh cạnh tranh bền vững. Sự kiện thu hút sự quan tâm, tham gia đặc biệt từ Lãnh đạo các doanh nghiệp Dược phẩm tại TP. HCM.
Phát biểu tại sự kiện, ông Lê Vi Hiển (Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc GONSA) chia sẻ: “Thị trường đang thay đổi liên tục theo hướng công nghệ hóa, nhu cầu sử dụng công nghệ của khách hàng cũng ngày một tăng, đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược chuyển đổi số phù hợp, nhằm nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, GONSA DX Day là sự kiện quan trọng để đội ngũ vận hành của công ty tìm hiểu và nghiên cứu các giải pháp công nghệ mới, sẵn sàng ứng dụng cho chiến lược chuyển đổi số giai đoạn 2 của GONSA, kế thừa từ thành công của quá trình triển khai chuyển đổi số giai đoạn 1 trước đó”.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Tổng giám đốc FPT IS bày tỏ: “Chúng tôi hy vọng cùng GONSA và các doanh nghiệp có thể trao đổi góc nhìn thực tiễn, tìm lời giải công nghệ phù hợp để xâu chuỗi bài toán quản trị trong chuỗi cung ứng ngành. Ngành Dược Việt Nam hiện đang còn nhiều dư địa, cơ hội phát triển rộng mở. FPT IS cam kết đóng góp bàn tay và trí óc, cùng GONSA và doanh nghiệp hoàn thành con đường khó khăn và nhiều vinh quang đang chờ đón. Cùng nhau, chúng ta kiến tạo mạng lưới doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh mạnh mẽ, hợp lực nâng hạng sản xuất ngành Dược Việt Nam trên thị trường quốc tế”.
Là công ty có trên 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung ứng các dịch vụ logistics ngành dược, GONSA xác định rất rõ những hạn chế trong việc vận hành doanh nghiệp theo các mô hình thủ công và chiến lược chuyển đổi số chính là chìa khóa để Công ty có thể tối ưu hóa được nguồn lực, nâng cao hiệu suất làm việc và đạt được những mục tiêu xa hơn trên con đường phát triển hướng đến sự hội nhập quốc tế.
Năm 2023, GONSA thực hiện chuyển đổi đồng thời tới 5 phần mềm vận hành hệ thống WMS, ERP, OCS, TMS, Data Warehouse & Middleware – đây là bước đi rất quyết đoán của Ban Lãnh đạo Công ty, mang tính cách mạng vì đa phần các doanh nghiệp chỉ lựa chọn thực hiện chuyển đổi số từ 1 đến 2 phần mềm cùng lúc.
“Chuẩn bị là từ khóa quan trọng quyết định thành bại trong toàn bộ quá trình chuyển đổi số”, ông Hiển khẳng định. Đầu tiên, lãnh đạo cần chia sẻ chiến lược tới cán bộ nhân viên, tạo ra sự thống nhất và đoàn kết trong tổ chức; Thứ hai, chuẩn bị nguồn lực và tài chính nhằm đảm bảo quá trình triển khai được xuyên suốt; Kế tiếp, tìm kiếm đơn vị công nghệ am hiểu, có bề dày kinh nghiệm cùng đồng hành; Xác lập mục tiêu và cột mốc thời gian thực hiện; Tổ chức dự án đúng người đúng việc; Xây dựng chính sách động viên khen thưởng kịp thời; Chuẩn hoá dữ liệu và sau cùng là công tác truyền thông nội bộ.
“Trên hành trình đó, GONSA tin tưởng và lựa chọn FPT IS – một trong những đối tác chiến lược, đồng hành triển khai bài toán công nghệ đặc thù của ngành dược, với am hiểu chuyên sâu thông qua dự án triển khai ERP cho các doanh nghiệp đầu ngành”, Chủ tịch GONSA chia sẻ.
Theo đó, FPT IS triển khai hệ thống quản trị SAP S/4HANA và tự động hóa quy trình akaBot. Hệ thống SAP S/4HANA giúp doanh nghiệp dễ dàng giải quyết bài toán quản trị ngành phân phối, dịch vụ dược phẩm và liên thông chuỗi thông tin trong doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả công nghiệp, tối ưu các quy trình nghiệp vụ. Bên cạnh đó, giải pháp tự động hoá akaBot sẽ là một trợ thủ đắc lực cho GONSA ở các khâu như xử lý hóa đơn đầu vào, xuất đơn hàng, duyệt đơn hàng, xuất hóa đơn kế toán.
Lộ trình chuyển đổi số của GONSA là “trái ngọt” của 250 người thực hiện, 2000 giờ làm việc của đội dự án, với việc tích hợp 175 luồng quy trình. Khi hệ thống quản trị được số hoá, GONSA đã “mở đường cao tốc” trong vận hành. “Thời gian xuất báo cáo của chúng tôi tính theo phút, với lãnh đạo có thể theo dõi trực quan sức khỏe doanh nghiệp, về phía nhân sự giúp giảm thiểu tác vụ lặp lại, gia tăng năng suất làm việc”, ông Hiển bày tỏ.
Những kinh nghiệm thực chiến này được các lãnh đạo một số công ty dược, công ty đối tác cùng tham dự chương trình cho là “bí kíp vàng” giúp họ soi chiếu cho chiến lược hiện tại của doanh nghiệp mình.
Nhưng chưa dừng ở đó, việc xâu chuỗi bài toán quản trị là vấn đề được GONSA đặt mục tiêu tiếp theo, làm thế nào để GONSA nhân rộng số hóa trên toàn bộ vận hành doanh nghiệp, giúp tăng năng suất, tối ưu chi phí và hiệu quả quả kinh doanh? Đây cũng là những vấn đề được GONSA, FPT IS cùng các đối tác trao đổi cởi mở trong quá trình hợp tác và tại sự kiện vừa diễn ra.
Với đặc thù phức tạp, theo góc nhìn từ đơn vị công nghệ như FPT IS, việc ứng dụng công nghệ trong ngành Dược cần đảm bảo phù hợp với mô hình vận hành của từng doanh nghiệp, song song đáp ứng hành lang tiêu chuẩn khắt khe và những quy định nghiêm ngặt của ngành. Từ việc “khởi động”, thực hiện số hoá trong các hoạt động vận hành cốt lõi, các doanh nghiệp Dược sẽ hướng tới xâu chuỗi, làm chủ các hệ thống số để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và sản xuất.
Nắm bắt xu hướng và nhu cầu của ngành, với hơn 20 năm kinh nghiệm đồng hành cùng ngành Y tế nói chung, Dược phẩm Việt Nam nói riêng, FPT IS đã thiết kế khung chuyển đổi số chuyên biệt cho ngành Dược. “Chúng tôi đứng trên góc nhìn toàn bộ bức tranh của nền Y tế, đánh giá từ chiến lược quốc gia ngành Dược tầm nhìn 2045; kế hoạch chuyển đổi số ngành Dược giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn 2030… để tiếp cận tổng thể lộ trình chuyển đổi số. Cùng với đó, tổng hoà trên kinh nghiệm thực tiễn triển khai chuyển đổi số cho doanh nghiệp đầu ngành như Boston Pharma, GONSA, BidiPhar,… để bắt đầu đào sâu từng bài toán đặc thù cho doanh nghiệp”, ông Phan Thanh Sơn, EVP & Giám đốc Phát triển kinh doanh FPT IS chia sẻ.
Cụ thể, tại sự kiện, các chuyên gia FPT IS mang đến triển lãm và hội thảo hệ sinh thái bộ giải pháp Made by FPT chuyên biệt cho doanh nghiệp Dược với 4 nhóm bài toán trụ cột gồm: Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng; Nâng cao trải nghiệm nhân viên; Vận hành xuất sắc và công nghệ kết nối toàn diện. Qua đó giúp tháo gỡ những bài toán quản trị của doanh nghiệp xuyên suốt toàn bộ chuỗi giá trị ngành từ nghiên cứu phát triển, quy trình sản xuất – kinh doanh – phân phối tới người tiêu dùng.
Với những biến đổi nhanh chóng của thị trường, các doanh nghiệp ngành Dược cần phải bắt nhịp xu thế tiêu dùng thay đổi từ kênh truyền thống sang nền tảng trực tuyến và linh hoạt trong hình thức tiếp cận người tiêu dùng. Việc tiếp cận những chiến lược tương tác đa kênh, lấy khách hàng làm trọng tâm, tạo nền tảng tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp là những giá trị tiêu biểu của Giải pháp FPT CX Suite – mang đến mô hình nền tảng tương tác đa điểm chạm với người dùng cuối. Dựa trên khả năng khai thác thông tin chi tiết như lịch sử mua hàng, sở thích, thói quen tiêu dùng,… doanh nghiệp có thể phân loại khách hàng, triển khai các chiến lược Marketing, ưu đãi phù hợp, giúp giữ chân và xây dựng khách hàng trung thành.
Thấu hiểu và xây dựng chương trình kinh doanh cần sự kết nối với việc điều phối hàng hóa kịp thời, phù hợp, nhanh chóng. Làm thế nào giảm chỉ số stock-out tại cửa hàng nhưng không được tăng tồn kho? Đội ngũ chuyên gia FPT đã nghiên cứu và đưa ra giải pháp điều phối hàng hoá về kho khu vực và tối ưu bổ sung hàng hóa Usee. Giải pháp sử dụng mô hình học máy để dự đoán nguồn cung – cầu hàng hóa theo từng khu vực, nhờ đó góp phần giảm thiểu ảnh hưởng của việc đứt gãy chuỗi cung ứng, tối ưu điều phối hàng hóa và góp phần gia tăng trải nghiệm, sự hài lòng của khách hàng.
Bên cạnh đó, FPT IS cũng đề xuất nhóm giải pháp hướng đến mô hình vận hành xuất sắc, tháo gỡ hai vấn đề trọng tâm gồm thúc đẩy hiệu quả quy trình sản xuất dược phẩm, đảm bảo tuân thủ những yêu cầu khắt khe về chất lượng với giải pháp Quản lý thực thi sản xuất/ Quản lý hồ sơ lô điện tử akaMES và Quản lý mua sắm toàn diện FPT.eProcurement, liên thông hoạt động từ mua hàng đến thanh toán, tương tác trên cổng thông tin với Nhà cung cấp.
Với bài toán quản trị và số hoá nội bộ, khi các doanh nghiệp càng trưởng thành, quy trình vận hành sẽ càng gia tăng và phức tạp giữa các bộ phận, phòng ban. Đó cũng là lúc lãnh đạo cần tìm lời giải để tăng tốc quá trình phê duyệt quản lý, tăng năng suất lao động. Giải pháp FPT SPro giúp kết nối nhiều phòng ban khác nhau trên nền tảng số hóa luồng quy trình, giảm thiểu tác vụ lặp lại. Cùng với đó, giải pháp Quản trị nhân sự toàn diện 4.0 FPT.iHRP sẽ giúp tối ưu hoạt động nhân sự, đồng bộ thông tin nhân viên, số hoá toàn bộ quy trình từ khi gia nhập tới nghỉ việc. Qua đó giúp nâng cao trải nghiệm nhân viên trên một nền tảng số, đồng thời lãnh đạo có theo dõi kịp thời sức khoẻ nhân sự từng phòng ban.
Cuối cùng, với việc vận hành song song các hệ thống từ quản trị nội bộ – sản xuất – phân phối, doanh nghiệp sẽ cần xây dựng hạ tầng ổn định, đảm bảo không gián đoạn hoạt động kinh doanh cũng như duy trì trải nghiệm khách hàng, điều mà phương pháp truyền thống như thuê hay mua server vật lý không thể đáp ứng. Theo đó, FPT đề xuất doanh nghiệp ngành Dược ứng dụng hạ tầng cơ sở đám mây FPT Cloud. Lợi thế từ công nghệ đám mây đã giúp doanh nghiệp nhanh chóng mở rộng quy mô, tối ưu thời gian triển khai, tạo thuận lợi cho đội ngũ IT “nhẹ gánh” trong vấn đề quản trị hạ tầng máy chủ, đảm bảo an toàn bảo mật tuyệt đối.
Dựa trên nền tảng hệ thống quản trị tập trung ERP được FPT IS đã triển khai, việc ứng dụng hệ sinh thái Made by FPT/Made by FPT IS được kỳ vọng mang tới lời giải giúp cho bức tranh chuyển đổi số tổng thể của GONSA nói riêng, doanh nghiệp ngành Dược nói chung để đáp ứng 3 tiêu chí: Chuyển đổi số toàn diện, chuyển đổi xanh bền vững, đáp ứng chiến lược và khung tiêu chuẩn ngành Dược Việt Nam, vươn tầm trở thành mô hình Pharma 4.0.
FPT IS có hơn 20 năm kinh nghiệm chuyển đổi số trong ngành Y tế nói chung, dược phẩm nói riêng. Năng lực công nghệ được minh chứng qua hàng loạt dự án công nghệ triển khai ứng dụng thành công tại hơn 300 bệnh viện, 6 Sở Y tế trên cả nước. Trong lĩnh vực dược phẩm, FPT IS là đối tác công nghệ chủ lực, thấu hiểu toàn diện bài toán đặc thù để triển khai hệ thống quản trị ERP cho key-player trong ngành như Boston Pharma, Bidiphar, GONSA… Dựa trên best-practice triển khai ERP, tổng hoà cùng hệ sinh thái Made by FPT IS đa dạng và chuyên sâu cho ngành Dược phẩm, FPT IS hướng tới mục tiêu song hành cùng doanh nghiệp tận dụng sức mạnh công nghệ, xâu chuỗi toàn trình bài toán quản trị, nâng hạng sản xuất, gia tăng lợi thế kinh doanh.
Đăng ký nhận tin tức mới nhất từ FPT IS