Chuyển đổi số chính phủ – Xu thế tất yếu của mỗi quốc gia
Chuyển đổi số chính phủ hiện đang là mục tiêu hàng đầu của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng trong mục tiêu chuyển đổi số quốc gia. Các hoạt động, quy cách làm việc truyền thống đang dần được thay thế bằng việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ. Bài viết dưới đây sẽ nêu ra thực trạng, thách thức, vai trò của chính phủ chuyển đổi số tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Xem thêm: Làm sao để chuyển đổi số thành công? Xem ngay cách triển khai
1. Thực trạng chuyển đổi số của chính phủ Việt Nam
Đã đạt được những kết quả bước đầu
Năm 2014, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin với quan điểm “Ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực, song có trọng tâm, trọng điểm. Ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công,…”
Cụ thể hóa chủ trương của Đảng, năm 2015, Chính phủ đã có Nghị quyết đầu tiên tập trung về Chính phủ điện tử nhằm “Đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
Nâng vị trí của Việt Nam về Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên Hợp Quốc. Công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng”.
Với định hướng từ Đảng và Chính phủ, Việt Nam đã đạt được một số thành tựu bước đầu trong việc xây dựng chính phủ điện tử, hướng đến chính phủ số như:
- Thiết lập được hành lang pháp lý trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử.
- Các cơ sở dữ liệu nền tảng như Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia, Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, đang được xây dựng và đã có một số cấu phần đi vào vận hành.
- Các cơ quan Nhà nước đã cung cấp một số dịch vụ công trực tuyến thiết yếu cho doanh nghiệp và người dân như: Đăng ký doanh nghiệp, kê khai thuế, nộp thuế, hải quan điện tử, bảo hiểm xã hội…
- Một số bộ, ngành đã xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng.
- Tại một số địa phương, hệ thống thông tin một cửa điện tử được đưa vào vận hành, dần nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm của đội ngũ công chức.
Tồn tại những khó khăn khiến cho quá trình chuyển đổi số chưa bứt phá
Mặc dù đã đạt được những kết quả ban đầu, nhưng mức độ chuyển đổi số chưa đạt được như mong muốn của lãnh đạo Đảng, lãnh đạo Chính phủ.
Theo đánh giá của Liên hợp quốc về Chỉ số phát triển chính phủ điện tử (EGDI) năm 2022, Việt Nam xếp thứ 88 trên tổng số 193 quốc gia thành viên. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam chỉ xếp thứ 06 (sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Brunei và Indonesia).
Một số vấn đề đang gặp phải có thể nói đến như:
- Hạ tầng kỹ thuật chưa được tối ưu hóa và vận hành chuyên nghiệp, chưa có khả năng linh hoạt đáp ứng yêu cầu mới phát sinh;
- Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước (CQNN) còn hạn chế;
- Tỷ lệ DVCTT có phát sinh hồ sơ và tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến thấp;
- Hoạt động của CQNN vẫn còn nhiều công đoạn thủ công, dựa trên giấy tờ theo cách truyền thống;
- Xếp hạng quốc gia về CPĐT tuy có cải thiện nhưng mới ở mức trung bình trong khu vực;
- CĐS chưa có nhiều kết quả đột phá.
Xác định mục tiêu và tiếp tục triển khai
Ngày 15/6/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 942/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu: Xây dựng chính phủ số có mô hình hoạt động được thiết kế lại và vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số, có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn, sử dụng nguồn lực tối ưu hơn, kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế – xã hội và hình thành chính phủ số vào năm 2030.
Quyết định số 942/QĐ-TTg đề ra 06 nhiệm vụ trọng tâm bao gồm: hoàn thiện môi trường pháp lý; phát triển hạ tầng số; phát triển các nền tảng số và hệ thống quy mô quốc gia; phát triển cơ sở dữ liệu số quốc gia; phát triển các ứng dụng, dịch vụ quốc gia; bảo đảm an toàn, an ninh mạng quốc gia.
Có thể thấy, với tầm nhìn và sự nỗ lực của Chính phủ, chúng ta có thể kỳ vọng Chuyển đổi số Chính phủ đang và sẽ tiếp tục được đầu tư, đẩy mạnh và đạt được nhiều thành tựu hơn trong thời gian tới.
Tham khảo: Văn phòng không giấy: Giải pháp tối ưu hiệu suất doanh nghiệp
2. Vai trò của chuyển đổi số chính phủ
Trên thế giới nói chung và châu Á nói riêng, Singapore là minh chứng cho sự thành công của chuyển đổi số chính phủ. Tại đây, đăng ký thành lập một doanh nghiệp mới thực hiện trực tuyến qua mạng có thể được hoàn tất trong 15 phút.
Thời gian thông quan hàng hóa ngắn nhất trong khu vực. Với việc ứng dụng chuyển đổi số, chính phủ Singapore được đánh giá là minh bạch, chỉ số tham nhũng thuộc loại thấp nhất trên thế giới.
Từ ví dụ trên của Singapore, dễ dàng nhận thấy chuyển đổi số chính phủ đem đến những lợi ích cho đời sống người dân, sự phát triển xã hội và là tiền đề quan trọng để đạt được mục tiêu quốc gia số.
- Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng hiệu suất kinh doanh, hiệu suất lao động, tối ưu chi phí cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể.
- Hệ thống chính quyền địa phương ứng dụng công nghệ, nâng cao năng lực quản lý, điều hành, thống kê số liệu, nguồn thu chi tiết, chính xác, minh bạch.
- Các dịch vụ công trực tuyến được triển khai, từng bước hiện thực hóa mục tiêu phục vụ lợi ích của doanh nghiệp, người dân.
- Tối ưu hóa quy trình hành chính, cung cấp các dịch vụ cho người dân tại địa phương nhanh chóng, kịp thời.
- Đảm bảo sự phát triển bền vững của các cơ quan nhà nước, nâng cao việc ứng dụng công nghệ số và quản lý thông tin trực tuyến nhằm đáp ứng linh hoạt sự biến động và phát triển của xã hội.
- Nâng cao khả năng nhận thức của người dân, loại bỏ các thông tin sự thật, có ý phỉ báng, chống phá Nhà nước thông qua các phần mềm thu thập, lọc dữ liệu.
Xem thêm: Hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến Elearning tốt nhất
3. Thách thức khi triển khai chuyển đổi số chính phủ (chính phủ số)
Bên cạnh những lợi ích đem lại và thực trạng chuyển đổi khả quan, chuyển đổi số dành cho chính phủ cũng có những thách thức nhất định trong quá trình triển khai.
Khả năng thích ứng, làm việc, đổi mới tư duy của đội ngũ cán bộ
Bộ máy quản lý hành chính nhà nước được phân chia theo cấp bậc, có tính đặc trưng riêng. Tiến hành thực hiện giải pháp chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước sẽ phá vỡ cách quản lý, làm việc truyền thống của các viên chức, nhà quản lý.
Nhà nước cần có những đề án về đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ, đổi mới tư duy, phong cách làm việc năng động, chuyên nghiệp để song cùng hành chính phủ, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.
Vấn đề về an toàn thông tin mạng
Chuyển đổi số chính phủ là hoạt động diễn ra trên môi trường mạng, đặt ra câu hỏi về tính an toàn, bảo mật của hệ thống dữ liệu thông tin. Các vấn đề an ninh chính trị như “chủ quyền không gian mạng”, “chiến tranh mạng”, “tội phạm công nghệ cao”,… có xu hướng tăng, tạo nên áp lực không nhỏ cho các nhà quản lý.
Nhà nước cần có các phần mềm kiểm soát, lọc dữ liệu độc hại có tác động tiêu cực đến sự hình thành tư duy của người dân và sự phát triển của đất nước.
Cơ sở hạ tầng thông tin chưa phủ khắp toàn quốc
Cơ sở hạ tầng thông tin (kỹ thuật, hệ thống mạng, máy móc,… là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển đổi số.
Tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, các bản thuộc miền núi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật kém, gây khó khăn trong việc thống kê, thu thập dữ liệu nhân khẩu và triển khai các giải pháp chuyển đổi số tại địa phương.
Vấn đề về quản lý thất nghiệp
Việc sử dụng công nghệ vào các hoạt động trong đời sống đang dần thay thế lượng lớn lực lượng lao động truyền thống – con người. Chính vì vậy, bài toán thất nghiệp cũng đang diễn ra với sự đào thải nhân sự mạnh mẽ từ các tổ chức, doanh nghiệp.
Nếu không kiểm soát tốt, tình trạng mất cân bằng việc làm sẽ xảy ra, làm sụt giảm sự phát triển kinh tế của đất nước.
Vấn đề về quản lý doanh nghiệp
Các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đều đang tiến hành chuyển đổi số mạnh mẽ.
Bên cạnh các đơn vị kinh doanh chân chính, một bộ phận nhỏ doanh nghiệp đang lợi dụng khe hở từ việc ứng dụng công nghệ để tiến hành “chuyển giá” trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh nhằm trốn thuế. Điều này đặt ra áp lực không nhỏ cho các cơ quan thuế, quản lý khác của địa phương và nhà nước.
Bài viết liên quan: Tư vấn chuyển đổi số cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên 4.0
4. Ứng dụng công nghệ vào chuyển đổi số chính phủ
Chuyển đổi số chính phủ cần áp dụng những thành tựu công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật (IoT),… để thay đổi cách thức quản lý truyền thống để vào việc quản lý, kiểm soát dữ liệu nhanh chóng, an toàn. Một số công nghệ nổi bật được sử dụng trong quá trình này có thể kể đến như:
Điện toán đám mây
Cloud computing – điện toán đám mây là công nghệ được sử dụng nhiều khi chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước. Nó cho phép đơn vị hành chính cấp bộ lưu trữ và xử lý lượng lớn dữ liệu được tổng hợp từ các sở, cơ quan hành chính tỉnh,… nhanh chóng thông qua môi trường mạng.
Phân tích dữ liệu
Công nghệ phân tích dữ liệu hiệu được các nhà quản lý sử dụng nhằm hỗ trợ các sáng kiến chuyển đổi số. Thông qua việc thu thập và phân tích nguồn dữ liệu khổng lồ, các nhà quản lý sẽ thu được thông tin chuyên sâu, từ đó đưa ra các quyết định chính xác cho các vấn đề cần được xử lý.
Trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo (AI) là công cụ hỗ trợ đắc lực của quá trình chuyển đổi số chính phủ. Công nghệ này cho phép máy tính mô phỏng lại trí thông minh của con người, thực hiện các nhiệm vụ một cách nhanh chóng và chính xác.
Các cơ quan nhà nước có thể thể sử dụng AI như một công cụ để phân tích, xử lý dữ liệu, xác định mô hình, sự biến đổi của xã hội.
Internet vạn vật
Internet vạn vật (IoT) là mạng lưới các thiết bị được kết nối, chia sẻ thông tin thông qua môi trường mạng. Internet vạn vật hiện đang được chính phủ sử dụng nhằm mục đích cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Thông qua IoT, chính phủ sẽ có góc nhìn toàn diện về hoạt động để đưa ra các quyết định về cách thức phân bổ nguồn lực, cải thiện và nâng cấp dịch vụ.
5G
Công nghệ di động thế hệ thứ 5G cho phép tốc độ truy cập internet nhanh hơn, nhiều dung lượng, độ trễ thấp hơn 3G và 4G. Công nghệ này hiện được chính phủ sử dụng nhằm tăng nhanh khả năng truy cập, xử lý dịch vụ công trực tuyến và quản lý cơ sở hạ tầng công cộng.
Công nghệ di động
Công nghệ di động là một trong những yếu tố chính giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số chính phủ. Công nghệ này cho phép các cơ quan nhà nước quản lý tài sản công, cung cấp dịch vụ cho người dân, nâng cao khả năng giao tiếp và cộng tác giữa các nhân viên.
Các cơ quan nhà nước hiện đang ứng dụng công nghệ này để giao tiếp giữa các nhân viên, quản lý tài sản công và cung cấp dịch vụ cho người dân. Những ứng dụng dành riêng cho thiết bị di động giúp người dân dễ dàng truy cập vào dịch vụ để theo dõi quá trình bảo trì cơ sở hạ tầng công cộng, chia sẻ vị trí khu di chuyển.
Học máy
Học máy (Machine Learning) là công nghệ được phát triển từ trí tuệ nhân tạo. Thông qua việc sử dụng các thuật toán và mô hình thống kê, học máy cho phép máy tính nâng cao, cải thiện hiệu suất đối với một nhiệm vụ cụ thể.
Các cơ quan bộ, ban ngành ứng dụng công nghệ này nhằm mục đích phân tích dữ liệu, phát triển chính sách, hỗ trợ ra quyết định và dự đoán xu hướng tương lai.
Thực tế ảo
Thực tế ảo (VR) là cho phép người dùng tương tác, trải nghiệm trong môi trường ảo với cảm giác như đang ở thế giới thực. Công nghệ này được chính phủ sử dụng nhằm hỗ trợ đào tạo nhân sự, mô phỏng, cung cấp các dịch vụ cho người dân.
Rô bốt
Rô-bốt là một phần không thể thiếu khi tiến hành chuyển đổi số chính phủ. Rô-bốt được sử dụng với mục đích quản lý cơ sở hạ tầng, nâng cao hiệu suất làm việc, cung cấp dịch vụ cho người dân. Bên cạnh đó, công nghệ này cũng hỗ trợ các nhà quản lý trong việc phân tích dữ liệu, hỗ trợ các nhóm ứng phó khẩn cấp.
Blockchain
Blockchain có thể coi là một cuốn sổ cái, cho phép chính phủ lưu trữ hồ sơ an toàn, minh bạch. Hiện nay, công nghệ này được sử dụng nhiều trong quản lý tài sản công, quản lý quy trình bỏ phiếu, mua sắm,… của các cơ quan nhà nước.
Tham khảo thêm: Phân biệt số hóa và chuyển đổi số với các ví dụ thực tế
5. FPT IS tư vấn giải pháp chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước
Với kinh nghiệm 30 năm đồng hành cùng hệ thống CNTT các cơ quan chính phủ, FPT IS đã vinh dự đảm nhận tổng thầu dự án phục vụ các bộ, ban, ngành bao gồm: Bộ Tài Chính, Bộ Công An, Tổng cục Thuế, Bộ Ngoại Giao, Bộ Khoa học và Công nghệ, cơ quan Trung Ương, Chính phủ nước ngoài,… ký kết đầu tư chuyển đổi số tại hơn 25 tỉnh thành trên cả nước, sẵn sàng phục vụ cho chuyển đổi số.
FPT IS vinh dự là một trong những đơn vị tiên phong đồng hành cùng Bộ Công An trong quá trình nghiên cứu, phát triển, sáng tạo các mô hình tiện ích theo đề án 06.
Hơn 30 giải pháp và mô hình của FPT đã và đang ứng dụng thực tế theo hệ thống mô hình tiện ích của Đề án 06 về thủ tục hành chính, công dân số, phát triển kinh tế số, số hoá dữ liệu và chỉ đạo điều hành.
FPT IS cam kết luôn đồng hành và hỗ trợ Chính phủ cũng như các bộ, ban, ngành thực hiện các đề án chuyển đổi số, từng bước xây dựng các nền tảng và công nghệ quan trọng cho mô hình chính phủ số trong tương lai.
Các bài viết liên quan:
- Chuyển đổi số doanh nghiệp vừa và nhỏ trong kỷ nguyên 4.0
- Phần mềm chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử FPT.ePIT
Qua những phân tích trên, dễ dàng nhận thấy chuyển đổi số chính phủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Việc triển khai hiệu quả Chính phủ điện tử, hướng đến chính phủ số sẽ nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước, cải thiện chất lượng dịch vụ công, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng một xã hội công bằng, văn minh và hiện đại.