Private Cloud là gì? Ưu nhược điểm và giải pháp xây dựng

Private Cloud là gì? Ưu nhược điểm và giải pháp xây dựng

Private Cloud là gì? là vấn đề được nhiều nhà quản trị và doanh nghiệp quan tâm đặc biệt là những tổ chức/doanh nghiệp đang muốn thay đổi mô hình quản lý truyền thống sang số hóa. Private – máy ảo dùng riêng sẽ cung cấp môi trường Cloud độc quyền cho doanh nghiệp. FPT IS xin gửi đến quý doanh nghiệp những thông tin hữu ích về Private Cloud cùng sự so sánh khác biệt của mô hình này với Public CloudHybrid Cloud qua bài chia sẻ dưới đây.

Xem them: Cloud ERP là gì? Lưu ý khi triển khai ERP đám mây

1. Private Cloud là gì?

Private Cloud (máy ảo dùng riêng) là một mô hình điện toán cung cấp một môi trường độc quyền cho các doanh nghiệp, tổ chức. Tương tự như các mô hình điện toán đám mây khác, Private Cloud cũng cung cấp tài nguyên điện toán ảo thông qua các thành phần vật lý được lưu trữ tại chỗ hoặc qua trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp.

Vì vậy, Private Cloud có thể hiểu là một dịch vụ được lưu trữ qua một mạng nội bộ dành riêng cho người dùng trong mạng đó. Máy ảo dùng riêng đem đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, có vài điểm tương đồng với Public Cloud như khả năng tự phục vụ và sao chép linh hoạt. Bên cạnh đó, Private Cloud cũng giúp doanh nghiệp tùy chỉnh và kiểm soát tài nguyên trong cơ sở hạ tầng máy tính của mình.

Các doanh nghiệp không có sự chia sẻ quyền sử dụng khi dùng Private Cloud
Private Cloud không có sự chia sẻ quyền sử dụng giữa các doanh nghiệp

Private Cloud chỉ cho phép truy cập bởi một doanh nghiệp duy nhất, doanh nghiệp có thể điều chỉnh cấu hình, quản lý môi trường dựa theo nhu cầu và mục đích vụ thể. Ngoài ra, Private Cloud chuyên dụng cũng cung cấp dịch vụ bảo mật cùng tường lửa để ngăn chặn khả năng rò rỉ, lộ dữ liệu và tài liệu.

Chính vì thế, Private Cloud cung cấp mức độ kiểm soát cao hơn so cho các tổ chức, doanh nghiệp.

Xem thêm: SAP Public Cloud | Tổng quan, Đặc điểm, Lợi ích và Ứng dụng

2. Cấu tạo của Private Cloud

Private Cloud được cấu tạo với 3 thành phần chính là ảo hóa, phần mềm quản lý và tự động hóa. 

Ảo hóa: Tận dụng hiệu quả không gian và tài nguyên

Private Cloud là công nghệ ảo hóa mạnh, có khả năng tạo ra môi trường ảo độc lập cho mỗi ứng dụng hoặc hệ thống. Thông qua việc sử dụng máy ảo dùng riêng, người dùng có thể tận dụng hiệu quả không gian và tài nguyên, giúp nâng cao hiệu suất và sự linh hoạt trong quản lý hệ thống.

Phần mềm quản lý: Đảm bảo sự an toàn, ổn định

Mỗi máy ảo sẽ có hệ điều hành và phần mềm chuyên biệt, giúp nâng cao sự ổn định và an toàn cho hệ thống. Các phần mềm quản lý có thể được cài đặt và cập nhật độc lập trên từng máy ảo, đảm bảo tính bảo mật, linh hoạt cho tổng thể hệ thống. Nhờ vậy, việc quản lý phần mềm trở nên đơn giản, dễ dàng hơn.

Tự động hóa: Tối ưu thời gian và công sức

Trong Private Cloud, tự động hóa là một yếu tố quan trọng. Các công việc như sao lưu, cài đặt, quản lý tài nguyên,… được tự động hóa giúp người quản trị hệ thống tiết kiệm được khá nhiều thời gian, công sức.

Việc kết hợp Private Cloud cùng các công cụ tự động hóa sẽ tạo ra một môi trường hoạt động linh hoạt và hiệu quả cho người dùng.

Private Cloud cho phép tự động hóa nhiều công việc
Private Cloud có sự linh hoạt và tự động hóa nhiều công việc

Xem thêm: SAP ERP System là gì? Giải pháp quản trị nguồn lực cho doanh nghiệp

3. Ưu nhược điểm của Private Cloud

3.1. Ưu điểm nổi bật

Private Cloud – máy ảo dùng riêng cho phép doanh nghiệp tận dụng nhiều lợi ích của điện toán đám mây như:

Khả năng bảo mật tối ưu đảm bảo quyền riêng tư

Các hoạt động, tài liệu, dữ liệu, tài nguyên không được sử dụng hay tiếp cận vật lý, đảm bảo tính bảo mật cao, nâng cao hiệu suất.

Tối ưu chi phí

Các doanh nghiệp sử dụng Private Cloud có nhiều lợi ích hơn so với Public Cloud mà mức chi phí không cao hơn quá nhiều, đặc biệt là với các doanh nghiệp lớn.

Mô hình này giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí vận hành
Xét về lâu dài, đây là mô hình giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí vận hành

Nâng cao khả năng kiểm soát

Doanh nghiệp có thể tự mua phần cứng và phần mềm theo mục đích sử dụng thay vì sử dụng phần cứng, phần mềm do nhà cung cấp dịch vụ Cloud cung cấp. Doanh nghiệp cũng được phép tùy chỉnh theo nhu cầu và tiến hành tùy chỉnh khi cần thông qua các tiện ích bổ sung hoặc các phát triển tùy chỉnh.

3.2. Các điểm hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, Private Cloud cũng có những điểm hạn chế nhất định:

Khu vực hoạt động

Private cho phép doanh nghiệp truy cập cục bộ vì vậy doanh nghiệp có thể gặp các khó khăn trong việc triển khai trên toàn cầu. Bên cạnh đó, chi phí mua phần cứng mới để có thể đáp ứng nhu cầu của hệ thống khá cao.

Khả năng mở rộng 

Private Cloud có dung lượng lưu trữ cố định, để có thể lưu trữ được nhiều dữ liệu hơn, doanh nghiệp cần có sự đầu tư để mở rộng và nâng cấp.

Vận hành

Doanh nghiệp cần xây dựng một bộ phận chuyên môn riêng với đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, am hiểu về CNTT  để duy trì và sử dụng Private Cloud.

Doanh nghiệp cần có đội ngũ chuyên về CNTT để quản lý và vận hành Private Cloud
Doanh nghiệp cần có các nhân viên am hiểu CNTT để quản lý và vận hành Private Cloud

Xem thêm: GROW with SAP – Giải pháp Cloud ERP thế hệ mới

4. 2 mô hình Private Cloud chính

Private Cloud có 2 mô hình chính là Private Cloud IaaS và Private Cloud PaaS. Dưới đây là những nội dung cơ bản của hai mô hình.

4.1. Iaas – Infrastructure as a service

Private Cloud IaaS (Infrastructure as a Service) cho phép doanh nghiệp tự quản lý, vận hành tất cả hạ tầng máy chủ, lưu trữ và mạng. Với mô hình này, doanh nghiệp sẽ mua hoặc thuê các thiết bị vật lý (máy chủ, thiết bị lưu trữ, thiết bị mạng) để đặt tại trung tâm dữ liệu. 

Tiếp đến, doanh nghiệp sẽ tiến hành triển khai công nghệ ảo hóa, tạo ra các máy chủ ảo để phân phối tài nguyên cho các ứng dụng và người dùng. Những tính năng của mô hình gồm:

  • Quản lý hạ tầng vật lý: Doanh nghiệp trực tiếp quản lý toàn tầng máy chủ, thiết bị mạng và lưu trữ.
  • Tính linh hoạt: Doanh nghiệp có thể tùy chỉnh, mở rộng tài nguyên máy chủ theo nhu cầu sử dụng.
  • Tiết kiệm: Doanh nghiệp có thể tối ưu chi phí cho việc thuê và sử dụng các dịch vụ Public Cloud từ các nhà cung cấp.
Private Cloud IaaS đem đến nhiều tính năng nổi trội cho người dùng
Mô hình Private Cloud IaaS có nhiều tính năng nổi trội

4.2. PaaS – Platform as a service

Mô hình Private Cloud PaaS được xây dựng dựa trên nền tảng IaaS, cung cấp cho người dùng nền tảng để phát triển và quản lý ứng dụng một cách hiệu quả, chuyên nghiệp. Mô hình này giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, tối ưu chi phí triển khai ứng dụng.

Vì vậy,  Private Cloud PaaS thường được sử dụng trong doanh nghiệp và tổ chức có quy mô lớn, đặc biệt là những công ty phát triển phần mềm. Một vài đặc điểm nổi bật của mô hình:

  • Cung cấp các công cụ phát triển ứng dụng: Ngôn ngữ lập trình, thư viện, framework.
  • Cung cấp các dịch vụ: Cơ sở dữ liệu, bảo mật, quản lý người dùng.
  • Cung cấp môi trường để chạy và quản lý các tài nguyên liên quan đến ứng dụng.
  • Cung cấp các công cụ phục vụ quản lý và giám sát ứng dụng (các báo cáo và cảnh báo).
Các doanh nghiệp có quy mô lớn nên sử dụng Private Cloud PaaS
Private Cloud PaaS đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn

Xem thêm:

5. 4 dạng Private Cloud cơ bản

5.1. Private Cloud tại chỗ

On premises Private Cloud (Private Cloud tại chỗ) có chi phí đầu tư ban đầu và chi phí duy trì khá lớn. Việc triển khai on-premises private cloud đòi hỏi doanh nghiệp sử dụng tài nguyên cơ sở dữ liệu nội bộ, mua, bảo trì, nâng cấp cơ sở hạ tầng phù hợp và đảm bảo an ninh cho hạ tầng đó. 

On-premises Private Cloud cần nhiều chi phí đầu tư và hạ tầng
On-premises Private Cloud có yêu cầu cao về chi phí đầu tư và hạ tầng

5.2. Private Cloud ảo (VPC)

VPC là một dạng Private Cloud được triển khai dựa trên cơ sở hạ tầng của Public Cloud. VPC cung cấp một môi trường an toàn và biệt lập, cho phép người dùng thực hiện các hoạt động: Chạy code, host web, quản lý dữ liệu tương tự như trong trung tâm dữ liệu truyền thống. 

VPC có tính linh hoạt và khả năng mở rộng tài nguyên của Public Cloud cùng với những biện pháp kiểm soát và bảo mật tăng cường của Private Cloud.

VPC cho phép doanh nghiệp có thể mở rộng các tài nguyên
Doanh nghiệp có thể mở rộng các tài nguyên khi sử dụng Private Cloud ảo

5.3. Private Cloud được lưu trữ

Hosted Private Cloud là dạng Private Cloud được lưu trữ ở bên ngoài thay vì tại cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp. Với mô hình này, các máy chủ đám mây sẽ được quản lý và lưu trữ từ xa bởi bên thứ 3 thay vì được cấu hình và cài đặt tại doanh nghiệp.

Hosted Private Cloud cung cấp các dịch vụ và ứng dụng riêng cho phép một doanh nghiệp duy nhất được phép truy cập. Chi phí cơ sở hạ tầng của mô hình này khá thấp bởi được hoạt động trên cơ sở hạ tầng của Public Cloud.

Hosted Private Cloud do bên thứ ba vận hành
Hosted Private Cloud được vận hành bởi bên thứ ba

5.4. Private Cloud được quản lý

Managed Private Cloud là dạng Private Cloud được quản lý hoàn toàn bởi bên thứ ba. Với mô hình này, doanh nghiệp cần mua và duy trì cơ sở hạ tầng tại trung tâm dữ liệu của bên thứ ba hoặc nhà cung cấp dịch vụ.

Đơn vị đó sẽ chịu trách nhiệm việc bảo trì, nâng cấp, hỗ trợ, quản lý từ xa các tài nguyên Private Cloud của doanh nghiệp mua và sử dụng dịch vụ. Managed Private Cloud có chi phí khá cao song nó có sự linh hoạt và tiện lợi hơn so với các giải pháp On premises.

Managed Private Cloud yêu cầu doanh nghiệp phải mua cơ sở hạ tầng để sử dụng
Doanh nghiệp cần mua cơ sở hạ tầng khi sử dụng Managed Private Cloud

6. Sự khác biệt giữa Private Cloud với Public Cloud và Hybrid Cloud

Private Cloud, Public Cloud, Hybrid Cloud là 3 dạng điện toán đám mây phổ biến và được sử dụng nhiều nhất. Dưới đây là so sánh về mặt bản chất và sự khác biệt về cách vận hành, tính năng… và chi phí triển khai.

6.1. Private Cloud và Public Cloud

Private Cloud Public Cloud
Quyền quản lý và sở hữu Private Cloud được triển khai trên cơ sở hạ tầng riêng, cho phép doanh nghiệp tự quản lý, sở hữu hạ tầng, kiểm soát hoàn toàn dữ liệu và tài nguyên. Public Cloud được cung cấp bởi một bên thứ ba, doanh nghiệp sử dụng các tài nguyên chung được chia sẻ với những người dùng khác.
Mức độ bảo mật Private Cloud có mức độ bảo mật cao bởi nhà quản trị có thể tự thiết lập các chính sách bảo mật phù hợp với nhu cầu và thực trạng hiện tại của doanh nghiệp. Mô hình này có độ bảo mật thấp hơn Private Cloud, có nguy cơ gặp phải các rủi ro về bảo mật do dữ liệu được lưu trữ trên các máy chủ được chia sẻ với người dùng khác.
Hiệu suất và tính linh hoạt Private Cloud có hiệu suất cao, doanh nghiệp có khả năng tùy chỉnh hạ tầng Cloud theo nhu cầu cụ thể, không bị phụ thuộc vào nguồn tài nguyên chia sẻ như Public Cloud.  Public Cloud có khả năng mở rộng nguồn tài nguyên một cách nhanh chóng và linh hoạt.
Chi phí triển khai và vận hành Doanh nghiệp cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng riêng và có chi phí duy trì hàng tháng. 

Việc quản lý và bảo trì đòi hỏi nguồn lực và nhân lực chuyên nghiệp, vì vậy doanh nghiệp cần có thêm nguồn chi phí cho đội ngũ nhân sự. 

Nguồn chi phí cần thiết thấp hơn Private Cloud. Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và dễ dàng mở rộng khi cần thiết.

Chi phí sẽ được trả linh hoạt với mô hình trả tiền theo nhu cầu và mục đích sử dụng của doanh nghiệp.

Có sự khác biệt giữa Private Cloud và Public Cloud
Hai mô hình Private Cloud và Public Cloud có nhiều điểm khác biệt

6.2. Private Cloud và Hybrid Cloud

Private Cloud là mô hình dịch vụ đám mây được triển khai và quản lý bởi một tổ chức hoặc doanh nghiệp riêng. Private Cloud có các ưu điểm về:

  • Khả năng bảo mật dữ liệu và thông tin
  • Khả năng kiểm soát dữ liệu tốt
  • Khả năng tùy chỉnh linh hoạt theo nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp
  •  Hiệu suất cao

Hybrid Cloud là sự sự kết hợp của Private Cloud và Public Cloud, cho phép doanh nghiệp sử dụng cả hai mô hình để tối ưu hiệu suất và tính linh hoạt. Hybrid Cloud có các ưu điểm nổi bật về:

  • Khả năng mở rộng linh hoạt giữa các mô hình
  • Chi phí linh hoạt dựa theo nhu cầu sử dụng
  • Khả năng tích hợp các dịch vụ từ hai mô hình Private Cloud và Public Cloud
Hybrid Cloud được kết hợp giữa Private Cloud và Public Cloud
Hybrid Cloud là sự sự kết hợp giữa Private Cloud với Public Cloud

7. Hướng dẫn thiết lập Private Cloud chi tiết

Dưới đây là các bước cơ bản để doanh nghiệp có thể xây dựng và triển khai mô hình Private Cloud:

Bước 1: Xác định mục đích

Trước khi tiến hành thiết lập Private Cloud, doanh nghiệp cần nắm bắt và xác định chính xác các yêu cầu kinh doanh, sự ảnh hưởng của các quy định về bảo mật và các vấn đề về vận hành.

Bước 2: Xác định khối lượng xử lý

Doanh nghiệp xác định rõ các loại ứng dụng, dữ liệu ứng dụng sẽ chạy trên Private Cloud thông qua việc phân chia khối lượng xử lý vào các ứng dụng, dữ liệu và cơ sở hạ tầng.

Bước 3: Xác định phần cứng

Để xác định phần cứng, doanh nghiệp lấy tham số được xác lập ở bước 2 và nâng quy mô (sizing) lên hệ thống hardware sẽ phục vụ được cho thời điểm hiện tại và trong tương lai.

Bước 4: Xác định phần mềm: 

Doanh nghiệp cần xác định rõ về mong muốn trả/không trả phí bản quyền của mình. Nếu doanh nghiệp thiên về giải pháp mã nguồn mở (open source) thì OpenStack sẽ là lựa chọn hàng đầu và phù hợp.

Bước 5: Xác định cấu trúc mạng

Doanh nghiệp tiến hành xác định mô hình network sẽ hoạt động trên hệ thống Private Cloud.  Với cấu hình network vật lý, các thành phần network được định nghĩa thông qua phần mềm (software-defined) nếu có, bảo mật và quản trị mạng.

Bước 6: Xác lập bảo mật: 

Tại bước 6, doanh nghiệp tiến hành lập kế hoạch quản lý định danh và truy cập (IAM). IAM là cách tiếp cận công nghệ và bảo mật cho phép các doanh nghiệp truy cập đúng tài nguyên, vào đúng thời điểm một cách hiệu quả.

Bước 7: Xác định cơ chế quản lý:

Sau khi áp dụng dịch vụ Cloud nhất định, doanh nghiệp sẽ không thể theo dõi và quản lý được tất cả. Vì vậy, việc lên kế hoạch trước cho mô hình quản lý dịch vụ là điều cần thiết và gần như bắt buộc.

Bước 8: Quy trình và công cụ quản lý:

Trong bước này, doanh nghiệp sẽ xác định các hoạt động giám sát, cơ sở hạ tầng vật lý, gồm: Mạng, nguồn điện,…

Bước 9: Triển khai: 

Sau khi hoàn thiện các bước trên, doanh nghiệp sẽ thực hiện triển khai cụm Private Cloud, bao gồm phần cứng và phần mềm trong data center.

Bước 10: Kiểm tra

Khi đã triển khai Private Cloud, đội ngũ chuyên viên sẽ xác định các quy trình test nhằm xác minh doanh nghiệp đang đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và có sự chuẩn bị tốt cho các vấn đề bảo mật, downtime hoặc các lỗi có thể xảy ra.

Bước 11: Vận hành

Sau khi hoàn thiện tất cả các bước trên, doanh nghiệp sẽ các định cách thức vận hành Cloud, liên quan đến việc giám sát, tự động hóa, bảo mật, quản trị,…

Doanh nghiệp xây dựng và triển khai Private Cloud theo hướng dẫn
Doanh nghiệp tiến hành xây dựng triển khai Private Cloud theo những bước ở trên

Các bài viết liên quan:

Qua những chia sẻ của FPT IS trong bài viết, khái niệm về Private Cloud là gì? cùng đặc điểm, tính năng nổi bật đã được làm rõ. Private Cloud chỉ cho phép một doanh nghiệp duy nhất được quyền truy cập và sử dụng, vì vậy mức độ kiểm soát và bảo mật cao, đặc biệt phù hợp với các tổ chức, doanh nghiệp có quy mô lớn và nguồn dữ liệu, thông tin khổng lồ. Doanh nghiệp cần cân nhắc vào mục đích, nhu cầu và tình hình tài chính để lựa chọn giải pháp Cloud phù hợp.

Để được tư vấn chi tiết về mô hình và hướng triển khai Private Cloud, quý doanh nghiệp vui lòng bấm để lại thông tin liên hệ TẠI ĐÂY để nhận được FPT IS tư vấn miễn phí.

Chia sẻ:
Img Contact

Đăng ký nhận tin tức mới nhất từ FPT IS

    Tôi đồng ý chia sẻ thông tin và đồng ý với Chính sách bảo mật dữ liệu cá nhân