Tài chính xanh là gì? Đầu tư xanh tại Việt Nam và thế giới
Tài chính xanh hiện là một lĩnh vực ngày càng thu hút sự quan tâm của các tổ chức. Nước ta đang đối mặt với tình trạng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Do vậy, thị trường phát triển đầu tư tài chính xanh tại Việt Nam cần sự chung tay của Chính phủ, doanh nghiệp, ngân hàng và người dân.
Cùng bàn luận khái niệm tài chính xanh, thực trạng đầu tư xanh của nước ta và thế giới trong bài viết sau.
Tìm hiểu ngay: Chuyển đổi xanh là gì? Áp dụng chuyển đổi xanh vào doanh nghiệp
1. Tài chính xanh là gì?
Hiểu một cách đơn giản nhất, tài chính xanh có nghĩa là việc hướng dòng vốn tài chính (từ ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm và đầu tư) của các tổ chức công lập, tư nhân và phi lợi nhuận vào các dự án, hoạt động có lợi cho môi trường.
Hệ thống tài chính bao gồm các khoản vay, thế chấp, khoản đầu tư,… được sử dụng để phát triển các dự án xanh như trồng cây gây rừng, thiết kế tòa nhà tiết kiệm năng lượng cắt giảm phát thải nhà kính,…. Từ đó đạt được mục tiêu giảm thiểu tác động đến biến đổi khí hậu toàn cầu, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế bền vững.
Ví dụ: Một ngân hàng cho một công ty năng lượng tái tạo vay một khoản tiền, để xây dựng một nhà máy điện mặt trời.
Xem thêm: Tín chỉ carbon và thực trạng kinh doanh tín chỉ carbon hiện nay
2. Những loại hình của tài chính xanh
Tài chính xanh là một lĩnh vực rộng lớn bao gồm nhiều loại hình khác nhau. Dưới đây là một số loại hình phổ biến:
Thế chấp xanh
Đây là một loại hình cho vay thế chấp dành cho các khoản vay có mục đích cụ thể, chẳng hạn như: Mua nhà hoặc xây dựng nhà theo tiêu chuẩn xanh, mua xe điện hoặc xe hybrid, nâng cấp nhà để tiết kiệm năng lượng, đầu tư vào năng lượng tái tạo,…
Tín dụng xanh
Tín dụng xanh là khoản vay được các tổ chức tín dụng cho vay với mục đích tiêu dùng, đầu tư sản xuất kinh doanh mà không gây tác hại đến môi trường. Các khoản vay này thường có lãi suất ưu đãi với các điều khoản linh hoạt.
Ngân hàng xanh
Các ngân hàng xanh hoạt động tương tự như các ngân hàng truyền thống, nhưng họ sử dụng quỹ công để thúc đẩy đầu tư tư nhân vào năng lượng tái tạo, giao thông xanh, nông nghiệp bền vững,… và các sáng kiến thân thiện với môi trường.
Trái phiếu xanh
Là trái phiếu được phát hành để huy động vốn cho các dự án xanh. Các trái phiếu này thường được các nhà đầu tư quan tâm vì chúng mang lại lợi ích kép: lợi nhuận tài chính và lợi ích môi trường. Ví dụ: Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã phát hành trái phiếu xanh để huy động vốn cho các dự án năng lượng tái tạo.
Tham khảo: Tăng trưởng xanh là gì? Thực trạng và Giải pháp
3. Lợi ích của tài chính xanh
Tài chính xanh là một lĩnh vực quan trọng và cần thiết cho sự phát triển bền vững của xã hội. Việc triển khai tài chính xanh hiệu quả sẽ mang lại lợi ích cho cả môi trường, xã hội và nền kinh tế.
Đối với môi trường
- Hỗ trợ các dự án thân thiện với môi trường như phù xanh đồi trọc, thu gom rác thải tại ao hồ,… giúp giảm thiểu khí thải nhà kính, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Huy động vốn cho các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu như xây dựng hệ thống đê điều ven biển, trồng rừng ngập mặn ven biển, dự án điện gió Bạc Liêu,…
Đối với nền kinh tế
- Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững đồng thời tạo ra việc làm mới.
- Doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro tài chính liên quan đến biến đổi khí hậu và sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư quan tâm đến môi trường, xã hội và quản trị (ESG).
Đối với xã hội
- Cải thiện chất lượng cuộc sống con người thông qua việc hỗ trợ các dự án cung cấp nước sạch, năng lượng sạch, giao thông xanh và nhà ở xanh.
- Giảm thiểu bất bình đẳng xã hội bằng các dự án phát triển nhà ở xã hội tại các khu vực sinh sống của những người yếu thế như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật,…
Xem thêm: Xu hướng chuyển đổi kép tạo đột phá cho doanh nghiệp
4. Kinh nghiệm phát triển hệ thống tài chính xanh trên thế giới
Các quốc gia trên thế giới áp dụng chiến lược phát triển hệ thống tài chính xanh theo nhiều chiến lược khác nhau:
Châu Âu
Liên minh Châu Âu (EU) đã đưa ra nhiều chính sách và quy định thúc đẩy tài chính xanh, như Chiến lược Tài chính Bền vững và Kế hoạch Hành động Tài chính Xanh. Các nước EU cũng có nhiều tổ chức tài chính chuyên cung cấp vốn cho các dự án xanh.
Ví dụ:
- Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB): Cung cấp tài trợ cho các dự án xanh trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, hiệu quả sử dụng năng lượng, giao thông vận tải xanh và cơ sở hạ tầng.
- Pháp phát triển chương trình “Đầu tư cho tương lai” nhằm huy động 100 tỷ euro cho các dự án xanh.
- Đức ban hành “Kế hoạch khí hậu 2050” nhằm giảm lượng khí thải nhà kính xuống 80% vào năm 2050.
Châu Á
Châu Á là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất và cũng là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Do đó, nhiều quốc gia châu Á đang áp dụng mô hình tài chính xanh tập trung vào thị trường để thúc đẩy phát triển bền vững. Một số quốc gia châu Á khác cũng có nhiều chính sách và quy định thúc đẩy tài chính xanh, bao gồm:
- Chương trình “Tăng trưởng Xanh giai đoạn 2021-2030” của Nhật Bản ra đời nhằm huy động 100 tỷ USD cho các dự án xanh vào năm 2030.
- Hàn Quốc ban hành “Kế hoạch Hành động Tài chính Xanh” nhằm huy động 50 tỷ USD cho các dự án xanh vào năm 2025.
Hoa Kỳ
Ở Mỹ có ngân hàng Xanh Connecticut. Đây là một tổ chức tài chính chuyên biệt, được nhà nước tài trợ, hợp tác với khu vực tư nhân để tăng cường đầu tư vào thị trường năng lượng sạch của New York, tạo ra một hệ thống năng lượng hiệu quả, đáng tin cậy và bền vững.
Connecticut huy động nguồn vốn cho các dự án triển khai công nghệ năng lượng sạch, được chứng minh trên khắp Bang New York thông qua:
- Việc tận dụng vốn của khu vực tư nhân để hỗ trợ và mở rộng thị trường tài trợ năng lượng sạch
- Tăng cường hoạt động và phát triển thị trường vốn làm giảm nhu cầu hỗ trợ của Chính phủ
- Thúc đẩy triển khai nhanh hơn và rộng rãi hơn các tài sản năng lượng sạch, góp phần phát triển kinh tế, giảm tác động đến môi trường và mang lại nhiều lợi ích cho năng lượng xanh trên mỗi đô la công chi tiêu.
Nam Phi
Để thực hiện những mục tiêu xanh hóa nền kinh tế trong Chiến lược quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Chính phủ Nam Phi đã ban hành nhiều chính sách và bước đầu đạt được một số thành tựu nhất định:
- Lượng đầu tư vào các dự án xanh ở Nam Phi đã tăng từ 5 tỷ USD vào năm 2015 lên 15 tỷ USD vào năm 2020
- Lượng khí thải nhà kính của Nam Phi đã giảm 10% từ năm 2015 đến năm 2020
- Ngành công nghiệp tài chính xanh của Nam Phi đã tạo ra hơn 100.000 việc làm
Xem thêm: Cơ chế CBAM là gì? Lộ trình thực hiện và Hướng dẫn báo cáo CBAM
5. Thực trạng về tình hình đầu tư tài chính xanh ở Việt Nam
Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam ngày càng quan tâm đến vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu. Nhà nước xác định phát triển tài chính xanh ở Việt Nam là hướng đi đúng đắn để huy động vốn cho nền kinh tế xanh, cam kết mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế về nền kinh tế “không” phát thải khí nhà kính vào năm 2050 tại COP26.
Nước ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức môi trường như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, nhu cầu đầu tư vào các dự án xanh ngày càng cao để bảo vệ môi trường “xanh – sạch – đẹp.”
Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển tài chính xanh. Tuy nhiên, việc phát triển tài chính xanh là một quá trình lâu dài, bởi nhận thức của xã hội và cộng đồng doanh nghiệp về tài chính xanh còn khá hạn chế.
Năng lực của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và ngân hàng về tài chính xanh còn thấp. Đặc biệt, hệ thống pháp luật về tài chính xanh chưa hoàn thiện.
Tham khảo: Tiêu chuẩn ISO 14064-1 là gì? Chứng nhận về kiểm kê khí nhà kính
6. FPT IS – Đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi xanh giúp thu hút các nguồn đầu tư xanh
Tài chính xanh đang trở thành xu hướng trên toàn thế giới với sự tham gia của Chính phủ của các nước, hệ thống tài chính của từng quốc gia, khu vực cũng như các tổ chức tài chính quốc tế. Các doanh nghiệp muốn tiếp cận được nguồn vốn tín dụng xanh cần thực hiện chuyển đổi xanh từ trong quản trị doanh nghiệp, xây dựng chiến lược trong việc xanh hóa hoạt động kinh doanh, giảm thiểu phát thải từ quá trình sản xuất và vận hành.
Việc đầu tiên mà doanh nghiệp nên làm để bắt đầu hành trình chuyển đổi xanh là nắm bắt cụ thể các số liệu về phát thải trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Giải pháp VertZéro là sản phẩm kiểm kê khí nhà kính thuộc hệ sinh thái công nghệ Made by FPT IS. VertZéro hướng tới số hóa toàn diện quy trình thu thập dữ liệu môi trường, tính toán, quản lý, tạo báo cáo khí thải, giúp doanh nghiệp theo dõi tiến trình thực hiện cam kết, đảm bảo các quy chuẩn quốc tế. Từ đó có thể đưa ra các chiến lược hành động giúp giảm phát thải, tạo ấn tượng tốt cho nhà đầu tư, cổ đông và khách hàng.
Từ đó nhà điều hành có thể đưa ra các chiến lược hành động giúp giảm phát thải, tạo ấn tượng tốt cho nhà đầu tư, cổ đông và khách hàng.
Các bài viết liên quan:
- Trung hòa carbon – Lợi ích và thách thức cho doanh nghiệp
- Khí nhà kính (Green House Gas) – Phát thải là gì?
Tóm lại, tài chính xanh đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Việc phát triển tài chính xanh mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp, nhà đầu tư và toàn xã hội. Doanh nghiệp nếu có nhu cầu tìm giải pháp xanh trong cách quản trị và vận hành, vui lòng để lại thông tin liên hệ được các chuyên gia công nghệ của FPT IS tư vấn cụ thể nhé.