Năng lượng không tái tạo là gì? Các phương án thay thế

Năng lượng không tái tạo là gì? Các phương án thay thế

Năng lượng không tái tạo đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhân loại, từ việc thắp sáng những ngôi nhà đến việc vận hành những cỗ máy công nghiệp khổng lồ. Nhưng câu hỏi đặt ra là, con người sẽ làm gì khi những nguồn năng lượng này dần cạn kiệt? Trong bài viết này, cùng FPT IS tìm hiểu và đưa ra những giải pháp thay thế bền vững cho tương lai.

Xem thêm: Chuyển đổi xanh là gì? Áp dụng chuyển đổi xanh vào doanh nghiệp

1. Năng lượng không tái tạo là gì?

Năng lượng không tái tạo là năng lượng được khai thác trực tiếp từ thiên nhiên, bao gồm các nguồn năng lượng hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khoáng sản và uranium,… Các nguồn năng lượng này phân bổ ở khắp nơi trên Trái Đất.  

Vì quá trình hình thành các nguồn năng lượng này cần một khoảng thời gian rất dài từ hàng triệu đến hàng trăm triệu năm nên các nguồn năng lượng tái tạo không thể được bổ sung một cách nhanh chóng. Điều này có nghĩa là, theo thời gian, chúng sẽ dần dần cạn kiệt và không thể phục hồi lại được. 

Dầu mỏ là nguồn năng lượng không tái tạo
Năng lượng không tái tạo là những nguồn không thể tái tạo lại trong thời gian ngắn

Tham khảo thêm: Xu hướng chuyển đổi kép tạo đột phá cho doanh nghiệp

2. Các nguồn năng lượng không tái tạo trên Trái Đất

Hiện nay, các dạng năng lượng không tái tạo được phân thành 2 nhóm chính, cụ thể như sau: 

2.1. Năng lượng hóa thạch

Năng lượng hóa thạch là nguồn năng lượng được chiết/ tách từ các nguồn khoáng, hóa thạch trong Trái Đất. Các nguồn này bao gồm:

  • Dầu mỏ: Đây là nguồn năng lượng quan trọng nhất trên toàn cầu. Dầu mỏ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp, sản xuất điện, năng lượng, công nghiệp hóa chất, và giao thông.
  • Than đá: Than đá được khai thác từ dưới lòng đất và đốt cháy để tạo ra nhiệt năng sử dụng cho các nhu cầu sản xuất.
  • Khí tự nhiên: Khí tự nhiên thường là các hợp chất khí Hydrocacbon, được khai thác dưới dạng mỏ dầu khí đốt.
Than đá là nguồn năng lượng hóa thạch
Năng lượng hóa thạch dễ sử dụng và có hiệu suất khá cao

2.2. Năng lượng hạt nhân

Năng lượng hạt nhân là một dạng năng lượng không tái tạo. Trong quá trình phản ứng hạt nhân, con người sử dụng các chất phóng xạ như Uranium-235 và Thorium để tạo ra lượng năng lượng cực lớn. 

Một ưu điểm quan trọng của năng lượng hạt nhân là chúng không tạo ra nhiều khí nhà kính, giúp giảm tác động đến môi trường. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là việc xử lý rác thải và chất thải hạt nhân sao cho an toàn.

Năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng được lấy từ hạt nhân nguyên tử
Năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng từ hạt nhân nguyên tử

Xem thêm: ESG là gì? Tiêu chuẩn, chiến lược và 7 bước lập báo cáo ESG

3. Ưu, nhược điểm của năng lượng hóa thạch và hạt nhân

Dưới đây là một số ưu điểm, nhược điểm của 2 loại năng lượng không tái tạo:

3.1. Ưu điểm

Năng lượng hóa thạch

  • Là nguồn năng lượng có sẵn, giúp việc khai thác diễn ra nhanh chóng và thuận tiện trong sử dụng. 
  • Các loại nhiên liệu như than đá và dầu mỏ không chỉ dễ dàng khai thác và chế biến mà còn dễ dàng trong việc mua bán, trao đổi và vận chuyển. 
  • Năng lượng hóa thạch đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp, với nguồn năng lượng lớn mà nó cung cấp. 
  • Nhờ vào công nghệ khai thác hiện đại, con người có thể tận dụng triệt để nguồn năng lượng này.

Năng lượng hạt nhân

  • Thải ra rất ít khí thải gây hiệu ứng nhà kính so với năng lượng hóa thạch, làm giảm tác động tiêu cực đến môi trường. 
  • Cung cấp năng lượng một cách hiệu quả hơn nhiều so với các loại năng lượng khác; ví dụ, với cùng một thể tích nhiên liệu, phản ứng hạt nhân có thể sản sinh ra năng lượng nhiều hơn gấp nhiều lần so với khí đốt và dầu mỏ.
Dù ảnh hưởng xấu đến môi trường nhưng năng lương hóa thạch và hạt nhân vẫn có mức tiêu thụ năng lượng lớn trên toàn cầu
Dù ảnh hưởng xấu đến môi trường nhưng với ưu điểm của mình, năng lưọng hóa thạch và hạt nhân vẫn chiếm phần lớn tổng mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu

Xem thêm: Dự án tín chỉ carbon là gì? Thị trường mua bán chứng chỉ carbon

3.2. Nhược điểm

Năng lượng hóa thạch

  • Một khi đã sử dụng hết thì không thể phục hồi lại. Nếu tiếp tục khai thác với tốc độ hiện nay, ước tính thế giới chỉ còn đủ than đá trong 113 năm, dầu mỏ trong 53 năm, và khí tự nhiên trong 55 năm. Tại Việt Nam, con số này là 4 năm cho than đá, 34 năm cho dầu mỏ, và 63 năm cho khí tự nhiên.
  • Sử dụng năng lượng này tạo ra lượng lớn khí CO2, gây ô nhiễm và hiệu ứng nhà kính. 
  • Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch cũng tạo ra lưu huỳnh đioxit, nguyên nhân của mưa axit, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và môi trường.

Năng lượng hạt nhân

  • Rò rỉ năng lượng hạt nhân là mối lo ngại lớn, đặc biệt là chất thải phóng xạ từ các nhà máy.
  • Xây dựng nhà máy hạt nhân tốn kém và có nguy cơ tai nạn trong quá trình vận hành.
Năng lượng hóa thạch và hạt nhân có những ảnh hưởng xấu đến môi trường
Năng lượng hóa thạch và hạt nhân cũng mang lại nhiều hậu quả lớn

Xem thêm: Net-zero là gì? Tầm quan trọng của phát thải ròng bằng 0

4. Sự khác biệt giữa năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo

Trước khi chỉ ra sự khác biệt giữa hai năng lượng này, cùng tìm hiểu sơ qua khái niệm của của năng lượng tái tạo. Đây là nguồn năng lượng được tạo ra từ thiên nhiên, có khả năng tái tạo. Ví dụ như năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều, năng lượng gió,…

Tiêu chí Năng lượng tái tạo Năng lượng không tái tạo
Tầm nhìn ngắn hạn và dài hạn Tầm nhìn dài hạn vì được sử dụng với mục đích bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Tầm nhìn ngắn hạn, được khai thác và sử dụng trong quá trình sản xuất mà không quan tâm đến tác động dài hạn đến môi trường.
Tính bền vững Có tính bền vững cao, góp phần làm giảm các tác động xấu đến môi trường. Tính bền vững không cao, việc khai thác và sử dụng năng lượng này gây ra nhiều tác động xấu.
Khả năng tái tạo Có khả năng tái tạo. Không thể tái tạo hoặc tái tạo rất chậm.
Có sự khác biệt lớn giữa năng lượng tái tạo và không tái tạo
Giữa năng lượng tái tạo và không tái tạo có sự khác biệt lớn

Tham khảo: Sản xuất xanh – Giải pháp cho doanh nghiệp phát triển bền vững

5. Các giải pháp chuyển đổi sang năng lượng tái tạo cho doanh nghiệp sản xuất

Việc sử dụng năng lượng tái tạo trong các nhà máy sản xuất có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức và công nghệ khác nhau, tùy thuộc vào đặc thù của từng ngành và vị trí địa lý. Dưới đây là một số giải pháp tiêu biểu nhất:

  • Năng lượng Mặt Trời: Lắp đặt tấm pin mặt trời trên mái nhà không chỉ cung cấp điện cho quá trình sản xuất mà còn đóng góp vào lưới điện quốc gia trong những giờ cao điểm. Giải pháp này phù hợp với các doanh nghiệp có diện tích mái nhà lớn và địa điểm có nhiều ánh sáng mặt trời.
  • Năng lượng Gió: Lắp đặt tuabin gió gần nhà máy hoặc trên các tòa nhà rộng lớn nhằm tối ưu cho khu vực có tốc độ gió cao và ổn định.
  • Năng lượng Sinh học: Sử dụng chất thải từ quá trình sản xuất để tạo ra năng lượng qua phân hủy sinh học để tái chế chất thải và cung cấp năng lượng cho nhà máy.
  • Hệ thống thu hồi nhiệt: Tái sử dụng nhiệt thải từ quá trình sản xuất để sinh nhiệt hoặc điện. Từ đó, giảm chi phí và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng.
Doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều giải pháp để thực hiện quá trình chuyển đổi năng lượng
Doanh nghiệp có thể áp dụng các giải pháp trên trong quá trình chuyển đổi năng lượng

Chuyển đổi sang sử dụng năng lượng xanh và tái tạo là một giải pháp quan trọng mà các doanh nghiệp sản xuất nên xem xét. Dưới đây là quy trình sản xuất cụ thể cùng  ví dụ thực tế từ các công ty đã thành công trong việc áp dụng các giải pháp này:

Quy trình gia nhiệt

Các ngành sản xuất như gốm sứ hoặc xi măng cần nhiều nhiệt. Việc sử dụng các năng lượng sinh học từ chất thải sẽ giảm lượng khí thải độc hại. Một nhà máy xi măng tại Thụy Điển đã chuyển sử dụng than đá sang bã mía và giảm đáng kể lượng khí thải Carbon Dioxide.

Quy trình làm lạnh

Ngành công nghiệp thực phẩm sử dụng nhiều năng lượng để bảo quản sản phẩm. Chuyển sang năng lượng mặt trời hoặc gió giúp giảm chi phí. Công ty sản xuất thực phẩm tại California lắp đặt hệ thống pin mặt trời trên mái nhà xưởng, cung cấp đủ năng lượng cho hệ thống làm lạnh của họ.

Quy trình sản xuất và gia công cơ khí

Máy móc trong ngành cơ khí tiêu thụ nhiều điện. Năng lượng gió hoặc mặt trời giúp giảm chi phí điện. Một nhà sản xuất ô tô Đức đã sử dụng năng lượng tái tạo hoàn toàn, lắp đặt tuabin gió ngay tại nhà máy sản xuất của họ.

Quy trình xử lý và tái chế chất thải

Ngành công nghiệp hóa chất và nhựa cần nhiều năng lượng để tái chế chất thải. Năng lượng từ phân hủy sinh học cung cấp năng lượng cho quá trình này. Một nhà máy ở Hà Lan sử dụng năng lượng từ khí biogas thu được từ quá trình phân hủy chất thải của chính họ để vận hành máy móc.

Doanh nghiệp áp dụng các quy trình sản xuất và gia công cơ khí
Áp dụng các quy trình sản xuất và gia công cơ khí trong doanh nghiệp

Các bài viết liên quan:

Trong bối cảnh hiện tại, năng lượng không tái tạo vẫn có vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận rằng việc tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế là cấp thiết để đảm bảo một tương lai bền vững. Các tổ chức, doanh nghiệp có thể tìm hiểu về việc chuyển đổi năng lượng xanh để dần hướng tới một tương lai nơi mỗi doanh nghiệp đều có thể tự cung cấp nguồn năng lượng sạch và bền vững.

Chia sẻ:
FPT IS

FPT IS

Img Contact

Đăng ký nhận tin tức mới nhất từ FPT IS

    Tôi đồng ý chia sẻ thông tin và đồng ý với Chính sách bảo mật dữ liệu cá nhân