Doanh nghiệp số là gì? Tầm quan trọng mô hình doanh nghiệp số

Doanh nghiệp số là gì? Tầm quan trọng mô hình doanh nghiệp số

Trong bối cảnh phát triển công nghệ hiện đại, doanh nghiệp số là một trong những xu hướng kinh doanh số hóa mang lại nhiều giá trị cho tổ chức. Để hiểu rõ hơn về mô hình doanh nghiệp điện tử, khám phá bài viết này cùng FPT IS.

Tham khảo: Chiến lược chuyển đổi số giúp doanh nghiệp thành công trên đường đua số

1. Doanh nghiệp số là gì?

Doanh nghiệp số (Digital Enterprise) là một thuật ngữ dùng để miêu tả các tổ chức, doanh nghiệp áp dụng công nghệ số vào mô hình kinh doanh nhằm tăng năng suất làm việc, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo ra các giá trị bền vững. 

Doanh nghiệp số thực hiện các quá trình chuyển đổi số nhờ áp dụng công nghệ như Big data, Blockchain, Trí tuệ nhân tạo AI, IoT, và nhiều ứng dụng công nghệ khác vào quy trình vận hành và hoạt động của doanh nghiệp.

doanh nghiệp số
Digital Enterprise là mô hình áp dụng công nghệ kỹ thuật vào hoạt động kinh doanh tổ chức

Xem thêm: Top 10 phần mềm quản lý bệnh viện (HIS) tối ưu nhất

2. Tầm quan trọng mô hình doanh nghiệp số

Mô hình doanh nghiệp số là giải pháp giúp doanh nghiệp gia tăng năng suất, tối ưu hóa quy trình, hoạt động quản lý, kinh doanh của tổ chức, mang lại nhiều lợi ích như:

2.1. Tối ưu hóa quy trình vận hành trong doanh nghiệp

Mô hình doanh nghiệp số đã và đang ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại vào công việc vận hành, quản lý các quy trình kinh doanh, sản xuất của tổ chức. Điều này giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, cắt giảm nhân lực, giảm thiểu rủi ro và chi phí vận hành.

Doanh nghiệp số
Ứng dụng công nghệ vào toàn bộ hệ thống doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa quy trình

2.2. Số hóa quy trình vận hành

Việc áp dụng doanh nghiệp điện tử giúp tổ chức tối ưu quy trình kinh doanh, cơ cấu tổ chức phòng ban một cách tự động hóa và cải thiện hiệu suất làm việc nhờ sử dụng công nghệ hiện đại. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng điện toán đám mây để lưu trữ và quản lý dữ liệu.

2.3. Tối ưu việc thu thập và phân tích dữ liệu

Mô hình doanh nghiệp số hỗ trợ người dùng thu thập và phân tích dữ liệu một cách nhanh chóng, chính xác. Với sự hỗ trợ của công nghệ Big data và các công cụ phân tích khác, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu và tâm lý khách hàng cũng như xu hướng thị trường, tình hình kinh tế hiện tại. 

Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra chiến lược phù hợp để thúc đẩy sự phát triển kinh doanh bền vững.

doanh nghiệp số
Áp dụng công nghệ hiện đại vào quy trình vận hành của doanh nghiệp

Hỗ trợ doanh nghiệp tổng hợp và phân tích dữ liệu

2.4. Tiếp cận khách hàng mục tiêu

Khách hàng là yếu tố cốt lõi để doanh nghiệp xác định mục tiêu, chiến lược kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Vì vậy, việc áp dụng doanh nghiệp số sẽ giúp công ty, tổ chức phân tích hành vi, tâm lý khách hàng để đưa ra chiến lược cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt nhất.

doanh nghiệp số
Dễ dàng tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu

Ngoài ra, doanh nghiệp sử dụng nền tảng truyền thông để dễ dàng tiếp cận khách hàng và đưa sản phẩm, dịch vụ đến gần hơn với người tiêu dùng thông qua, website, mạng xã hội, các kênh thương mại điện tử,…

2.5. Sáng tạo, linh hoạt

Khả năng đổi mới, linh hoạt và sáng tạo được ứng dụng mô hình chuyển đổi số giúp doanh nghiệp thích ứng nhanh chóng với phương thức kinh doanh mới của thị trường hiện nay. Hơn nữa, doanh nghiệp, tổ chức có thể truy cập dữ liệu và quản lý các hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Doanh nghiệp số
Chuyển đổi hệ thống linh hoạt, phù hợp với tình hình kinh tế, thị trường

2.6. Sản phẩm, dịch vụ đa dạng mở rộng

Với công nghệ chuyển đổi số, doanh nghiệp nâng cao tính sáng tạo, cung cấp nhiều phiên bản dịch vụ và sản phẩm khác nhau. Từ đó, tạo ra sự đa dạng trên thị trường, nâng cao các trải nghiệm và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Doanh nghiệp số
Mở rộng quy mô sản phẩm, dịch vụ tại doanh nghiệp

Xem thêm: Xây dựng và thực hiện quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp thành công

3. Các mô hình doanh nghiệp số tiêu biểu

Một số mô hình doanh nghiệp điện tử được ứng dụng phổ biến hiện nay như:

Mô hình Freemium

Đây mô hình kinh doanh sử dụng một phần sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp miễn phí cho người dùng (nếu người dùng có nhu cầu sử dụng dịch vụ cao cấp thì sẽ tính phí). Đây là mô hình phổ biến trong các lĩnh vực phần mềm, ứng dụng di động và các dịch vụ trực tuyến…

Lợi ích

  • Tạo khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu. 
  • Tăng khả năng tương tác giữa người tiêu dùng với sản phẩm, dịch vụ.
  • Tạo doanh thu từ các tính năng cao cấp khi người dùng sẵn sàng trả phí.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển và nâng cao sản phẩm, dịch vụ dựa trên đánh giá người dùng miễn phí.

Mô hình thị trường

Là mô hình thương mại điện tử sử dụng hình thức kinh doanh trên nền tảng trực tuyến để thực hiện các hoạt động mua bán, trao đổi dịch vụ. Qua đó, nhà cung cấp, phân phối có thể kết nối với người tiêu dùng. Mô hình này bao gồm các giao dịch giữa các doanh nghiệp (B2B), giữa doanh nghiệp với khách hàng (B2C), giữa các khách hàng với nhau (C2C)… trên nền tảng website, thương mại điện tử, Facebook,…

  • Tạo môi trường kinh doanh trực tuyến cho nhà cung cấp và sự thuận tiện cho người tiêu dùng.
  • Giúp nhà cung cấp tăng khả năng tiếp cận với khách hàng tiềm năng, cung cấp nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng.
  • Các doanh nghiệp với mô hình thị trường có thể thu phí các nhà bán hàng/cung cấp khi sử dụng nền tảng kinh doanh của họ.
  • Tạo môi trường cạnh tranh công khai giữa các nhà cung cấp.

Mô hình này đã được nhiều “ông lớn” áp dụng và thành công. Một số cái tên phải kể đến như: Shopee, Amazon, Airbnb…

Mô hình kinh tế chia sẻ

Các cá nhân, tổ chức chia sẻ kỹ năng, tài sản, dịch vụ của mình thông qua nền tảng trực tuyến. Cá nhân, tổ chức có thể chia sẻ nhà ở, phương tiện di chuyển, kỹ năng kinh doanh, kỹ năng nấu ăn,… để tạo ra thu nhập.

  • Tạo cơ hội cho các cá nhân, tổ chức tăng thu nhập bằng cách chia sẻ kỹ năng, tài sản, dịch vụ với người khác.
  • Tăng khả năng sử dụng, khai thác tài nguyên hiệu quả, giảm lãng phí và các tác động tiêu cực đến môi trường.
  • Tạo cơ hội giao lưu, tương tác, kết bạn với người khác trên nền tảng này.
  • Tiết kiệm chi phí và tăng tính tiện ích cho khách hàng khi sử dụng tài sản, dịch vụ, kỹ năng đã được chia sẻ.

Mô hình Drop Shipping

Là mô hình thương mại điện tử, trong đó người bán không cần nhập và lưu trữ hàng hóa trong kho. Khi khách đặt hàng, người bán sẽ đặt mua trực tiếp sản phẩm từ đơn vị cung cấp, đơn vị cung cấp sẽ gửi đến khách hàng. Với mô hình này người bán không cần đầu tư quá nhiều vốn và lo sợ việc tồn kho hoặc quản lý kho hàng. Tuy nhiên, người bán không thể kiểm soát được quá trình vận chuyển hàng hóa.

  • Không cần đầu tư vốn quá nhiều.
  • Giảm thiểu các rủi ro vì người bán không ôm hàng, không giữ hàng.
  • Tập trung vào chiến dịch quảng cáo và bán hàng.

Thương mại điện tử (E-commerce)

Là mô hình kinh doanh trực tuyến, trong đó các hoạt động mua bán được thực hiện thông qua trực tiếp, chẳng hạn trang website, kênh thương mại điện tử (Amazon, Shopee, TikTok,…) hoặc các ứng dụng di động.

  • Tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng.
  • Tạo môi trường cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp khác.
  • Tạo sự thuận tiện cho người bán và người tiêu dùng.
  • Dễ dàng quản lý dữ liệu, sản phẩm hoặc dịch vụ.

Công nghệ tài chính (Fintech)

Sử dụng công nghệ để dung cấp các dịch vụ thanh toán tài chính. Bao gồm cho vay online, thanh toán điện tử và quản lý tài chính cá nhân. 

  • Cung cấp đa dạng phương thức thanh toán.
  • Tăng khả năng quản lý tài chính của doanh nghiệp và cá nhân.
  •  Tạo thu nhập thông qua việc cho vay online.

Một số doanh nghiệp ứng dụng mô hình này có thể nói đến như MoMo, Viettel Pay, VNPay với các tính năng thanh toán điện tử, gửi tiết kiệm,…

Khởi nghiệp công nghệ phần mềm (Tech start-ups)

Tập trung phát triển và cung cấp các giải pháp công nghệ bằng cách sử dụng tiện ích công nghệ như IoT, AI, Blockchain.

  • Tạo lợi thế kinh doanh thông qua các ứng dụng thông minh.
  • Cung cấp đa dạng dịch vụ trên nền tảng trực tuyến.
  • Tạo sự tiện lợi cho người dùng và doanh nghiệp.

Ví dụ về mô hình này có thể nói đến như Grab, Be sử dụng nền tảng công nghệ để cung cấp ứng dụng đặt xe, đặt đồ ăn trên ứng dụng di động thông minh.

4. FPT IS – Đồng hành cùng doanh nghiệp xây dựng doanh nghiệp số

FPT IS là đơn vị tiên phong về tư vấn và triển khai giải pháp chuyển đổi số, tự hào hơn 30 năm đồng hành với hơn 3.200 tổ chức, doanh nghiệp lớn tại Việt Nam và trên thế giới. FPT IS mang đến bộ giải pháp chuyển đổi số toàn diện, chuyên sâu, từ  Tư vấn chuyển đổi số, những giải pháp kiến tạo Mô hình kinh doanh mới, tối ưu vận hành, nâng cao trải nghiệm khách hàng cho đến các giải pháp hạ tầng. 

Dựa trên những hiểu biết sâu sắc về ngành cùng năng lực chuyển đổi số toàn diện, FPT IS cam kết sẽ cung cấp các dịch vụ và giải pháp phù hợp với đặc thù của từng doanh nghiệp, sẵn sàng đồng hành cùng các doanh nghiệp xây dựng doanh nghiệp số để bứt phá trong thời đại 4.0.

Doanh nghiệp số
Bộ giải pháp chuyển đổi số của FPT IS, theo ngành và theo dịch vụ

Các bài viết liên quan:

Doanh nghiệp số không chỉ là việc ứng dụng công nghệ vào vận hành và kinh doanh, mà còn là thay đổi toàn diện về cách doanh nghiệp hoạt động và tương tác với khách hàng, đối tác. Đây không còn là một xu hướng mà là điều cần thiết, thậm chí bắt buộc để tồn tại và phát triển trong thời đại 4.0.. Thông qua những chia sẻ này, FPT IS hy vọng bạn có thêm những kiến thức để ứng dụng chuyển đổi số vào doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Chia sẻ:
Img Contact

Đăng ký nhận tin tức mới nhất từ FPT IS

    Tôi đồng ý chia sẻ thông tin và đồng ý với Chính sách bảo mật dữ liệu cá nhân