Tăng trưởng xanh là gì? Thực trạng và Giải pháp
Tăng trưởng xanh là mục tiêu chung của toàn xã hội. Việc thực hiện thành công tăng trưởng xanh sẽ góp phần bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Cùng tìm hiểu thực trạng và giải pháp để thúc đẩy xu hướng này tại các doanh nghiệp Việt trong bài viết này.
Xem thêm: Chuyển đổi xanh là gì? Áp dụng chuyển đổi xanh vào doanh nghiệp
1. Tăng trưởng xanh là gì?
Tăng trưởng xanh là một khái niệm rộng và có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Việc lựa chọn cách tiếp cận nào phụ thuộc vào định hướng, tầm nhìn cụ thể của mỗi quốc gia. Dưới đây là những tổng hợp một số định nghĩa tăng trưởng xanh của Thế giới và tại Việt Nam:
Trên Thế giới
Ngân hàng Thế giới (WB): “Tăng trưởng xanh là một quá trình tăng trưởng kinh tế nhằm nâng cao mức sống của người dân đồng thời giảm thiểu rủi ro môi trường và xã hội.”
Liên Hợp Quốc (LHQ): “Tăng trưởng xanh là sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội đồng thời đảm bảo sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu rủi ro môi trường.”
Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP): Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng nền kinh tế nhằm mang lại phúc lợi cho con người và công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu đáng kể các nguy cơ về môi trường và suy giảm hệ sinh thái tự nhiên.”
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): “Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng kinh tế và cải thiện phúc lợi xã hội đồng thời đảm bảo sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu rủi ro môi trường.”
Viện Tăng trưởng Xanh Toàn cầu (GGGI): “Tăng trưởng xanh là sự phát triển kinh tế hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người bao gồm: tạo ra việc làm, giảm nghèo và cải thiện các dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế,…”
Tại Việt Nam
Theo Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 23/6/2015 của Chính phủ: “Tăng trưởng xanh là quá trình tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo sự phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống.”
Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 định nghĩa tăng trưởng xanh là “sự tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu và đảm bảo phát triển bền vững”.
Chương trình tăng trưởng xanh được cụ thể hóa thông qua “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2050” (Quyết định 1658/QĐ-TTg năm 2021).
Nhìn chung, một số định nghĩa tập trung nhiều hơn vào khía cạnh kinh tế và công bằng xã hội trong khi một số khác tập trung vào khía cạnh môi trường. Tuy nhiên, mục tiêu chung của tất cả các quốc gia là hướng đến một tương lai phát triển nền kinh tế bền vững đồng thời đảm bảo một môi trường sống “xanh – sạch – đẹp”.
Tham khảo: ESG là gì? Tiêu chuẩn, chiến lược và quy trình lập báo cáo ESG
2. Tăng trưởng xanh giúp gì cho doanh nghiệp?
Các chính sách tăng trưởng xanh là một phần không thể thiếu trong các cải cách cơ cấu cần thiết của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và toàn diện hơn. Doanh nghiệp áp dụng chiến lược tăng trưởng xanh sẽ nhận được nhiều lợi ích:
- Tiếp cận nhiều thị trường mới nhờ kích thích nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ và công nghệ xanh
- Tăng cường gắn kết nhân viên thông qua các hoạt động chung về bảo vệ môi trường
- Tăng khả năng dự đoán tốt hơn về cách Chính phủ giải quyết các vấn đề môi trường
- Thúc đẩy, tạo dựng thêm niềm tin đối với các nhà đầu tư
- Nâng cao năng suất lao động thông qua việc sử dụng các công nghệ xanh và cải thiện môi trường làm việc
- Góp phần củng cố tài chính bằng cách huy động nguồn thu thông qua thuế xanh và qua việc loại bỏ các khoản trợ cấp có hại cho môi trường
- Giảm thiểu rủi ro bị phạt do vi phạm các quy định về môi trường
- Thu hút nhân tài quan tâm đến việc làm việc cho các doanh nghiệp có trách nhiệm với môi trường và cộng đồng
Xem ngay: Carbon footprint là gì? Cách giảm thiểu dấu chân carbon
3. Thực trạng tăng trưởng xanh tại Việt Nam
Việt Nam đang nỗ lực thực hiện tăng trưởng xanh, về cơ bản đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần phải giải quyết.
3.1. Thành tựu
Chính sách
Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích tăng trưởng xanh, bao gồm Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, và Quyết định 593/QĐ-TTg năm 2021 về Chương trình hành động quốc gia thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ.
Kinh tế
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng. Theo số liệu thống kê từ World Bank, từ năm 2002 đến 2020, GDP đầu người tăng 3,6 lần, đạt gần 3.700 USD. Tỷ lệ nghèo (theo chuẩn 3,65 USD/ngày, theo PPP năm 2017) giảm từ hơn 14% năm 2010 xuống còn 3,8% năm 2020. Điều này tạo điều kiện cho việc đầu tư vào các lĩnh vực xanh như năng lượng tái tạo, công nghệ xanh và bảo vệ môi trường.
Xã hội
Nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường ngày càng cao, đặc biệt là giới trẻ. Họ đã ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường như: tham gia các hoạt động trồng cây xanh, dọn dẹp vệ sinh môi trường,…
Giao thông vận tải
Xe buýt điện, xe buýt chạy bằng khí nén tự nhiên (CNG) ngày càng được sử dụng phổ biến. Hệ thống xe buýt nhanh (BRT) được triển khai ở một số thành phố lớn. Chính phủ áp dụng các ưu đãi cho người mua và sử dụng phương tiện giao thông cá nhân thân thiện với môi trường.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Tiêu biểu, công suất điện NLTT tăng trưởng nhanh chóng, từ 4.500 MW năm 2015 lên 20.400 MW năm 2023, dự kiến đạt 45.000 MW vào năm 2030.
Cùng với đó, Chính phủ ban hành nhiều Luật pháp và chính sách để bảo vệ môi trường. Đồng thời cam kết giảm phát thải khí nhà kính 45% vào năm 2030 so với mức phát thải năm 2010.
3.2. Khó khăn, thách thức
Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh, bao gồm:
- Tài chính: Thiếu nguồn lực tài chính để đầu tư vào các lĩnh vực xanh.
- Công nghệ: Thiếu các công nghệ xanh tiên tiến để ứng dụng vào sản xuất và đời sống.
- Nhân lực: Thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực xanh.
- Môi trường: Ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề nghiêm trọng tại nhiều thành phố lớn và ở các khu công nghiệp.
- Biến đổi khí hậu: Các tỉnh miền Trung đang phải đón nhận những cơn bão lớn, thiên tai, lũ lụt. Khí hậu chung của cả nước hiện thay đổi thất thường ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
- Thực thi pháp luật: Việc thực thi các quy định về môi trường còn chưa nghiêm, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn còn nghiêm trọng.
- Giáo dục và nhận thức cộng đồng: Sự thiếu hiểu biết và nhận thức về các vấn đề môi trường của đại đa số người dân còn là một thách thức lớn.
- Sự phụ thuộc vào tài nguyên sẵn có: Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn năng lượng từ than đá và dầu mỏ, gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường.
Dù việc áp dụng, lồng ghép Chiến lược tăng trưởng xanh vào các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương đã đạt được một số thành tựu nhất định, song nhiều địa phương đang đối mặt với không ít thách thức.
Nguyên nhân là do thiếu các nhóm giải pháp cụ thể chưa thật sự khả thi đối với hoàn cảnh cụ thể của địa phương.
Tham khảo thêm: Xu hướng chuyển đổi kép tạo đột phá cho doanh nghiệp
4. Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xanh
Tăng trưởng xanh là một xu hướng tất yếu và là con đường phát triển bền vững của Việt Nam. Việc thực hiện hiệu quả tăng trưởng xanh sẽ góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
FPT IS là một trong những đơn vị công nghệ tiên phong trong việc thúc đẩy chuyển đổi xanh tại Việt Nam. FPT IS đã và đang triển khai các giải pháp hiệu quả nhằm giúp các doanh nghiệp và tổ chức thực hiện tăng trưởng xanh.
VertZéro là giải pháp kiểm kê phát thải khí nhà kính được FPT IS phát triển nhằm giúp các doanh nghiệp, tổ chức đáp ứng các bài toán tiêu chuẩn xanh trên phạm vi nhiều quốc gia, châu lục. Giải pháp này đóng góp vào sự tăng trưởng xanh của nền kinh tế theo nhiều cách:
Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm
VertZéro giúp doanh nghiệp thu thập, tính toán, quản lý, tạo báo cáo khí thải và theo dõi tiến trình thực hiện cam kết tăng trưởng xanh một cách tự động. Giải pháp còn giúp chủ doanh nghiệp minh bạch hóa lượng khí nhà kính phát thải trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Cung cấp dữ liệu cho việc xây dựng chiến lược giảm phát thải
Ứng dụng sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu tiên tiến dựa trên nguồn dữ liệu từ Chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu để xác định các nguồn phát thải chính. Từ đó đánh giá tiềm năng giảm phát thải và đề xuất các giải pháp giảm phát thải phù hợp.
Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng
Giải pháp VertZéro xác định các điểm lãng phí năng lượng và đưa ra cho chủ doanh nghiệp các giải pháp tối ưu hóa. Đồng thời theo dõi hiệu quả sử dụng năng lượng theo thời gian thực và đưa ra cảnh báo khi có bất thường. Từ đó cung cấp các giải pháp tiết kiệm năng lượng phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường
Nhờ việc nhận được các số liệu thống kê về lượng khí thải nhà kính từ ứng dụng VertZéro mà đội ngũ nhân sự doanh nghiệp có thể nâng cao nhận thức về tác động của khí nhà kính và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
Các bài viết liên quan:
- Kinh tế xanh là gì? Thực trạng và giải pháp phát triển tương lai
- Trung hòa carbon – Lợi ích và thách thức cho doanh nghiệp
Tăng trưởng xanh đang ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường ngày càng cấp bách. Đây cũng chính là định hướng cho sự phát triển nói chung của hầu hết các quốc gia. Các doanh nghiệp cũng cần có những sự chuẩn bị nhất định để bắt kịp với làn sóng này.