Ngân hàng xanh là gì? Tầm quan trọng đối với nền kinh tế

Ngân hàng xanh là gì? Tầm quan trọng đối với nền kinh tế

Ngân hàng xanh không chỉ đóng vai trò là cầu nối tài chính giữa các bên liên quan mà còn là một nhà đồng hành đáng tin cậy trong hành trình hướng tới một tương lai bền vững. Hãy cùng FPT IS khám phá chi tiết hơn về khái niệm này và vai trò quan trọng mà ngân hàng xanh đóng góp cho sự phát triển nền kinh tế toàn diện. 

Tìm hiểu thêm: Chuyển đổi xanh là gì? Áp dụng chuyển đổi xanh vào doanh nghiệp

1. Ngân hàng xanh là gì?

Khái niệm “ngân hàng xanh” có thể hiểu theo 2 cách: 

(1) là các ngân hàng thực hiện các hành động trực tiếp giúp giảm thiểu tác động đến môi trường như tăng cường hoạt động trực tuyến, tiết kiệm năng lượng, xây dựng văn phòng không giấy tờ, giảm rác/phát thải,…  

(2) là các ngân hàng tác động gián tiếp đến môi trường một cách tích cực thông qua các hoạt động huy động vốn, cho vay, tính lãi suất,… đều hướng đến sứ mệnh bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Ví dụ như thông qua việc tăng cường hỗ trợ vay cho các dự án thân thiện với môi trường: Nhà máy sử dụng khí đốt từ chất thải, nhà máy cung cấp năng lượng tái tạo và năng lượng mặt trời, nhà máy chế tạo phân sinh học. 

Hoặc ngân hàng xanh cung cấp các khoản vay xanh cho những người có nhu cầu mua xe điện, hộ gia đình muốn sử dụng hệ thống điện mặt trời hoặc các chính sách cấm đầu tư vào các ngành có ảnh hưởng đến nguồn nước, không khí như nhiên liệu hóa thạch, ngành hóa chất tẩy rửa, ngành dầu khí,… 

Hiện nay, khái niệm số (2) được sử dụng phổ biến và thông dụng hơn.

ngân hàng xanh
Ngân hàng xanh là mô hình ngân hàng của tương lai

Xem thêm: Hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính – Giải pháp hữu hiệu cho doanh nghiệp

2. Ưu điểm của ngân hàng xanh 

Tiềm năng tác động tích cực đến lĩnh vực môi trường, kinh tế và xã hội, khiến ngân hàng xanh trở thành công cụ quý giá để xây dựng một mạng lưới cộng đồng toàn nhân loại bền vững và kiên cường. Một số ưu điểm nổi bật của một tổ chức ngân hàng xanh là: 

  • Loại bỏ nhiều giấy tờ không cần thiết
  • Tất cả đều giao dịch trực tuyến/điện tử
  • Thủ tục nhanh chóng, đơn giản, dễ nhận về số tiền muốn vay nếu có mục đích xanh chính đáng và các cam kết đi kèm 
  • Lãi suất sẽ thấp hơn so với ngân hàng truyền thống 
  • Tính trách nhiệm xã hội cao
  • Tất cả khách hàng mới mở “tài khoản xanh” sẽ nhận được tiền hoàn lại 
ngân hàng xanh là gì
Ngân hàng xanh nổi lên như một giải pháp hiệu quả để bảo vệ môi trường

Tham khảo: Tín dụng xanh là gì? Có vai trò quan trọng như thế nào?

3. Tại sao nên thúc đẩy phát triển hệ thống ngân hàng xanh?  

Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), hành tinh của chúng ta sẽ ấm lên khoảng 3 đến 5 độ C vào năm 2100 nếu các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động như hiện tại. Nếu không được giải quyết, các hiện tượng thời tiết cực đoan có thể gây thiệt hại hàng trăm tỷ USD và khiến nhiều người thiệt mạng.

Từ thực phẩm đến thời trang, ngày càng nhiều người trong chúng ta đang phải đối mặt với những thiệt hại của việc tiêu dùng gây ra. Tài chính tiền tệ là trung tâm của mọi vấn đề hiện nay. 

ngân hàng xanh
Ngân hàng xanh là một khái niệm mới mẻ nhưng đang ngày càng được quan tâm

Nếu chúng ta muốn đạt được các mục tiêu về khí hậu thì “hợp tác tài chính” là điều cần thiết. Bởi vì tài chính làm cho thế giới phát triển. Cách mỗi cá nhân chi tiêu có tác động lớn đến khí hậu. Một con số đáng kinh ngạc là 72% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu (GHG) đều do tiêu dùng hộ gia đình gây ra. 

Trong bối cảnh đó, các tổ chức, cá nhân, Chính phủ, doanh nghiệp cần tạo điều kiện tối đa cho các ngân hàng thương mại (NHTM) muốn theo đuổi tiêu chuẩn xanh để họ nhanh chóng đạt được chứng nhận “ngân hàng xanh”. Nhờ vậy, các dự án thân thiện với môi trường mới được tăng lên, giúp giảm thải lượng khí nhà kính toàn cầu.  

Tham khảo: CERs là gì? Vai trò của Tín chỉ giảm phát thải trong bảo vệ môi trường

4. Làm thế nào để trở thành một ngân hàng xanh   

Việc bắt đầu cung cấp các khoản vay ưu đãi và tín dụng xanh cho các dự án có xanh nghe qua có vẻ khá dễ dàng, nhưng trước khi bước vào hành trình trở thành ngân hàng xanh – điều quan trọng nhất các ngân hàng phải nắm được là  nên bắt đầu từ đâu.

Ví dụ, quản lý và kiểm tra rủi ro là yếu tố then chốt đối với các ngân hàng đang mong muốn trở thành ngân hàng xanh. Bởi vì họ cần xây dựng sự vững vàng cần thiết để cung cấp tài chính và các khoản vay cho các dự án xanh.

Ngoài ra, các đơn vị muốn trở thành ngân hàng xanh nên tiếp tục đón nhận những cơ hội mới – nhưng cũng nên cảnh giác với các nguy cơ “greenwashing” (truyền đạt sai hoặc đưa thông tin sai lệch về yếu tố thân thiện môi trường của một sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu) và học cách “giải mã” những dự án xanh nào đáng được hỗ trợ tài chính.

Bên cạnh đó, thật khó để một ngân hàng trở thành ngân hàng xanh nếu họ không nỗ lực tìm hiểu tác động môi trường của chính đơn vị mình. Do đó, các đơn vị mong muốn đủ điều kiện trở thành ngân hàng xanh phải tính toán và đo lường được lượng phát thải carbon của chính mình cũng như tìm kiếm giải pháp để giảm lượng phát thải này.

Sau khi các bước sơ bộ này được thực hiện – ngân hàng hoặc tổ chức có thể bắt đầu cung cấp các cơ hội tài chính xanh cho các công ty và dự án có tác động tích cực đến môi trường.

điều kiện trở thành ngân hàng xanh
Không phải ngân hàng nào cũng có điều kiện trở thành ngân hàng xanh

5. Đánh giá thực tiễn ngân hàng xanh ở Việt Nam

Theo McKinsey, nguồn vốn tài trợ cho các dự án ở Việt Nam tăng trưởng mạnh qua từng năm, từ khoảng 3 tỷ USD năm 2018 lên 38 tỷ USD vào năm 2021, trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông, viễn thông và nước sạch. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của thị trường trái phiếu xanh ở Việt Nam. 

Tính đến năm 2022, số tổ chức tín dụng tại Việt Nam tài trợ cho các dự án xanh đã lên tới 31, với tổng giá trị nợ vượt quá 285.000 tỷ đồng. Nông nghiệp sạch và năng lượng tái tạo là một trong những lĩnh vực trọng điểm thu hút đầu tư tín dụng xanh.

Nợ tín dụng xanh tại Việt Nam hiện đang tăng trưởng nhanh qua từng năm. Tuy nhiên, quy mô nợ vẫn còn tương đối nhỏ so với tổng tín dụng toàn hệ thống, khoảng 3,69% vào năm 2021.

thực tiễn ngân hàng xanh
Ngân hàng xanh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường

Một số ví dụ điển hình cho việc theo đuổi chiến lược xanh của các ngân hàng/tổ chức có thể kể đến như: 

  • Khoản vay xanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (ACB) cấp vốn lên tới 2.000 tỷ đồng cho các dự án thúc đẩy tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. 
  • Tín dụng xanh Techcombank cung cấp các khoản vay với lãi suất ưu đãi lên tới 1.500 tỷ đồng cho các cá nhân, tổ chức đang phát triển các dự án năng lượng tái tạo, hệ thống xử lý rác thải và các sáng kiến ​​xanh khác.

Ngành ngân hàng trên đà của 2023 vẫn tiếp tục đầu tư mạnh vào chuyển đổi số và công nghệ. Dự đoán sang năm 2024 sẽ đi sâu hơn và rộng hơn nữa trong việc ứng dụng AI/GenAI; thanh toán xuyên biên giới và các mục tiêu của ESG.  

6. Giải pháp phát triển hệ thống ngân hàng xanh 

Về phía các ngân hàng nhà nước

Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra các danh mục cụ thể về lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên hỗ trợ dự án xanh. Cùng với đó, có các chế tài xử phạt phù hơp đối với các NHTM đang tài trợ tín dụng cho các dự án có ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và xã hội. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động của ngành Ngân hàng và trong công tác quản lý của NHNN.

Về phía các ngân hàng thương mại

Các ngân hàng thương mại cần đầu tư cho hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội, đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ nhân viên (CBNV) trong lĩnh vực tín dụng xanh. Tích cực áp dụng công nghệ 4.0 vào phát triển dịch vụ, quản lý data giúp giảm tối đa nguồn nhân lực và đầu tư cơ sở hạ tầng, giúp tiết kiệm nhiên liệu, loại bỏ lãng phí giấy, giảm chi phí in ấn, chuyển phát, từ đó giảm lượng phát thải carbon. Chủ động tuyên truyền cho khách hàng của ngân hàng về lợi ích của tín dụng xanh. 

Bên cạnh đó, cần phát triển khung chiến lược về ngân hàng xanh tùy thuộc vào định hướng kinh doanh, phân khúc thị trường, sản phẩm và khách hàng mục tiêu, cùng năng lực và thế mạnh của mình. Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng nhà nước để xây dựng hệ thống dữ liệu về tình hình tuân thủ, vi phạm yêu cầu về môi trường của doanh nghiệp, tạo cơ sở cho các ngân hàng trong việc thẩm định, xác định mức độ rủi ro môi trường khi đánh giá khách hàng vay, từ đó hạn chế/giảm cấp các khoản vay cho các doanh nghiệp/hoạt động tác động xấu đến môi trường. 

Về phía doanh nghiệp

Cần tiếp cận tín dụng xanh bằng 5 nhóm tiêu chí cụ thể gồm:

  • Năng lực quản trị điều hành, uy tín tín dụng;
  • Tạo việc làm và yếu tố giới;
  • Sản phẩm đầu ra đạt chất lượng cao, sử dụng nguyên liệu mới;
  • Có tính đổi mới;
  • Có yếu tố bảo vệ, thân thiện với môi trường.

Đặc biệt, không có nợ xấu ngân hàng trong 12 tháng gần nhất. Đồng thời chủ động sử dụng các khoản đầu tư vào các dự án thiện nguyện, dự án liên quan đến ngành năng lượng tái tạo. 

dự án ngân hàng xanh
Ngân hàng xanh hỗ trợ các dự án thân thiện với môi trường

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể mở tài khoản ngân hàng xanh, sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử để giảm thiểu việc sử dụng tiền mặt và giấy tờ, góp phần bảo vệ môi trường. Cùng với đó, áp dụng các tiêu chuẩn ESG vào hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. 

Ngân hàng xanh đang trở thành mục tiêu hướng đến của toàn bộ các ngân hàng thương mại tại Việt Nam và trên thế giới.

Trong tương lai gần, các doanh nghiệp muốn tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của ngân hàng xanh cần thực hiện chuyển đổi xanh từ trong quản trị doanh nghiệp, xây dựng chiến lược trong việc xanh hóa hoạt động kinh doanh, giảm thiểu phát thải từ quá trình sản xuất và vận hành.

Việc đầu tiên mà doanh nghiệp nên làm để bắt đầu hành trình chuyển đổi xanh là nắm bắt cụ thể các số liệu về phát thải trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Giải pháp kiểm kê khí nhà kính VertZéro

Giải pháp VertZéro là sản phẩm kiểm kê khí nhà kính thuộc hệ sinh thái công nghệ Made by FPT IS.  VertZéro hướng tới số hóa toàn diện quy trình thu thập dữ liệu môi trường, tính toán, quản lý, tạo báo cáo khí thải, giúp doanh nghiệp theo dõi tiến trình thực hiện cam kết, đảm bảo các quy chuẩn quốc tế.

Từ đó nhà điều hành có thể đưa ra các chiến lược hành động giúp giảm phát thải, tạo ấn tượng tốt cho nhà đầu tư, cổ đông và khách hàng,…

Các bài viết liên quan:

Ngân hàng xanh là một cách tiếp cận đổi mới và có tư duy hướng tới sự bền vững lâu dài cho các ngân hàng tại Việt Nam. FPT IS mong rằng, những thông tin trong bài viết trên có thể giúp quý doanh nghiệp có thêm nhiều kiến thức về lĩnh vực này.

Chia sẻ:
Img Contact

Đăng ký nhận tin tức mới nhất từ FPT IS

    Tôi đồng ý chia sẻ thông tin và đồng ý với Chính sách bảo mật dữ liệu cá nhân