Chính quyền số là gì? Lợi ích Chính quyền số mang lại

Chính quyền số là gì? Lợi ích Chính quyền số mang lại

Chính quyền số là hoạt động của chính quyền được xây dựng trên nền tảng của công nghệ thông tin. Toàn bộ hoạt động của các cơ quan ở các cấp sẽ ứng dụng công nghệ thông tin để vận hành, giúp nâng cao năng suất, giảm thiểu chi phí, hoặc cung cấp dịch vụ theo hình thức trực tuyến một cách nhanh chóng, tiện lợi. Cùng tìm hiểu chính quyền số là gì, lợi ích và các giải pháp xây dựng trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: Giải pháp cho phần mềm chuyển đổi số doanh nghiệp hiệu quả

1. Chính quyền số là gì?

Chính quyền số là việc triển khai các chuyển đổi số tại các cấp chính quyền địa phương (cấp tỉnh, quận, huyện, xã,..). Toàn bộ các hoạt động của chính quyền được triển khai và vận hành trên nền tảng hệ thống công nghệ thông tin. 

Chuyển quyền số tập trung vào phát triển hạ tầng số phục vụ chính quyền địa phương một cách tập trung, thông suốt; tạo lập dữ liệu về kinh tế – xã hội phục giúp đưa những quyết định chính sách kịp thời, chính xác; tạo lập dữ liệu mở dễ dàng truy cập, sử dụng, tăng cường công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng. Bên cạnh đó, cung cấp dịch vụ công trực tuyến giúp người dân, doanh nghiệp có trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ, nhanh chóng, chính xác, giảm bớt giấy tờ và chi phí.

Chính quyền số
Triển khai chuyển đổi số tại các tỉnh thành, chính quyền địa phương

Xem thêm: Các mô hình chuyển đổi số và cách xây dựng cho doanh nghiệp

2. Lợi ích Chính quyền số mang lại

Trong những năm gần đây, việc áp dụng Chính quyền số đã mang lại nhiều lợi ích cho cả chính quyền và người dân tại Việt Nam. Cụ thể là:

Tiết kiệm nguồn lực và thời gian

Chính quyền số giúp giảm thiểu thời gian và nguồn lực cho các thủ tục hành chính. Thông qua quy trình tự động hóa và trực tuyến để loại bỏ các giai đoạn phức tạp, tối ưu hóa hiệu quả công việc.

Thông tin minh bạch và đáng tin cậy

Chính quyền số thúc đẩy tính minh bạch trong việc xác định thông tin và ra quyết định. Bởi vì các thông tin, dữ liệu được chia sẻ trực tiếp trên nền tảng kỹ thuật số một cách công khai nhằm tạo dựng niềm tin với người dân. 

Giảm thiểu các rủi ro và ngăn chặn tham nhũng

Sử dụng các biện pháp bảo mật thông tin và dữ liệu quan trọng, bao gồm mã hóa, xác thực đa yếu tố và giải pháp bảo mật nâng cao nhằm ngăn chặn truy cập trái phép. Ngoài ra, các thông tin, dữ liệu được công khai rõ ràng, minh bạch, phòng chống vấn đề tham nhũng.

Đổi mới chính trị

Sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội và các nền tảng trực tuyến để tạo cơ hội thảo luận các vấn đề chính trị cũng như sự tham gia của người dân. Chính quyền có thể thu thập, lắng nghe ý kiến của người dân trong việc thay đổi, cải thiện hệ thống chính trị cấp địa phương.

Hiệu quả trong việc quản lý

Chính phủ cung cấp các công cụ hỗ trợ việc giám sát cũng như quản lý các nguồn lực hiệu quả. Ngoài ra, Chính quyền số còn hỗ trợ phân tích dữ liệu giúp các cơ quan nhà nước đưa ra quyết định đúng đắn và cải thiện hiệu suất làm việc.

Thúc đẩy sự phát triển bền vững

Chuyển đổi số đã góp phần giúp chính quyền cập nhật các dữ liệu, thông tin một cách toàn diện về tình hình kinh tế, chính trị xã hội. Thông qua đó, chính quyền và doanh nghiệp đánh giá tình hình của xã hội, kinh tế và môi trường để đưa ra định hướng chính sách phù hợp. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp, chính quyền tìm kiếm phương pháp ứng phó kịp thời khi có sự biến động của tình hình kinh tế – xã hội.

Chính quyền số
Mô hình chuyển đổi số cấp tỉnh tại FPT IS

Tham khảo: Lộ trình chuyển đổi số tốt nhất cho doanh nghiệp 

3. Quá trình triển khai chính quyền số hiện nay

2023 là năm chính quyền số đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ, tất cả hoạt động của cơ quan nhà nước được đưa lên internet. Trước đó, nhằm đẩy mạnh quá trình triển khai chính quyền số, tháng 01/2022, Thủ tướng đã đưa ra Quyết định số 06/QĐ-TTg “Phê duyệt Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

Theo đó, trong giai đoạn 2023-2025, chính phủ đặt mục tiêu:

  • Tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính về cư trú, hộ tịch, xuất nhập cảnh, cấp căn cước công dân. 
  • 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được định danh và xác thực điện tử thông suốt, hợp nhất trên tất cả hệ thống thông tin của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương. 
  • 100% người dân khi thực hiện thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa các cấp được định danh, xác thực điện tử trên hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an đã kết nối, tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia; không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ về dân cư đã có trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư… 
  • 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và được định danh, xác thực điện tử hoặc xác thực, chia sẻ dữ liệu dân cư. 
  • 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính của cá nhân được lưu trữ điện tử với số định danh cá nhân là một thông tin bắt buộc phục vụ cho kết nối, chia sẻ, tái sử dụng…
Chính quyền số
Việt Nam đang trong giai đoạn thúc đẩy chính quyền số mạnh mẽ

Tại Hà Nội, tính đến hết quý I/2024, đã có 14/30 quận, huyện đã số hóa sổ hộ tịch; số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) đạt tỷ lệ cấp kết quả điện tử là 13,61%; tỷ lệ hồ sơ TTHC được số hóa hồ sơ, kết quả đạt 13,4%; tỷ lệ khai thác, sử dụng lại đạt 29,73%.

Nhiều cơ quan đã triển khai lắp đặt thiết bị màn hình cảm ứng, trang thiết bị CNTT để tuyên truyền hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến ở các chung cư, tổ dân phố, như tại các quận, huyện: Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Long Biên, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Hoài Đức, Chương Mỹ, Đông Anh…

Có thể nói, cùng với các quyết định và chính sách của nhà nước, chính quyền số đang được thúc đẩy vô cùng mạnh mẽ tại Việt Nam.

4. FPT.dGOV – Đồng hành cùng các Bộ/ngành/địa phương xây dựng Chính quyền số

FPT.dGOV là bộ giải pháp Chính quyền số được xây dựng bởi FPT IS – Đơn vị với 30 năm đồng hành cùng Chính phủ giải quyết nhiều bài toán trọng điểm của quốc gia. FPT.dGOV là bộ giải pháp hiện thực hóa lộ trình chuyển đổi số của các cấp chính quyền dựa trên phương pháp luận chuyển đổi số FPT Digital Kaizen.

FPT.dGOV tuân thủ đầy đủ các quy định về Kiến trúc Chính quyền điện tử 1.0 và 2.0 của Bộ Thông tin và Truyền thông, cung cấp hệ sinh thái hoàn chỉnh phục vụ chính quyền điện tử/chính quyền số/chính quyền thông minh gồm:

  • Giải pháp/ứng dụng hiện thực hoá nền tảng số của các Bộ/ngành, tỉnh/thành phố
  • Giải pháp/ứng dụng chuyên ngành phục vụ hoạt động các đơn vị chuyên ngành các cấp
  • Giải pháp/ứng dụng phục vụ người dân và doanh nghiệp
Chính quyền số
FPT IS mang đến bộ giải pháp hiện thực hóa quy trình thủ tục hành chính

FPT IS tự hào được đồng hành cùng hơn 25 tỉnh thành trên cả nước xây dựng chính quyền số, tiêu biểu với các dự án:

Hệ thống chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh

Hệ thống góp phần mang lại môi trường làm việc liên thông, hiện đại, chuyên nghiệp trên toàn tỉnh khi chữ ký số, văn bản điện tử được triển khai tới tất cả các đơn vị, việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính được máy tính hóa 100%.

Theo thống kê, hệ thống chính quyền điện tử (CQĐT) đã giúp giảm 40% thời gian đi lại của người dân để thực hiện một giao dịch, tiết kiệm 30 tỷ/năm chi phí hành chính.

Từ những hiệu quả mang lại, dự án góp phần giúp Quảng Ninh trở thành mô hình kiểu mẫu về CQĐT, đứng đầu cả nước về xếp hạng chỉ số PCI trong 6 năm liên tiếp (2017 – 2022), đứng đầu 63 tỉnh/thành phố về chỉ số PAR INDEX trong 5 năm (2017 – 2022), trở thành tỉnh đầu tiên kết nối thành công 3 hệ thống cấp quốc gia, và đạt Giải thưởng ASOCIO chính quyền số năm 2018 trao bởi tổ chức Công nghiệp điện toán Châu Á – Thái Bình Dương.

Hệ thống chính quyền điện tử TP.HCM

Bên cạnh việc cung cấp chuyên gia tư vấn về xây dựng, hoàn thiện Kiến trúc Chính quyền điện tử, Kho dữ liệu dùng chung…, FPT IS còn triển khai các nền tảng Tích hợp dữ liệu, Lưu trữ dữ liệu phi cấu trúc, Tích hợp dùng chung, Xử lý dữ liệu cho Thành phố.

Ngoài ra, FPT IS cũng triển khai Trung tâm Điều hành đô thị thông minh Quận 7 và các hệ thống thông tin kiểu mẫu cho mô hình Quận điện tử tương lại bao gồm: Hệ thống Quận điện tử cho Quận 7, Quận Bình Tân, các ứng dụng mobile Công dân số.

Tháng 07/2020, cùng với việc công bố Chương trình Chuyển đổi số, UBND TP.HCM cũng công bố “Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu thành phố (HCM LGSP)” do FPT IS triển khai.

Các bài viết liên quan:

Chính quyền số là hướng đi đúng đắn hỗ trợ chính quyền quản lý dữ liệu và giải quyết thủ tục hành chính một cách dễ dàng. Niềm tin giữa chính quyền và người dân càng ngày càng gia tăng chính là điều quan trọng và giá trị lớn nhất mà chính quyền số mang lại. FPT IS – với nguồn lực và năng lực công nghệ, sẵn sàng song hành cùng chính quyền địa phương xây dựng lộ trình thực hiện và triển khai các dự án chuyển đổi số.

Chia sẻ:
Img Contact

Đăng ký nhận tin tức mới nhất từ FPT IS

    Tôi đồng ý chia sẻ thông tin và đồng ý với Chính sách bảo mật dữ liệu cá nhân