RPA là gì? Giải pháp tự động hóa quy trình bằng Robot (RPA)
Tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) là công nghệ mô phỏng hành vi của con người khi thực hiện tác vụ, dùng để tự động hóa những công việc lặp đi lặp lại, có quy trình rõ ràng, không đòi hỏi nhiều chất xám như xử lý dữ liệu, tìm kiếm thông tin,… chính xác và nhanh chóng. Bài viết dưới đây FPT IS sẽ giải đáp chi tiết về giải pháp RPA để bạn ứng dụng vào doanh nghiệp mình tốt nhất.
Tham khảo: Khái niệm chuyển đổi số – Lợi ích, khó khăn và cách triển khai
1. RPA là gì?
RPA (Robotic Process Automation), tiếng Việt là tự động hóa quy trình bằng robot là hình thức tự động hóa quá trình kinh doanh bằng robotic. Robot được lập trình để xử lý các công việc có tính chất lặp đi lặp lại, có quy trình rõ ràng mà không đòi hỏi nhiều chất xám như: xử lý dữ liệu, tìm kiếm thông tin, kích hoạt phản hồi,…Robot làm mọi việc như con người nhưng với hiệu suất cao, chính xác và nhanh chóng.
2. Các công việc phù hợp để ứng dụng RPA
Cách thức hoạt động của RPA là sẽ hoạt động trên tầng giao diện của trình duyệt, phần mềm… Vì thế để ứng dụng được RPA, các tác vụ cần đảm bảo một số đặc tính như sau:
- Có tính thủ công, lặp đi lặp lại với khối lượng lớn
- Dễ xảy ra sai sót;
- Những quy trình dựa trên quy tắc
- Có liên quan nhiều đến dữ liệu số có cấu trúc
- Có tính khắt khe về thời gian và theo thời vụ.
Một số ví dụ của việc ứng dụng RPA trong các lĩnh vực:
- Xử lý hóa đơn: Robot có khả năng quét hóa đơn ở nhiều định dạng, nhập các dữ liệu lên hệ thống đồng thời đối chiếu thông tin hóa đơn đầu vào từ người bán, đảm bảo tính hợp lệ. Toàn bộ quá trình được bot tự động quét, nhập liệu và xác thực thông tin chỉ trong vài giây.
- Quản lý giao hàng: Robot sẽ theo dõi các đơn đặt hàng và cập nhật thông tin đơn đặt hàng trên toàn bộ các hệ thống có liên quan, thông báo đến khách hàng nếu xảy ra chậm trễ, cập nhật tình trạng đơn hàng theo thời gian thực.
- Quản lý hồ sơ khách hàng: Robot tự động hóa việc nhập dữ liệu từ hồ sơ khách hàng, khởi tạo hồ sơ mới và cập nhật thông tin khách hàng.
Xem thêm: Chữ ký số là gì? Quy định và giải pháp ký số linh hoạt
3. Các loại tự động hóa quy trình bằng Robot (RPA)
Tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) được phân ra thành ba loại như sau:
- Tự động hóa có giám sát (Attended RPA): Quy trình tự động hóa diễn ra vẫn cần đến sự tương tác và can thiệp của con người.
- Tự động hoá không giám sát (Unattended RPA): Quy trình tự động hóa được robot xử lý độc lập, không có sự tương tác và can thiệp của con người.
- Hybrid RPA: Sự kết hợp giữa tự động hóa có giám sát và không giám sát, cho phép linh hoạt thực hiện tự động hóa quy trình.
4. Các bước triển khai ứng dụng tự động hóa quy trình
Các bước triển khai ứng dụng tự động hóa quy trình với RPA:
Bước 1: Phân tích và tìm kiếm ra những quy trình có thể tự động hóa.
Bước 2: Xác định nhu cầu kỹ thuật. Sau khi xác định được quy trình kinh doanh, doanh nghiệp cần xác định yêu cầu kỹ thuật và công nghệ phù hợp để triển khai.
Bước 3: Lựa chọn giải pháp và đơn vị triển khai RPA: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều giải pháp RPA và đơn vị cung cấp khác nhau. Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc, khảo sát và lựa chọn kỹ lưỡng để tìm ra giải pháp phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và quy mô của đơn vị mình.
Bước 4: Thực hiện triển khai và kiểm tra. Sau khi lựa chọn giải pháp RPA, doanh nghiệp tiến hành triển khai giải pháp và thử nghiệm, kiểm tra, đảm bảo các quy trình đã được tự động hóa một cách chính xác và hiệu quả.
Bước 5: Đào tạo cho nhân viên. Doanh nghiệp cần tổ chức các buổi đào tạo để nhân viên có thể vận hành và quản lý giải pháp RPA vừa triển khai.
Bước 6: Đánh giá và cải tiến. Sau khi đã đưa RPA vào sử dụng, doanh nghiệp cần đánh giá và cải tiến, đảm bảo rằng giải pháp RPA đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp và đem lại những hiệu quả về năng suất, kinh tế.
Tham khảo: Hệ thống Elearning là gì? Những thành phần trong E-learning
5. Lợi ích sử dụng tự động hóa quy trình bằng Robot (RPA)
Một số lợi ích khi sử dụng RPA có thể kể đến như:
5.1. Thời gian lưu
Thời gian lưu là thời hạn lưu trữ dữ liệu hay thông tin trong một thiết bị, hệ thống. Nhờ RPA mà doanh nghiệp có thể xác định thời gian lưu đúng giúp giảm thiểu rủi ro pháp lý và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo mật thông tin.
5.2. Tăng ROI
ROI là chỉ số đo lường tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư, đánh giá được lợi nhuận so với tổng vốn đầu tư. Nhờ RPA, doanh nghiệp sẽ cắt giảm những chi phí không cần thiết, tối ưu hiệu suất làm việc của tài nguyên, giúp tăng lợi nhuận và sinh lời bền vững.
5.3. Không còn lỗi do yếu tố con người gây ra
Các công cụ RPA sẽ đảm bảo được độ chính xác 100%, giảm thiểu lỗi tối đa trong quá trình thực hiện các tác vụ.
5.4. Tăng cường bảo mật
Đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp, hạn chế số lần tương tác giữa người và người với nhau khi chia sẻ thông tin mật.
5.5. Tăng cường tuân thủ
Các giải pháp RPA luôn tuân theo các quy tắc và hướng dẫn đã đề ra, với độ chính xác và nhất quán cao. Khi áp dụng công cụ tự động hóa quản lý trong doanh nghiệp sẽ bắt buộc tất cả nhân viên phải làm theo một quy trình thống nhất.
Điều này đem đến sự minh bạch, tuân thủ, phân định rõ trách nhiệm của từng cá nhân đối với công việc được phân công.
5.6. Mở rộng quy mô kinh doanh dễ dàng
Tự động hóa RPA cũng sẽ cho phép hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mở rộng linh hoạt, nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu sản xuất tăng cao theo đợt hay tăng trưởng theo thời gian của doanh nghiệp.
Dù là xử lý các đơn hàng, hóa đơn, quản lý hàng tồn kho hay những hình thức sản xuất và dịch vụ khác đều có thể được đáp ứng nhanh chóng.
5.7. Tăng mức độ hài lòng của nhân viên
RPA sẽ thay nhân viên thực hiện các tác vụ lặp đi lặp lại, thường xuyên. Nhân viên trong công ty có thể tập trung cho những công việc quan trọng hơn. Từ đó, mức độ hài lòng của nhân viên sẽ được tăng lên.
6. akaBot – Dịch vụ RPA tự động hóa số 1
akaBot là giải pháp tự động hóa nằm trong hệ sinh thái sản phẩm công nghệ của FPT . Được ghi nhận là nền tảng RPA Leader duy nhất đến từ Châu Á trong Báo cáo của G2 (Spring 2023), akaBot là giải pháp Hyperautomation toàn diện trên nền tảng RPA, kết hợp cùng các công nghệ khác như IDP, AI, Machine Learning, Deep Learning, NLP,… giúp các tổ chức/doanh nghiệp tối ưu hóa vận hành trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Với akaBot, doanh nghiệp có thể tiết kiệm 60% chi phí vận hành, giảm 90% thời gian thực hiện tác vụ và tăng 80% năng suất. Một số điểm nổi bật về akaBot có thể kể đến:
Tính năng tự động hóa toàn diện:
- FPT akaBot cung cấp một loạt các tính năng tự động hóa, từ xử lý dữ liệu, tương tác với ứng dụng, đến quản lý nhiệm vụ và báo cáo.
- Có khả năng tích hợp với nhiều ứng dụng và hệ thống khác nhau, giúp tối ưu hóa quy trình làm việc.
Giao diện người dùng thân thiện:
akaBot được thiết kế với giao diện người dùng thân thiện, giúp người dùng dễ dàng tạo, quản lý và theo dõi các quy trình tự động hóa mà không cần kiến thức lập trình chuyên sâu.
Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ:
akaBot hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau, giúp giải pháp linh hoạt và có khả năng triển khai trên nhiều thị trường quốc tế.
An toàn và bảo mật:
akaBot chú trọng đến an toàn và bảo mật thông tin. Giải pháp cung cấp các tính năng như quản lý quyền truy cập và theo dõi hoạt động, giúp đảm bảo rằng dữ liệu và quy trình làm việc được bảo vệ.
Hỗ trợ chuyển giao dữ liệu toàn cầu:
akaBot hỗ trợ chuyển giao dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây, giúp các đơn vị, tổ chức linh hoạt và dễ dàng mở rộng theo nhu cầu.
Tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI):
akaBot có khả năng tích hợp với các công nghệ trí tuệ nhân tạo, giúp tăng cường khả năng tự động hóa và cải thiện hiệu suất.
Dịch vụ hỗ trợ tận tâm:
FPT cung cấp dịch vụ hỗ trợ tận tâm để đảm bảo rằng tổ chức có sự hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc khi triển khai và sử dụng akaBot.
Các bài viết liên quan:
- 10 Phần mềm hóa đơn điện tử tốt và phổ biến nhất
- Top 10 phần mềm quản lý bệnh viện (HIS) tối ưu nhất
Trên đây là những thông tin về tự động hóa quy trình bằng Robot (RPA) mà FPT IS đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết trên, các doanh nghiệp đã có cái nhìn tổng quan về RPA là gì và hiểu thêm về cách triển khai ứng dụng tự động hóa phù hợp với yêu cầu của công việc.