Chìa khóa cho bài toán Công bằng Y tế (Health Equity)

Chìa khóa cho bài toán Công bằng Y tế

Công bằng Y tế hay việc tạo ra sự bình đẳng trong khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe là yếu tố quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe cộng đồng; đồng thời tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế. Theo đó, để đảm bảo Công bằng Y tế, công nghệ được coi là động lực then chốt.

Nỗ lực thúc đẩy Công bằng Y tế

Theo một báo cáo của Mckinsey, những cải thiện về sức khỏe toàn cầu đã đóng góp khoảng 1/3 tổng tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế lớn. Trong đó, Công bằng Y tế hay việc tạo ra sự bình đẳng trong khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe là yếu tố quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe ở cấp độ cá nhân, cộng đồng; đồng thời tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế. 

Tại Việt Nam, Chính phủ đã nỗ lực giải quyết những vấn đề trong việc chăm sóc sức khỏe, điều trị khám chữa bệnh trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, tình trạng tắc nghẽn, quá tải ở các Bệnh viện tuyến trên; Dữ liệu Y tế thiếu kết nối, liên thông chia sẻ, phân mảnh… khai thác không hiệu quả; Thiếu thuốc, hoá chất, vật tư y tế, trang thiết bị..; Thời gian chờ đợi lâu… vẫn diễn ra, trở thành vấn đề “đau đầu” của nhiều cơ sở khám chữa bệnh.

Trong bối cảnh đó, công nghệ hay chuyển đổi số được xem là chìa khóa cốt lõi. Nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã phát triển những giải pháp công nghệ nhằm giải quyết các bài toán đặc thù trên. Nhưng do kinh phí hạn chế, thiếu hành lang pháp lý… nên tốc độ ứng dụng còn nhiều hạn chế, quy mô nhỏ, manh mún.

1. Công Nghệ Giúp đảm Bảo Công Bằng Y Tế Cho Người Dân.

Công nghệ giúp đảm bảo Công bằng Y tế cho người dân.

Từ đó, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Luật khám chữa bệnh mới (Luật 15/2023/QH15), Thông tư quy định định hướng dẫn luật cũng nhanh chóng được hoàn thiện và ban hành có hiệu lực 31/12/2023 mở ra rất nhiều cơ hội cho Y tế số, giải quyết được nhiều điểm nghẽn lâu nay.

Lần đầu tiên, CNTT được tính vào chi phí để cấu thành lên giá của dịch vụ khám, chữa bệnh (Điều 110, Luật KCB 15/2023/QH15), giúp các cơ sở y tế tăng cường đầu tư CNTT, dự đoán sẽ có làn sóng ứng dụng CNTT Y tế mạnh mẽ trong công tác chăm sóc sức khoẻ, khám, điều trị bệnh.

Đặc biệt, Luật Khám chữa bệnh đã công nhận Hồ sơ bệnh án điện tử và Hồ sơ bệnh án được lập bằng giấy có giá trị pháp lý như nhau. Đây là điểm đặc biệt, thúc đẩy quá trình số hoá, quá trình triển khai Bệnh án điện tử diễn ra nhanh chóng, rộng khắp trên toàn quốc.

Cùng với luật Khám chữa bệnh, các cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế cũng gấp rút hoàn thành các nghị định, thông tư hướng dẫn về Quản lý dữ liệu Y tế, cho thấy tầm quan trọng và tính bức thiết trong việc hình thành, quản lý, khai thác, chia sẻ các Cơ sở dữ liệu quốc gia, vùng, tỉnh thành về Y tế

Công nghệ – Động lực thúc đẩy Công bằng Y tế 

Trước điều kiện thuận lợi từ hành lang pháp lý, các công ty công nghệ có nhiều cơ hội để tham gia tạo lập và hình thành nền Y tế số quốc gia, đảm bảo sự bình đẳng trong tiếp cận Y tế cho mỗi người dân. Doanh nghiệp có thể tạo ra các công cụ và tập trung vào các yếu tố sau: Tăng khả năng tiếp cận dịch vụ Y tế; Giải quyết các nhu cầu chưa được đáp ứng của người dân; Cá nhân hóa việc chăm sóc sức khỏe dựa trên dữ liệu lịch sử về sức khỏe của người bệnh.

Là thành viên của Tập đoàn FPT – tên tuổi dẫn đầu về CNTT và Viễn thông tại ASEAN, trực tiếp tham gia vào quá trình giải quyết các bài toán khó của ngành Y, Công ty Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) thấu hiểu rằng đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số chính là giải pháp then chốt giúp giảm bớt các gánh nặng và áp lực một cách hiệu quả và đồng bộ, từ đó góp phần kiến tạo Công bằng Y tế, mang lại niềm hạnh phúc cho người dân dựa trên công nghệ số.

Trong lĩnh vực Y tế, kinh nghiệm và uy tín của FPT IS được đúc kết, khẳng định từ hơn 23 năm hợp tác và đồng hành cùng các bệnh viện nói riêng và ngành Y tế nói chung. Bề dày lịch sử cùng những thành tựu, giải pháp công nghệ đã được triển khai ứng dụng thành công tại hơn 300 bệnh viện, 6 Sở Y tế trên cả nước là minh chứng cho năng lực cốt lõi và uy tín của FPT IS. 

Dựa trên nguyên lý “lấy người bệnh làm trung tâm”, Hệ sinh thái Y tế thông minh của FPT IS bao gồm các hệ thống quản lý, điều hành bệnh viện cùng các phần mềm, ứng dụng chăm sóc y tế, chăm sóc sức khỏe từ xa, phục vụ trực tiếp cho nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ chuyên môn tại các Sở Y tế và cơ sở khám/chữa bệnh, đồng thời cung cấp cho người dân đa dạng các kênh tiếp cận dịch vụ khám/chữa bệnh. Các phần mềm, hệ thống, ứng dụng tiên tiến của FPT IS được xây dựng như một hệ sinh thái giải pháp toàn diện, phục vụ đa chiều cho các nhóm đối tượng từ lãnh đạo quản lý (cấp ngành, cấp địa phương, cấp bệnh viện), cho tới các nhân viên y tế và đặc biệt là người dân.

Hệ sinh thái giải pháp y tế thông minh của FPT IS với kiến trúc tổng thể gồm ba phần chính: Hệ thống Quản lý bệnh viện thông minh; Hệ thống Quản lý, điều hành thông minh; Hệ thống Chăm sóc sức khỏe cộng đồng thông minh. Từ đó, 11 giải pháp công nghệ trọng yếu cho các bài toán đặc thù ngành Y đã được xây dựng, tiêu biểu như: Phần mềm Quản lý bệnh viện FPT.eHospital 2.0+, Hệ thống quản lý bệnh án điện tử – FPT. EMR; Nền tảng bảo hiểm số – AZINSU, Phần mềm quản lý phòng xét nghiệm – FPT. eLab 4.0, Sổ khám bệnh điện tử FPT.CaresBook…

Trong đó, Hệ thống quản lý bệnh án điện tử – FPT.EMR là giải pháp toàn diện trong việc số hóa hồ sơ bệnh án, hướng tới mô hình bệnh viện không giấy tờ, phục vụ nhu cầu tra cứu, khám/chữa bệnh của người dân cũng như nhu cầu quản lý tại các cơ sở y tế. Giải pháp giúp: Giảm 10 lần thời gian ký, phân loại, sắp xếp, lưu trữ hồ sơ bệnh án; Giảm 20 lần thời gian xử lý yêu cầu mượn hồ sơ bệnh án; Lưu trữ hồ sơ bệnh án 100% online; Mã hóa dữ liệu mỗi 30 phút, đảm bảo an toàn thông tin; Thuận tiện cho bác sĩ, nhân viên y tế trong ký số, tra cứu hồ sơ dữ liệu.

2. Hệ Thống Quản Lý Bệnh Án điện Tử Fpt.emr Giúp Số Hóa Toàn Diện Hồ Sơ Bệnh Án.

Hệ thống quản lý bệnh án điện tử – FPT.EMR giúp số hóa toàn diện hồ sơ bệnh án.

Năm 2020, FPT IS ký hợp đồng triển khai FPT.eHospital 2.0+ và FPT.EMR tại Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ cho 14 bệnh viện, 8 phòng khám đa khoa và phòng khám bác sĩ gia đình của Hoàn Mỹ. Bên cạnh đó, FPT IS cũng triển khai FPT.EMR cho Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng từ tháng 09/2019, được đánh giá đạt mức 7 – mức cao nhất về ứng dụng CNTT tại các cơ sở khám chữa bệnh theo quy định tại Thông tư 54 ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế, và là bệnh viện đầu tiên trên cả nước được Bộ Y Tế kiểm tra đánh giá và công nhận triển khai bệnh án điện tử.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc cải tiến và triển khai hệ sinh thái các sản phẩm Y tế đến các bệnh viện, cơ sở y tế trên cả nước, FPT IS đã được trao nhiều Danh hiệu, Giải thưởng cao quý như: Danh hiệu Sao Khuê năm 2006, 2009, 2018 và 2020; Giải vàng ASEAN ICT Awards (AICTA) 2012; Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2019, 2020. Đặc biệt, Tập đoàn FPT cũng là đơn vị được Bộ Y tế lựa chọn ký thỏa thuận hợp tác về ứng dụng và phát triển CNTT Y tế giai đoạn 2018 – 2028, hướng đến mục tiêu chuyển đổi số toàn diện, hiệu quả, mang lại giá trị thiết thực cho người dân.

Trong thời gian tới, FPT IS sẵn sàng công nghệ, nguồn lực để đồng hành, sát cánh cùng ngành Y tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình Y tế số, đảm bảo công bằng trong tiếp cận dịch vụ Y tế tới mỗi người dân, kiến tạo hạnh phúc và thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.

—-

Bài viết độc quyền bởi Chuyên gia FPT IS

Ông Nguyễn Duy Hiền – Phó Giám đốc Khối Chăm sóc sức khỏe, FPT IS (thành viên Tập đoàn FPT)

Bài đăng trên Tạp chí Bệnh viện tháng 1/2024.

Chia sẻ:
Img Contact

Đăng ký nhận tin tức mới nhất từ FPT IS

    Tôi đồng ý chia sẻ thông tin và đồng ý với Chính sách bảo mật dữ liệu cá nhân