Chính phủ số là gì? Phân biệt Chính phủ số và chính phủ điện tử
Chính phủ Việt Nam đã xác định xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số là mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Bởi khi bước vào cuộc cách mạng 4.0, không chỉ doanh nghiệp mà các cơ quan chính phủ cũng cần chuyển đổi số. Vậy chính phủ số là gì, tầm quan trọng của chính phủ số đối với nền kinh tế – xã hội như thế nào, cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Xem thêm: Khám phá những đặc điểm của chuyển đổi số mới nhất
1. Chính phủ số là gì?
Chính phủ số là quá trình chuyển đổi số của Chính phủ. Theo Bộ TT&TT, Chính phủ số là chính phủ được hoạt động, vận hành trên môi trường số, dựa trên dữ liệu và công nghệ số.
Chính phủ số giúp cung cấp dịch vụ chất lượng hơn cho người dân, thông báo chính sách mới tốt hơn, đưa ra các quyết định chính xác, kịp thời, sử dụng nguồn lực tối ưu để dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia. Từ đó, giải quyết hiệu quả các vấn đề lớn trong sự phát triển, quản lý kinh tế – xã hội.
Chính phủ số giúp tiết kiệm hiệu quả thời gian và nguồn lực cho Chính phủ
2. Phân biệt Chính phủ số và Chính phủ điện tử
Khi nói đến phát triển Chính phủ số chính là nói phát triển chính phủ điện tử. Thực chất chính phủ số đã bao hàm chính phủ điện tử. Dưới đây là một số đặc điểm cơ bản để phân biệt rõ 2 khái niệm này:
Tiêu chí | Chính phủ điện tử | Chính phủ số |
Định nghĩa | Là quá trình Chính phủ tin học hoá các hoạt động sẵn có, cung cấp các dịch vụ hành chính công trực tuyến.
Chính phủ điện tử chính là 4 KHÔNG (1) Họp không gặp mặt (2) Xử lý văn bản không giấy (3) Giải quyết thủ tục hành chính không tiếp xúc và (4) Thanh toán không dùng tiền mặt; |
Là quá trình Chính phủ chuyển đổi số, thay đổi mô hình hoạt động và quy trình làm việc.
Chính phủ số chính là Chính phủ điện tử, thêm “4 CÓ”: (1) có toàn bộ hoạt động sẵn sàng trên môi trường số, (2) Có khả năng cung cấp dịch vụ mới nhanh chóng, (3) Có khả năng sử dụng nguồn lực tối ưu và (4) Có khả năng kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế- xã hội. |
Mức độ ứng dụng công nghệ | Tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, ví dụ như nộp thuế, đăng ký hộ khẩu, xin giấy phép kinh doanh… | Sử dụng công nghệ số để chuyển đổi toàn diện hoạt động của chính phủ, bao gồm cả việc sử dụng dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, blockchain… để nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường sự tham gia của công dân và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. |
Phạm vi áp dụng | Mọi hoạt động liên quan đến dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp. | Tất cả các hoạt động của chính phủ, từ việc hoạch định chính sách, ra quyết định, quản lý nhà nước đến cung cấp dịch vụ công. |
Mức độ tác động | Giúp cải thiện hiệu quả chất lượng dịch vụ công. Tuy nhiên, tác động đến hoạt động của Chính phủ còn hạn chế. | Có thể thay đổi hoàn toàn cách thức hoạt động của chính phủ, nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường sự tham gia của công dân và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. |
Ví dụ | Cổng thông tin điện tử quốc gia, Cổng dịch vụ công quốc gia,… | Hệ thống quản lý hồ sơ, dữ liệu quốc gia, Hệ thống thông tin giám sát, điều hành,… |
Xem thêm: 12+ Phần mềm quản lý khách sạn hiệu quả nhất hiện nay
3. Lý do cần đẩy mạnh Chính phủ số
Đề án phát triển Chính phủ số giai đoạn 2021 – 2025, hướng đến năm 2030 là giải pháp đột phá nhằm thúc đẩy phát triển Chính phủ số nhanh chóng, hiệu quả và giảm chi phí. Cụ thể như sau:
3.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ
- Tự động hóa các quy trình thủ công vốn mất nhiều thời gian và dễ xảy ra lỗi.
- Tạo ra một nền tảng dữ liệu chung cho phép các cơ quan chính phủ chia sẻ dữ liệu một cách an toàn và hiệu quả.
- Sử dụng các nền tảng trực tuyến để cung cấp thông tin cho người dân về các hoạt động của chính phủ và thu thập ý kiến của họ về các vấn đề quan trọng.
- Thúc đẩy sự tham gia của công dân và doanh nghiệp trong quá trực thực hiện chính sách của Chính phủ ban hành.
- Quản lý tài chính Chính phủ tốt hơn nhờ sử dụng các công nghệ AI và big data để phân tích dữ liệu tài chính, phát hiện các trường hợp gian lận ngân sách.
Tra cứu thông tin BHXH ngày càng thuận tiên hơn với các ứng dụng VssID
3.2. Cải thiện chất lượng dịch vụ công
- Người dân có thể thực hiện các thủ tục hành chính công trực tuyến mà không cần đến trực tiếp cơ quan nhà nước.
- Người dân và doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm dịch vụ công phù hợp với nhu cầu của mình ở mọi lúc, mọi nơi.
App VNeID của Bộ công an đã giúp công dân thực hiện dịch vụ công từ xa
3.3. Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
- Hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp bằng cách cung cấp các khoản tài trợ, ưu đãi thuế và các dịch vụ hỗ trợ khác.
- Nâng cao nhận thức về đổi mới sáng tạo thông qua các chiến dịch truyền thông và giáo dục
- Thúc đẩy hợp tác giữa các bên liên quan trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, bao gồm các doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức phi lợi nhuận.
- Sử dụng dữ liệu để xác định các lĩnh vực có tiềm năng đổi mới sáng tạo cao và hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới.
Chính phủ đang cố gắng hoàn thiện 25 dịch vụ công trực tuyến
3.4. Hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội
- Cung cấp các dịch vụ công cho tất cả mọi người, bất kể họ ở đâu hay làm gì.
- Tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người.
- Xây dựng một xã hội công bằng và văn minh.
- Cải thiện chất lượng giáo dục và y tế.
- Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt.
- Nâng cao năng suất lao động và chất lượng cuộc sống của người dân.
Tham khảo: 10 Phần mềm quản lý bệnh nhân tốt nhất hiện nay
4. FPT IS đồng hành phát triển Chính phủ số
Trải qua 30 năm phát triển, FPT IS đã vinh dự được đồng hành với Chính phủ qua các giải pháp số phục vụ các bộ, ban, ngành như Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Hải quan,… ký kết đầu tư chuyển đổi số tại hơn 25 tỉnh thành trên cả nước, sẵn sàng phục vụ cho chuyển đổi số.
FPT IS vinh dự là một trong những đơn vị tiên phong đồng hành cùng Bộ Công An trong quá trình nghiên cứu và phát triển các mô hình tiện ích theo đề án 06.
Hơn 30 giải pháp và mô hình của FPT đã và đang ứng dụng thực tế theo hệ thống mô hình tiện ích của Đề án 06 về thủ tục hành chính, công dân số, phát triển kinh tế số, số hoá dữ liệu và chỉ đạo điều hành.
Mô hình hạ tầng chuyển đổi số toàn diện chính phủ dựa trên ba trụ cột chính: chính phủ số, kinh tế số, xã hội số
Cùng với đó là những dự án, giải pháp số đồng hành cùng Chính phủ trung ương và chính quyền địa phương, cụ thể là:
- Chính phủ trung ương: Hệ thống nền tảng số Tin A phục vụ Bộ Ngoại giao, Hệ thống thông tin thống kê, điều tra dân số cho Tổng cục Thống kê, Hệ thống VAT Bangladesh, Hệ thống CNTT phục vụ Bộ Công An,…
- Chính quyền địa phương: 30 mô hình ứng dụng hệ sinh thái công nghệ FPT phục vụ 5 nhóm tiện ích theo định hướng Đề án 06, Đô thị thông minh, Văn phòng số, Công dân số, Quận số…
Cùng các cơ quan chính phủ và tỉnh thành địa phương, FPT sẵn sàng song hành xây dựng lộ trình thực hiện và triển khai các dự án chuyển đổi số.
5. Câu hỏi thường gặp về Chính phủ số
Một số câu hỏi thường gặp về Chính phủ số bao gồm:
5.1. Chính phủ số phục vụ ai?
Chính phủ số phục vụ cho 3 đối tượng chính là Chính phủ, người dân và doanh nghiệp. Đồng thời hướng tới việc đơn giản hóa công việc cho các cán bộ, công chức, viên chức.
5.2. Quốc gia nào có Chính phủ số thành công nhất?
Đan Mạch và Estonia là hai quốc gia có Chính phủ số thành công nhất trên thế giới. Các quốc gia khác có Chính phủ số thành công bao gồm Hàn Quốc, Singapore, Phần Lan, Nhật Bản, Vương quốc Anh, New Zealand.
5.3. Rủi ro lớn nhất khi phát triển Chính phủ số?
Đi kèm với những lợi ích mà Chính phủ số mang lại thì rủi ro lớn nhất khi phát triển hệ thống Chính phủ số là vấn đề bảo mật và quyền riêng tư. Nếu không được kiểm soát tốt Chính phủ có thể mất chủ quyền quốc gia, an toàn và an ninh mạng.
Các bài viết liên quan:
- RPA là gì? Giải pháp tự động hóa quy trình bằng Robot (RPA)
- Chính phủ điện tử là gì? Mục tiêu và giải pháp xây dựng
Hy vọng bài viết trên của FPT IS đã giúp người đọc hiểu rõ hơn 2 khái niệm Chính phủ điện tử và Chính phủ số. Việc triển khai hiệu quả Chính phủ số sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước, cải thiện chất lượng dịch vụ công, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng một xã hội công bằng, văn minh và hiện đại.