Database là gì? Phân loại và ứng dụng của cơ sở dữ liệu
Database đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay. Nó được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, từ kinh doanh, giáo dục, y tế đến khoa học, nghiên cứu,… Database giúp con người lưu trữ, tổ chức, quản lý và phân tích dữ liệu một cách hiệu quả, từ đó nâng cao năng suất làm việc, giúp nhà quản lý đưa ra những quyết định sáng suốt hơn.
Trong bài viết này, FPT IS sẽ mang đến những kiến thức tổng quan nhất về database cho người đọc.
Tham khảo: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? 13 hệ quản trị CSDL phổ biến
1. Database là gì?
Cơ sở dữ liệu (Database) là một tập hợp có tổ chức các thông tin hoặc dữ liệu có cấu trúc, thường được lưu trữ và dễ dàng truy cập qua hệ thống máy tính. Dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu hiện nay thường được mô hình hóa theo dạng bảng gồm các hàng và cột. Một số ví dụ về database có thể bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày chính là: danh sách nhân viên, bảng kiểm kê hàng hóa, bảng chấm công…
Cơ sở dữ liệu được kiểm soát bởi hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (Database management system – DBMS). DBMS được thiết kế với chức năng là truy xuất, thao tác và quản lý dữ liệu trong database. Người dùng có thể sử dụng ngôn ngữ truy vấn (query language – SQL) để đưa ra các yêu cầu truy cập, sửa đổi, cập nhật hay kiểm soát dễ dàng những dữ liệu từ các DBMS.
Quá trình phát triển của database
- 1950s: Máy tính vẫn sử dụng băng từ để lưu trữ thông tin, dữ liệu lúc này được tổ chức dưới dạng các tệp tin để lưu trữ và truy xuất thông tin.
- 1960s: Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu phân cấp (hierarchical database management system) được ra đời. Với hệ thống quản lý này, dữ liệu được dưới dạng cây, trong đó, mỗi bản ghi có thể có nhiều bản ghi con. Việc này giúp tăng khả năng truy cập và quản lý dữ liệu so với hệ thống quản lý trước đó.
- 1970s: Bắt đầu xuất hiện khái niệm về mô hình dữ liệu dạng quan hệ (Relational Model). Qua đó, cơ sở dữ liệu bắt đầu được hệ thống hóa dưới dạng bảng, cột, dòng, thực thể, thuộc tính… như chúng ta vẫn dùng ngày nay.
- Cuối những năm 1970: Ngôn ngữ truy vấn dữ liệu (Structured Query Language – SQL) được giới thiệu và sử dụng. SQL cung cấp bộ cú pháp đầy đủ và tiện lợi cho người dùng dễ dàng thao tác với dữ liệu.
- Năm 1998: NoSQL được tạo ra với mục tiêu có thể xử lý được những dạng dữ liệu không có cấu trúc, giúp tốc độ xử lý dữ liệu nhanh hơn. Khi nhắc đến NoSQL, chúng ta có thể hiểu theo một trong hai nghĩa là không dùng SQL (No SQL) hoặc không chỉ là (Not only SQL).
Xem thêm: Customer data platform là gì? Vai trò và quy trình thiết lập CDP cho doanh nghiệp
2. Thành phần chính của database
Một database hoàn chỉnh bao gồm 5 thành phần chính:
Phần cứng
Phần cứng bao gồm các thiết bị điện tử vật lý như máy tính, thẻ nhớ, đĩa cứng, thiết bị I/O,… Chúng được dùng để tăng sự tương tác của con người với hệ thống dữ liệu.
Phần mềm
Phần mềm là các chương trình giúp quản lý và kiểm soát cơ sở dữ liệu. Chúng bao gồm: phần mềm cơ sở dữ liệu, hệ điều hành, phần mềm mạng lưới được sử dụng để chia sẻ dữ liệu với những người dùng khác.
Dữ liệu
Dữ liệu là những sự kiện và thông tin thô từ nhiều nguồn khác nhau được lưu trữ trong Database, dữ liệu này cần được tổ chức và xử lý để làm cho nó có ý nghĩa hơn.
Quy trình
Cơ sở dữ liệu được nhiều người khác nhau sử dụng, do đó mà sẽ cần có quy trình cụ thể. Quy trình chính là tập hợp những hướng dẫn về cách database hoạt động. Điều này sẽ giúp người dùng dễ hiểu, dễ quản lý và sử dụng hơn.
Ngôn ngữ truy cập cơ sở dữ liệu
Ngôn ngữ truy cập cơ sở dữ liệu là ngôn ngữ dùng để viết lệnh truy xuất, cập nhật và xóa dữ liệu được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Có thể hiểu đơn giản đây là ngôn ngữ để người dùng giao tiếp với database. Hiện nay, SQL là ngôn ngữ phổ biến nhất.
3. Phân loại database phổ biến
Database được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, phổ biến nhất là dựa trên hệ điều hành và mục đích sử dụng.
3.1. Theo mục đích sử dụng
- Database đám mây (Cloud Database): Ví dụ: Amazon RDS, Microsoft Azure SQL Database, Google Cloud SQL.
- Database nhúng (Embedded Database): Ví dụ: SQLite, Berkeley DB.
- Database phân tích (Analytical Database): Ví dụ: Teradata, SAP HANA, Amazon Redshift.
- Database doanh nghiệp (Enterprise Database): Ví dụ: Oracle Database, IBM DB2, Microsoft SQL Server.
- Database dạng đồ thị: Ví dụ: Neo4j, OrientDB, ArangoDB.
- Database dạng tệp tin: Ví dụ: SQLite, FoxPro, Access.
- Database dạng quan hệ: Ví dụ: SQL Server, My SQL, Oracle Database.
- Database dạng bán cấu trúc: Ví dụ: MongoDB, CouchDB, MarkLogic.
3.2. Theo hệ điều hành
- Database dành cho hệ điều hành Windows: SQL Server, Access, FoxPro,…
- Database dành cho hệ điều hành Linux: MySQL, PostgreSQL, MariaDB, Oracle Database, IBM DB2,…
Xem thêm: Customer 360 là gì? Lợi ích và thách thức khi triển khai
4. Vai trò và thách thức khi triển khai cơ sở dữ liệu database
Việc triển khai cơ sở dữ liệu (Database) đóng vai trò then chốt trong việc quản lý dữ liệu hiệu quả. Cùng với đó là những thách thức mà doanh nghiệp cần đối mặt.
Vai trò
- Lưu trữ dữ liệu tập trung, có tổ chức và an toàn cho mọi dữ liệu của hệ thống.
- Database cung cấp các công cụ và chức năng để quản lý dữ liệu hiệu quả.
- Duy trì tính nhất quán của dữ liệu bằng cách áp dụng các quy tắc và ràng buộc dữ liệu.
- Tăng cường hiệu suất hệ thống giúp hệ thống hoạt động nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Hỗ trợ phân tích dữ liệu giúp trích xuất thông tin hữu ích từ dữ liệu.
- Tăng cường khả năng cộng tác bằng cách cho phép nhiều người dùng truy cập và thao tác dữ liệu cùng lúc.
- Database giúp doanh nghiệp quản lý dữ liệu hiệu quả, đưa ra quyết định sáng suốt, tối ưu hóa quy trình hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Thách thức
- Lựa chọn loại Database phù hợp: Lựa chọn sai loại Database có thể dẫn đến hệ thống hoạt động không hiệu quả, tốn kém chi phí và khó khăn trong việc mở rộng.
- Thiết kế Database hiệu quả: Nếu thiết kế Database không hiệu quả sẽ dẫn đến truy vấn dữ liệu chậm, lãng phí dung lượng lưu trữ và khó khăn trong việc bảo trì.
- Bảo mật dữ liệu: Việc bảo mật dữ liệu không tốt dẫn đến rò rỉ thông tin, gây tổn thất về tài chính và uy tín cho tổ chức.
- Quản lý dữ liệu không hiệu quả dẫn đến mất mát dữ liệu, sai sót dữ liệu và ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống.
- Khả năng mở rộng: Nếu Database không có khả năng mở rộng tốt, hệ thống có thể gặp trục trặc khi lưu trữ và truy cập lượng dữ liệu lớn.
- Hiệu suất hệ thống: Tối ưu hóa hiệu suất Database cần được thực hiện thường xuyên để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và đáp ứng nhu cầu sử dụng.
- Chi phí triển khai và vận hành: Cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố chi phí trước khi triển khai Database để đảm bảo hiệu quả kinh tế.
- Nhân lực quản lý: Thiếu hụt nhân lực quản lý có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Database.
Để triển khai cơ sở dữ liệu (Database) hiệu quả đòi hỏi sự giải quyết các thách thức nêu trên. Nhờ vậy mới đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, đáp ứng nhu cầu sử dụng và mang lại lợi ích cho tổ chức.
Xem thêm: Customer Churn là gì? Cách quản lý và giảm thiểu Customer Churn
6. Ứng dụng của database trong các lĩnh vực
Database (cơ sở dữ liệu) là một công cụ thiết yếu trong thời đại công nghệ số hiện nay, đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Dưới đây là một số ứng dụng của database trong các lĩnh vực khác nhau:
Quản lý thông tin cá nhân
Database được sử dụng để lưu trữ và quản lý thông tin cá nhân như hồ sơ bệnh án, hồ sơ học tập, hồ sơ nhân viên, thông tin tài chính,… Việc sử dụng Database giúp truy cập và quản lý thông tin cá nhân một cách hiệu quả, an toàn và bảo mật.
Thương mại điện tử
Database đóng vai trò quan trọng trong các hệ thống thương mại điện tử, giúp lưu trữ thông tin sản phẩm, giỏ hàng, đơn hàng, lịch sử mua sắm, thông tin khách hàng,… Việc sử dụng Database giúp quản lý các hoạt động mua bán trực tuyến một cách tiện lợi và an toàn.
Mạng xã hội
Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram sử dụng Database để lưu trữ thông tin người dùng, bài đăng, bình luận, tin nhắn, hình ảnh, video,… Việc sử dụng Database giúp quản lý lượng dữ liệu khổng lồ của các nền tảng mạng xã hội để đáp ứng nhu cầu truy cập của hàng triệu người dùng.
Ngân hàng và tài chính
Database được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống ngân hàng và tài chính nhằm lưu trữ thông tin tài khoản, giao dịch, lịch sử giao dịch, thông tin khách hàng,… Do đó, nhà quản lý dễ dàng quản lý các hoạt động tài chính minh bạch.
Quản lý chuỗi cung ứng
Database được sử dụng trong các hệ thống quản lý chuỗi cung ứng để theo dõi quy trình di chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Nhờ đó, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình vận hành, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng.
Quản lý kho hàng
Database trong các hệ thống quản lý kho hàng giúp theo dõi số lượng hàng hóa, vị trí lưu trữ, lịch sử xuất nhập kho,… Từ đó tránh tình trạng thiếu hụt hoặc tồn kho.
Ngành y tế
Database trong các hệ thống quản lý thông tin y tế (HIS) dùng để lưu trữ hồ sơ bệnh án, kết quả xét nghiệm, hình ảnh y tế, thông tin bảo hiểm,…. Nhờ vậy, dữ liệu lớn giúp cải thiện chất lượng dịch vụ y tế, nâng cao hiệu quả điều trị và chăm sóc bệnh nhân.
Ngành giáo dục
Database trong các hệ thống quản lý thông tin giáo dục (MIS) giúp lưu trữ thông tin học sinh, giáo viên, điểm số, lịch trình học tập,… Việc sử dụng Database giúp quản lý hoạt động giáo dục một cách hiệu quả, hỗ trợ giảng dạy và học tập.
Nghiên cứu khoa học
Database được sử dụng để lưu trữ dữ liệu khoa học, kết quả nghiên cứu, thông tin về các thí nghiệm,… Từ đó giúp các nhà khoa học truy cập và phân tích dữ liệu một cách hiệu quả, hỗ trợ quá trình nghiên cứu khoa học.
Giải trí
Trong các ứng dụng giải trí như dịch vụ phát trực tuyến nhạc, phim ảnh, trò chơi điện tử,… Việc sử dụng Database giúp quản lý nội dung giải trí, lưu trữ dữ liệu người dùng và cung cấp trải nghiệm giải trí tốt nhất cho người dùng.
Ngoài ra, Database còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như quản lý nhà hàng, khách sạn, quản lý dự án, quản lý tài sản,… Nhìn chung, Database đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ, quản lý và khai thác dữ liệu, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và thúc đẩy sự phát triển trong nhiều lĩnh vực của đời sống.
7. FPT IS – Đồng hành cùng doanh nghiệp làm chủ và khai phá tiềm năng dữ liệu
Với nền tảng phương pháp luận FPT Data Driven Kazien, kinh nghiệm thực tiễn đúc kết, FPT IS sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp đào sâu, đánh giá cụ thể mức độ khả thi nguồn dữ liệu dựa trên quá trình chuyển đổi số trước đó của doanh nghiệp, sẵn sàng thiết lập chiến lược khai thác hiệu quả.
FPT IS đề xuất phương pháp luận FPT Data driven Kaizen với tiến trình xử lý và khai thác dữ liệu gồm 3 giai đoạn:
- Bước 1: ERP – Then chốt của lộ trình khai thác dữ liệu, doanh nghiệp cần khởi động triển khai quản trị tập trung toàn tổ chức với hệ thống ERP
- Bước 2: Digitalize – Tiến hành số hoá từng phân hệ, bộ phận dựa trên nền tảng quản trị tập trung trước đó để làm giàu nguồn dữ liệu nội tại. Dữ liệu của các bộ phận sẽ được tiến hành thu thập.
- Bước 3: Data driven – Đánh giá chất lượng và mức độ khả thi nguồn dữ liệu để tiến hành khai thác
FPT IS cung cấp linh hoạt các dịch vụ dữ liệu cho doanh nghiệp, bao gồm:
- Hiện đại hóa dữ liệu sử dụng nền tảng đám mây mới nhất, Data Engineering, DataOps, MLOps, Quản lý dữ liệu lớn
- Nền tảng dữ liệu: Cung cấp và triển khai các nền tảng tích hợp, quản lý và khai thác dữ liệu của các hãng lớn trên thế giới (Dataiku, Palantir, Snowflake) và của chính FPT (dPlat)
- Phân tích dữ liệu: Phân tích, bóc tách dữ liệu để nhanh chóng đưa ra lời giải cho các bài toán kinh doanh mà doanh nghiệp gặp phải
- Nghiên cứu và phát triển AI: Khai thác trí tuệ nhân tạo (AI) để xây dựng các giải pháp diễn giải dữ liệu phức tạp để tạo ra thông tin chuyên sâu hữu ích, hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra các quyết định và hành động sáng suốt
- Chuyển đổi số dữ liệu: Khảo sát và nghiên cứu nhu cầu doanh nghiệp để đưa ra những tư vấn chuyên sâu, đồng hành cùng doanh nghiệp từ quá trình lên chiến lược dữ liệu cho đến hoàn tất triển khai.
Bên cạnh cung cấp các giải pháp về dữ liệu, FPT giúp doanh nghiệp đi sâu giải quyết gốc rễ vấn đề bằng các chương trình đào tạo, củng cố năng lực phân tích và xử lý dữ liệu cho cán bộ nhân viên.
Chúng tôi tự hào là đối tác chiến lược của các nhà cung cấp ứng dụng công nghệ Data Driven hàng đầu thế giới như Dataiku, Palantir, Snowflake, AWS,… Nhờ vậy, FPT IS luôn cập nhật những công nghệ mới nhất và mang đến cho khách hàng những giải pháp về dữ liệu tiên tiến, hiệu quả.
Các bài viết liên quan:
- Học máy là gì? Thông tin chi tiết về Machine Learning
- Master Data Management là gì? Thông tin chi tiết về Quản lý dữ liệu chủ
Database không đơn giản chỉ là công cụ để lưu trữ và xử lý dữ liệu mà còn đóng vai trò quyết định làm nên thành công của doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực: kinh doanh, giáo dục, y tế, bảo mật… Việc triển khai và sử dụng Database hiệu quả mang lại nhiều lợi ích thiết thực, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và thúc đẩy sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Chúng tôi hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức bổ ích về Database. Doanh nghiệp/tổ chức có nhu cầu tìm hiểu thêm về các dịch vụ dữ liệu, vui lòng để lại thông tin TẠI ĐÂY để được đội ngũ chuyên gia FPT IS liên hệ và tư vấn.