CERs là gì? Vai trò của CERs trong bảo vệ môi trường

CERs là gì? Vai trò của CERs trong bảo vệ môi trường

CERs không chỉ là một chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính được áp dụng để ngăn chặn khí thải carbon dioxide mà nó còn là một loại hàng hóa đặt biệt. Việc “bán” tín chỉ CERs cho các nước phát triển đang dần phát triển ở Việt Nam. Các thương vụ này không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn mang lại lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp, quốc gia. Cùng tìm hiểu rõ hơn về chứng chỉ này qua nội dung bài viết dưới đây.

Tìm hiểu thêm: Chuyển đổi xanh là gì? Áp dụng chuyển đổi xanh vào doanh nghiệp

1. Tìm hiểu về chứng chỉ CERs là gì?

CERS viết tắt của Certified Emissions Reduction, là chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính. Chứng chỉ này được coi như một loại “tín chỉ carbon” – một loại hàng hóa đặc biệt có thể trao đổi, mua bán giữa các quốc gia hoặc doanh nghiệp.

Những đơn vị sở hữu chứng chỉ phát thải khí nhà kính có thể bán lại chứng nhận này cho những đơn vị hay quốc gia có nhu cầu, với nguyên tắc thuận mua vừa bán. Đơn vị bán sẽ được tăng thu nhập, còn đơn vị mua sẽ tránh được việc bị phạt khi phát thải CO2 quá mức quy định.

CO2 là loại khí nhà kính chủ yếu nên được lấy làm đơn vị quy đổi trong các chứng chỉ, chứng nhận liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính

CERs là chứng chỉ giảm phát thải khí carbon dioxide ra môi trường
CERs là chứng chỉ giảm phát thải khí carbon dioxide ra môi trường

Đối với các quốc gia tham gia vào Nghị định thư Kyōto năm 1997  và cam kết giảm phát thải khí nhà kính, Nghị định đã đưa ra 3 cơ chế mềm dẻo giúp các quốc gia thực hiện nghĩa vụ giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính:

  • “Mua bán phát thải” (mua bán CERS giữa các nước phát triển)
  • “Đồng thực hiện” (mua bán CERS thông qua các dự án giảm phát thải tại các nước phát triển)
  • “Cơ chế phát triển sạch – CDM” (CDM là cơ chế giúp các nước đang phát triển đạt được mục tiêu phát triển bền vững, đồng thời giúp các quốc gia phát triển đạt được mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính thông qua các dự án được thiết lập tại các nước đang phát triển. Đây cũng là cơ chế duy nhất liên quan đến các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, có thể tham gia chương trình giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính. 

Hiểu đơn giản, theo Nghị định này, các nước công nghiệp phát triển cam kết phải giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, đặc biệt là khí CO2. Trong bối cảnh chưa thể giảm lượng khí thải, các nước này được phép “mua” lại chứng chỉ giảm khí phát thải từ các nước đang phát triển (chẳng hạn như Việt Nam).

Xem thêm: Net zero carbon emissions là gì? Tầm quan trọng của phát thải ròng bằng 0

2. Lợi ích của CERs trong việc bảo vệ môi trường

Trong những năm trở lại đây, việc sử dụng chứng chỉ giảm phát thải CERs có thể chuyển nhượng như là công cụ chính sách môi trường dựa trên thị trường đã được các nhà hoạch định chính sách ngày càng quan tâm. Chính sách này cũng được coi như một công cụ kiểm soát ô nhiễm hiệu quả từ những năm 2000, mang lại nhiều lợi ích có thể kể đến như:

2.1. Nâng cao ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường cả người dân

Tín chỉ giảm phát thải CERs là một trong những phương pháp lý tưởng để kiểm soát mức độ khí thải phát ra môi trường thông qua việc xác định tổng số tín chỉ.

Từ đó nâng cao ý thức của các cơ sở phát thải nói riêng và cộng đồng nói chung khi sử dụng các nguồn năng lượng có phát thải ra môi trường. Thêm vào đó là việc nghiên cứu và triển khai nguồn năng lượng xanh tốt cho khí quyển.

Tín chỉ giảm phát thải giúp con người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
Tín chỉ giảm phát thải giúp con người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

2.2. Tạo sự cân bằng phát triển giữa các khu vực

Mỗi tấn khí thải thải vào môi trường ở bất kỳ nơi nào trên thế giới đều như nhau, vì vậy thông qua việc áp dụng CERs, sẽ tạo nên sự cân bằng trong phát triển của các khu vực địa lý.

Các nước đang phát triển nhờ các dự án carbon mà có được sự đầu tư cho bảo vệ môi trường, tiếp nhận kỹ thuật tiên tiến và đồng thời cũng có thêm một khoản thu nhờ bán các tín chỉ carbon cho các nước phát triển. 

Các nước phát triển với tư cách là bên mua tín chỉ carbon cũng tiết kiệm được chi phí để cân bằng số lượng tín chỉ carbon bởi các dự án thực hiện ở những nước đang phát triển sẽ ít tốn kém hơn nhiều so với một dự án tương tự triển khai ở các nước phát triển.

Thông qua chứng chỉ giảm phát thải CERs giúp các nước khu vực phát triển cân bằng, bền vững
Thông qua chứng chỉ giảm phát thải CERs giúp các nước khu vực phát triển cân bằng, bền vững

Mời bạn theo dõi: ESG là gì? Tiêu chuẩn, chiến lược và quy trình lập báo cáo ESG

2.3. Phát triển công nghệ mới

Thông qua các yêu cầu, cam kết thực hiện giảm phát thải, các doanh nghiệp sẽ có động lực ứng dụng công nghệ cao và phát triển kỹ thuật tiên tiến có tính thân thiện đối với môi trường.

Đồng thời CERS còn giúp các chuyên gia có cơ hội tiếp cận thông tin và kiến thức mới nhất về công nghệ góp phần thúc đẩy phát triển nhanh chóng và hiệu quả.

Ứng dụng công nghệ cao giúp giảm thiểu việc sử dụng các nguồn năng lượng gây hại
Ứng dụng công nghệ cao giúp giảm thiểu việc sử dụng các nguồn năng lượng gây hại

2.4. Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác quốc tế

Chứng chỉ CERS giúp thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế, trao đổi về công nghệ và nghiên cứu về lĩnh vực giảm phát thải môi trường giữa các quốc gia. Theo yêu cầu của Liên Hợp Quốc,  lượng phát thải của mỗi quốc gia được quy định ở một mức cho phép. 

Tuy nhiên, một quốc gia cũng có thể tăng mức phát thải hơn quy định cho phép nếu mua được tín chỉ carbon của nước khác không sử dụng hết.

Chứng chỉ giảm phát thải CERs thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa các nước với nhau
Chứng chỉ giảm phát thải CERs thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa các nước với nhau

Tham khảo: Tín dụng xanh là gì? Có vai trò quan trọng như thế nào?

3. Câu hỏi thường gặp về CERs 

Dưới đây là một số câu trả lời mà FPT IS tổng hợp và giải đáp cho bạn đọc về CERs:

3.1. Mỗi đơn vị CERs có giá bán bao nhiêu trên thị trường?

1 CER được quy ước bằng với một tấn khí CO2. Trước đây, giá bán mỗi đơn vị CERs dao động khoảng 8 – 16 USD/ đơn vị. Trong những năm gần đây, giá bán CERs trên thị trường đã tăng lên khoảng 30 USD/ đơn vị.

3.2. Thị trường giao dịch CERs ở Việt Nam hiện nay như thế nào?

Trên thế giới, chứng chỉ CERS được giao dịch trên thị trường dưới 2 hình thức chủ yếu:

  • Các nước phát triển mua CERS thông qua việc đầu tư vào các dự án giảm phát thải ở các quốc gia đang phát triển.
  • Trao đổi, mua bán CERS giữa các quốc gia đang phát triển. Cụ thể nước phát thải khí nhà kính nhiều sẽ mua mức phát thải chưa dùng đến của các quốc gia khác.

Nước ta không thuộc những quốc gia phải cắt giảm khí thải, bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những vùng đất lý tưởng tạo ra lượng CERS tiềm năng, mang lại lợi nhuận lớn từ việc bán CERS bởi các khu rừng ở Việt Nam có thể hấp thụ khí CO2 tốt hơn rất nhiều so với rừng ở các quốc gia khác. Nhiều nhà đầu tư đã chọn Việt Nam để phát triển các dự án CDM. 

Hiện nay, Việt Nam đã sở hữu 79 dự án bán tín chỉ giảm phát thải cho các nước phát triển. Điều này giúp các nhà đầu tư trong nước thu về được hàng chục triệu đô la Mỹ mỗi năm. Có thể thấy thị trường giao dịch CERs ở Việt Nam hiện nay rất tiềm năng.

Các bài viết liên quan:

Như vậy, FPT IS đã giải đáp về “CERs là gì?” cho bạn đọc và các thông tin liên quan. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về chứng chỉ giảm phát thải CERs  và tầm quan trọng của nó đối với môi trường.

Chia sẻ:
Img Contact

Đăng ký nhận tin tức mới nhất từ FPT IS

    Tôi đồng ý chia sẻ thông tin và đồng ý với Chính sách bảo mật dữ liệu cá nhân