Hệ thống Elearning là gì? Những thành phần trong E-learning

Hệ thống Elearning là gì? Những thành phần trong E-learning

Trong kỷ nguyên số, hệ thống Elearning hỗ trợ đắc lực và hiệu quả trong hoạt động đào tạo và học tập trực tuyến. Không chỉ nâng cao khả năng đào tạo, E-learning còn giúp cắt giảm tới 70% chi phí so với các phương pháp đào tạo truyền thống. Cùng tìm hiểu rõ hơn về hệ thống E-learning trong bài viết sau nhé.

Xem thêm: Lợi ích của chuyển đổi số và cách triển khai cho doanh nghiệp

1. Hệ thống Elearning là gì?

E-learning (Electronic Learning) đề cập đến việc đào tạo và học tập trực tuyến trên một hệ thống có sự kết nối với Internet. Phương pháp này cho phép việc giảng dạy và học tập diễn ra mọi lúc, mọi nơi, với sự hỗ trợ của các thiết bị điện tử như máy tính cá nhân, smartphone hay máy tính bảng. 

Ngày nay, có nhiều ứng dụng phần mềm E-learning khác nhau. Công tác đào tạo có thể được triển khai toàn bộ và trực tuyến trên hệ thống Elearning, từ khâu đăng ký học, giảng dạy, thi cử đến xét tốt nghiệp cho học sinh/sinh viên. Elearning cũng cung cấp khả năng tương tác đa dạng, từ việc đặt câu hỏi đến thảo luận và bày tỏ cảm xúc trong quá trình học.

He-thong-Elearning (1)

Hệ thống đào tạo trực tuyến đang được nhiều trường học áp dụng

2. Những thành phần trong E-learning

Hệ thống Elearning bao gồm những gì? Hệ thống này cần có 3 thành phần chính: Hệ thống quản lý học tập, quản lý nội dung học tập và công cụ làm bài giảng, cụ thể như sau:

2.1. Hệ thống quản lý học tập (LMS – Learning Management System)

LMS – Learning Management System (Hệ thống quản lý học tập) là một ứng dụng phần mềm thiết yếu giúp thiết kế, quản lý, tổ chức và phân phối các tài liệu đào tạo điện tử cho học viên

He-thong-Elearning (1)

Sự tương tác giữa giáo viên và học sinh là yếu tố quan trọng để hệ thống hoạt động hiệu quả

Một hệ thống quản lý học tập (LMS) bao gồm hai phần sau:

  • Giao diện quản trị: Là nơi người quản lý sắp xếp tất cả các tài liệu liên quan tới việc đào tạo. Giao diện của phần mềm thường gồm các tính năng để tùy chỉnh nội dung đào tạo. 
  • Giao diện người dùng: Là nơi người sử dụng có thể trải nghiệm những nội dung mà quản trị viên đã tạo. Họ có thể truy cập vào bất cứ tài liệu được tạo từ máy tính hoặc trình duyệt web. 

2.2. Hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS – Learning Content Management System)

Hệ thống quản lý nội dung học tập là hệ thống quản lý kho nội dung học tập qua mạng, cho phép tạo ra, điều chỉnh, bổ sung và quản lý các nội dung học tập một cách có khoa học, hiệu quả. Hệ thống Elearning có sự phối hợp chặt chẽ với hệ thống quản lý học tập (để truyền tải nội dung học tập tới người học) và phần mềm công cụ soạn bài giảng (để tạo ra các nội dung học tập). 

He-thong-Elearning (5)

Nhờ hệ thống LCMS mà E-learning liên tục được cải tiến về quản lý nội dung

2.3. Công cụ làm bài giảng (Authoring tools)

Công cụ soạn thảo bài giảng (Authoring tools) cho phép giáo viên dễ dàng cài đặt và tạo bài giảng ngay trên máy tính cá nhân. Hệ thống tạo nội dung này giúp người dạy có thể thực hiện các bài giảng thông qua hình ảnh, video, âm thanh, chữ viết đa dạng.

Giúp bài học trở nên sinh động, dễ theo dõi, dễ hiểu và dễ đạt hiệu quả cao. Một số tool phổ biến có thể kể đến như: MS PowerPoint Adobe Presenter, Avina Authoring Tools, Prezi,…

Xem thêm: Chính phủ số là gì? Phân biệt Chính phủ số và chính phủ điện tử

3. Các hình thức học tại hệ thống E-learning

Hiện nay có khá nhiều phương thức thức đào tạo trực tuyến khác nhau. Dưới đây là 4 hình thức của hệ thống Elearning 

3.1. Học tập được quản lý bởi máy tính

Trong phương pháp giáo dục này, giáo viên sẽ dùng máy tính để thiết lập mục tiêu giảng dạy và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Quá trình học tập được quản lý trên thiết bị máy tính. Hệ thống E-learning sẽ tự động điều chỉnh các cài đặt dựa trên yêu cầu và sở thích của người học.

Hoạt động chính:

  • Tạo ra các bài kiểm tra.
  • Phân tích điểm số.
  • Bảo quản hồ sơ học viên.
  • Cung cấp tài liệu, thông tin bài giảng và chương trình đào tạo. 

He-thong-Elearning (2)

Hệ thống trên máy tính sẽ quản lý các hoạt động giảng dạy

3.2. Học tập được hỗ trợ bởi máy tính

Đây là phương thức kết hợp giữa sử dụng máy tính và giảng dạy truyền thống. Hệ thống Elearning đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều trường học hiện đại. Mục đích của hình thức này là nhằm tăng cường sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, tạo ra môi trường học tập sôi nổi và năng động.

Hoạt động chính:

  • Thuyết trình trên máy tính.
  • Làm việc nhóm.
  • Trình chiếu PowerPoint trên máy chiếu.
  • Hỗ trợ soạn giáo án giáo viên.

He-thong-Elearning (4)

Thiết bị máy tính sẽ hỗ trợ giáo viên trong việc trình chiếu Slide giảng dạy

3.3. Học trực tuyến đồng bộ

Học trực tuyến đồng bộ cho phép người học tham gia vào các hoạt động giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi. Phương pháp này giúp sự tương tác giữa người học và giáo viên trở nên nhanh chóng, hiệu quả hơn. 

Hoạt động chính:

  • Học trực tuyến trên thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại.

He-thong-Elearning (4)

Phương pháp học này nâng cao sự tương tác giữa học viên và giáo viên

3.4. Học trực tuyến không đồng bộ

Hệ thống Elearning không yêu cầu sự tham gia của học viên theo thời gian thực, cho phép họ tự do học tập bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu họ muốn. Điều này giúp người học tự chủ hơn trong việc quản lý thời gian học của mình. 

Hoạt động chính:

  • Email, CD, DVD.
  • Các bài giảng trên YouTube.
  • Sách điện tử và Blog.

He-thong-Elearning(3)

Học trực tuyến không đồng bộ giúp học viên dễ dàng nắm bắt kiến thức

4. Lợi ích của phương pháp học trực tuyến E-learning

Hiện nay, E-learning đang không ngừng phát triển, trở thành một công cụ không thể thiếu trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đặc biệt là trong việc nâng cao kỹ năng của nhân sự các doanh nghiệp. Sự ra đời của hệ thống Elearning đã mang lại vai trò quan trọng cho ngành giáo dục:

  • Tính tiện lợi và hiệu quả chi phí: Lợi ích chính của e-Learning là sự tiện lợi. Điều này càng trở nên quan trọng khi xu hướng Hybrid Working (kết hợp giữa làm việc tại văn phòng và từ xa) ngày càng phổ biến. E-learning đáp ứng nhu cầu này bằng cách cho phép học viên học mọi lúc, mọi nơi miễn là có kết nối Internet.
  • Chi phí thấp: Học trực tuyến ít tốn kém hơn so với hình thức học truyền thống, nhờ việc giảm thiểu chi phí cho cơ sở vật chất và tài liệu giảng dạy.
  • Học không giới hạn số lần: Học sinh, sinh viên có thể xem lại bài giảng trên nền tảng E-learning bất cứ lúc nào họ muốn. Điều này tạo nên sự khác biệt so với phương pháp giảng dạy truyền thống.
  • Phương pháp học tập thân thiện với môi trường: Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, học trực tuyến qua các nền tảng E-learning giúp giảm tới 90% lượng năng lượng tiêu thụ và giảm 85% lượng khí CO2 phát thải so với hình thức đào tạo truyền thống. 

He-thong-Elearning (3)

Hệ thống Elearning giúp giảm thiểu chi phí trong quá trình học tập, giảng dạy

Tham khảo: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là gì? Lợi ích & các bước triển khai

5. Đào tạo và học tập trực tuyến với FPT.eLearning

FPT.eLearning là giải pháp của FPT IS – đơn vị cung cấp các dịch vụ và giải pháp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. FPT.eLearning cung cấp cho các tổ chức và doanh nghiệp một giải pháp đào tạo trực tuyến toàn diện, tạo ra môi trường học tập và quản lý đào tạo hiệu quả. FPT.eLearning giúp tối ưu hóa quá trình đào tạo và học tập, tổ chức thi, cho phép tương tác và truy cập tài liệu mọi lúc, mọi nơi qua nhiều loại thiết bị có kết nối Internet.

Các tính năng chính của FPT.eLearning:

  • Đào tạo đa dạng các phương thức: Phương thức đào tạo đồng bộ/bất đồng bộ, hỗ trợ đa dạng nội dung (video, audio, tài liệu, mã nhúng bên thứ 3). Khả năng liên kết với đối tác bên ngoài để mở rộng nội dung đào tạo.
  • Tự động hóa việc thiết lập lộ trình đào tạo dựa trên chức danh hoặc vị trí công việc.
  • Tổ chức thi trực tuyến với quy trình hoàn chỉnh: từ tạo đề thi đến giám sát thi, chấm thi.
  • Quản lý đào tạo một cách toàn diện với báo cáo dashboard được cập nhật theo thời gian thực, hỗ trợ phân tích thông tin giúp đơn vị đào tạo nhanh chóng ra quyết định.

He-thong-Elearning (2)

FPT.eLearning đã được triển khai tại nhiều doanh nghiệp lớn

Nhờ những tính năng này, FPT.eLearning giúp doanh nghiệp giảm thiểu từ 50% đến 70% chi phí đào tạo và 25 – 60% thời gian học tập, đồng thời cải thiện chất lượng nhân sự từ 130 – 150%. Từ đó, rút ngắn thời gian đào tạo và nâng cao trải nghiệm cho học viên hay nhân sự mới. 

Các bài viết liên quan:

Hệ thống Elearning không chỉ được phổ biến trong giáo dục hiện đại mà còn là một hình thức giảng dạy mang tính thương mại cao. Các trường học, trung tâm, tổ chức giáo dục hiện nay có thể sử dụng nền tảng E-learning để tạo ra các khóa học chất lượng, tiếp cận rộng rãi đến nhiều học viên.

Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về hệ thống FPT.eLearning vui lòng để lại thông tin liên hệ TẠI ĐÂY để được tư vấn và demo chi tiết bởi đội ngũ chuyên gia FPT IS.

Chia sẻ:
Img Contact

Đăng ký nhận tin tức mới nhất từ FPT IS

    Tôi đồng ý chia sẻ thông tin và đồng ý với Chính sách bảo mật dữ liệu cá nhân