Carbon neutral là gì? Lợi ích, thách thức cho doanh nghiệp
Khái niệm carbon neutral (trung hòa carbon) không chỉ là xu hướng nhất thời mà đang trở thành giải pháp cấp thiết cho các doanh nghiệp hiện nay khi biến đổi khí hậu đang trở thành thách thức trên phạm vi toàn cầu, làm gián đoạn chuỗi cung ứng và thay đổi nhu cầu tiêu dùng.
Tìm hiểu thêm: Chuyển đổi xanh là gì? Áp dụng chuyển đổi xanh vào doanh nghiệp
1. Carbon neutral là gì?
Carbon neutral (trung hòa carbon) nghĩa là cân bằng lượng khí thải carbon mà doanh nghiệp tạo ra với lượng khí thải được loại bỏ hoặc bù đắp. Chiến lược này giúp giảm thiểu rủi ro khí hậu, xây dựng uy tín thương hiệu tích cực và mở ra nhiều cơ hội mới trong thị trường ngày càng quan tâm đến yếu tố sinh thái.
Để chuyển đổi sang trạng thái trung hòa carbon, doanh nghiệp cần có kế hoạch cẩn trọng. Việc nắm rõ mối liên hệ phức tạp giữa lượng khí thải, chiến lược giảm thiểu, bối cảnh luôn thay đổi của thị trường carbon và các quy định pháp lý là vô cùng quan trọng. Các ví dụ thành công điển hình trên thế giới sẽ đến từ sự kết hợp giữa phân tích dữ liệu, ứng dụng sáng tạo công nghệ và cam kết chuyển đổi xuyên suốt toàn bộ doanh nghiệp.
Tuy nhiên, con đường hướng tới nền kinh tế trung hòa carbon vẫn còn nhiều thử thách. Song, lợi ích dành cho những doanh nghiệp dám tiên phong là không nhỏ. Bài viết này sẽ hướng dẫn doanh nghiệp hiểu những lợi ích, thử thách và cách đạt mục tiêu carbon neutral trên con đường phát triển bền vững.
Tham khảo: ESG là gì? Tiêu chuẩn, chiến lược và quy trình lập báo cáo ESG
2. Phân biện Carbon Neutral và Net zero
Carbon Neutral | Net Zero | |
Điểm giống nhau | Cả Carbon Neutral và Net Zero đều là những hình thức cam kết về khí hậu được thực hiện bởi các doanh nghiệp và tổ chức chính phủ, hướng đến mục tiêu: cân bằng lượng phát thải vào khí quyển. | |
Định nghĩa | Carbon Neutral tập trung vào việc trung hòa lượng khí thải carbon dioxide (CO2).
Trung hòa carbon có nghĩa là lượng khí thải từ hoạt động kinh doanh của bạn được bù đắp thông qua các sáng kiến giảm hoặc loại bỏ CO2. |
Net Zero không chỉ tập trung vào việc trung hòa CO2, mà là toàn bộ lượng phát thải khí nhà kính (GHG), bao gồm khí metan, oxit nitơ, khí thải florua, cùng nhiều loại khác.
Nhưng tất cả chúng đều được biểu thị bằng tấn carbon dioxide tương đương hoặc CO2e, là đơn vị đo lường phổ biến khi thực hiện kiểm toán carbon. |
Phạm vi | Carbon Neutral có thể coi là bước đầu để hướng đến Net Zero. Đạt được Carbon Neutral dễ dàng hơn. Bởi vì doanh nghiệp có thể chọn bù đắp lượng khí thải carbon của mình thải ra từ việc mua – bán tín chỉ carbon mà chưa thực sự có những hành động quyết liệt để giảm phát thải CO2 do doanh nghiệp tạo ra. | Net Zero có phạm vi rộng hơn và khó đạt được hơn.
Theo The Science Based Targets initiative’s (SBTi – một sáng kiến do Hiệp ước Toàn cầu của Liên hợp quốc, Viện Tài nguyên Thế giới và Carbon Disclosure Project đồng sáng lập), việc bù đắp carbon bằng mua – bán tín chỉ biện pháp cuối cùng. Doanh nghiệp trước tiên phải giảm lượng khí thải của họ bằng các cách khác nhau như sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, điện khí hóa, v.v. Nói tóm lại, Net zero vượt xa Carbon Neutral; đó là cuộc chạy đua kêu gọi các giải pháp quyết liệt hơn để giảm phát thải khí nhà kính. |
Tiêu chuẩn & chứng chỉ | PAS 2060
Doanh nghiệp có thể đạt chứng nhận Carbon Neutral nếu tuân thủ các tiêu chuẩn do PAS 2060 đề ra. PAS 2060 là tiêu chuẩn quốc tế về trung hòa carbon. Để đủ điều kiện, các công ty cần đảm bảo 3 yếu tố:
|
SBTi Net-Zero Standard
Trong khi đó, vào tháng 10/ 2021 (đúng thời điểm diễn ra COP26), SBTi đã phát hành Tiêu chuẩn Net-Zero. Tiêu chuẩn này gồm 4 yêu cầu chính:
|
Xem thêm: Kinh tế xanh là gì? Thực trạng và giải pháp phát triển tương lai
3. Nỗ lực toàn cầu hướng tới carbon neutral hoặc net zero
Để đạt được trung hòa carbon, nhiều chiến lược và công nghệ khác nhau đang được nghiên cứu và phát triển trên mọi lĩnh vực. Một hướng tiếp cận bao gồm phát triển các chất xúc tác điện hiệu quả để chuyển đổi CO2, chẳng hạn như chất xúc tác gốc Bi. Bên cạnh đó, việc giảm lượng khí thải carbon thông qua các biện pháp đơn giản như hạn chế chất thải và tái sử dụng nguyên vật liệu.
Hơn nữa, những tiến bộ trong khoa học vật liệu đã mang đến sự phát triển của các lớp phủ tự làm sạch, góp phần làm mát bức xạ thụ động vào ban ngày, hỗ trợ hành trình hướng tới trung hòa carbon.
Nỗ lực hướng tới carbon neutral cũng lan rộng sang các lĩnh vực khác, bao gồm triển khai tài nguyên điện toán tiết kiệm năng lượng (Shalavi et al., 2022), thành phố thông minh (Prestwood et al., 2018), và các thông lệ quản lý thân thiện với môi trường trong lĩnh vực hàng không (Mizrak & KIZILCAN, 2022). Khái niệm trung hòa carbon gắn liền với mục tiêu thúc đẩy phát triển bền vững toàn cầu và hạn chế chênh lệch giàu nghèo (Dai & Chen, 2023).
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm carbon thấp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được trung hòa carbon (Liu et al., 2023).
Ngoài ra, quá trình chuyển đổi sang trung hòa carbon đòi hỏi phải có thực hiện kế toán carbon (kiểm kê khí nhà kính) tỉ mỉ và tuân thủ các tiêu chuẩn quy ước toàn cầu (Randeree & Ahmed, 2019).
Trong nông nghiệp, áp dụng than sinh học được xem là giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính và chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, góp phần trung hòa carbon (Baltrėnaitė-Gedienė et al., 2023).
Ngành công nghiệp nặng, điển hình là sản xuất thép, cũng chủ động áp dụng các khái niệm như “Đỉnh Carbon” và “Trung hòa Carbon” để cắt giảm khí thải và bù đắp lượng carbon của mình (Liu et al., 2023).
Các đột phá trong công nghệ, như quy trình điện hóa sử dụng năng lượng mặt trời và công nghệ chuyển đổi CO2, mở ra những hướng đi đầy hứa hẹn cho hành trình trung hòa carbon. Bên cạnh đó, tái chế nguyên liệu thô cũng là những yếu tố thiết yếu cho việc đạt được trạng thái trung hòa carbon.
4. Đặt mục tiêu trung hòa carbon như thế nào?
Carbon neutral đã trở thành mục tiêu chung của cộng đồng quốc tế, và Sáng kiến Mục tiêu dựa trên Khoa học (SBTi) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện cam kết này.
SBTi là một liên minh phi lợi nhuận hợp tác với Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) và Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC).
SBTi cung cấp cho các doanh nghiệp một khuôn khổ khoa học để đặt ra các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính đầy tham vọng và phù hợp với mục tiêu chung của Hiệp định Paris, đó là hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Để đặt mục tiêu Trung hòa Carbon theo SBTi, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:
- Cam kết đạt mức phát thải khí nhà kính ròng bằng 0: Doanh nghiệp cần cam kết giảm phát thải khí nhà kính trong phạm vi toàn bộ hoạt động của mình, bao gồm cả phát thải trực tiếp và gián tiếp.
- Sử dụng Khung mục tiêu dựa trên khoa học (SBTi): SBTi cung cấp hướng dẫn và công cụ để doanh nghiệp xác định các mục tiêu giảm phát thải cụ thể, đo lường được, khả thi, thực tế và có thời hạn (SMART).
- Đặt mục tiêu ngắn hạn và dài hạn: Doanh nghiệp cần đặt ra các mục tiêu giảm phát thải cho cả ngắn hạn (5-10 năm) và dài hạn (20-30 năm) để theo dõi tiến độ và đảm bảo thực hiện hiệu quả cam kết Trung hòa Carbon.
Tham khảo thêm: ESG là gì? Tiêu chuẩn, chiến lược và quy trình lập báo cáo ESG
5. Làm thế nào để trung hòa carbon?
Để đạt được mục tiêu trung hòa carbon, điều đầu tiên doanh nghiệp cần làm là hiểu rõ “điểm xuất phát” của mình. Dưới đây là các bước quan trọng mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng:
4.1. Đo lượng phát thải khí nhà kính:
Nguyên tắc cốt lõi là không thể quản lý những thứ không thể đo lường. Doanh nghiệp nên áp dụng các quy định kế chuyên biệt cho việc kế toán carbon trên thế giới. Một số lựa chọn phổ biến bao gồm:
- Tiêu chuẩn của Giao thức Khí Nhà Kính (GHG Protocol): Bộ tiêu chuẩn quốc tế
- Công cụ tính toán cho từng ngành: Đáp ứng đặc thù của các lĩnh vực như sản xuất, logistics,…
4.2. Giảm phát thải khí nhà kính ngay từ các nguồn chính:
Sau khi có dữ liệu, doanh nghiệp cần nhắm mục tiêu vào các khu vực phát thải cao để áp dụng các giải pháp:
- Chuyển đổi sang năng lượng tái tạo: Chìa khóa quan trọng cho tương lai carbon thấp
- Tối ưu hóa quy trình để đạt hiệu quả năng lượng tối đa: Vừa tiết kiệm chi phí, vừa giảm phát thải
- Xem xét phát thải từ giao thông và logistics: Lĩnh vực có tiềm năng cải thiện lớn
- Hợp tác với nhà cung cấp cùng giảm dấu chân carbon
4.3. Mở rộng quy mô sử dụng năng lượng tái tạo:
Điện sạch là yếu tố không thể thiếu. Doanh nghiệp có thể lựa chọn đa dạng giải pháp:
- Đầu tư điện mặt trời hoặc điện gió ngay tại trụ sở
- Mua chứng chỉ năng lượng tái tạo (RECs)
- Hợp tác với các nhà phát triển năng lượng tái tạo
4.4. Nâng cao hiệu quả năng lượng:
Giảm nhu cầu năng lượng giúp đạt nhiều mục tiêu cùng lúc. Doanh nghiệp cần tập trung vào các lĩnh vực:
- Nâng cấp công trình (cách nhiệt, hệ thống sưởi/làm mát thông minh)
- Chiếu sáng và thiết bị điện hiệu quả
- Tối ưu hóa quy trình sản xuất công nghiệp
4.5. Đầu tư vào các dự án trồng rừng
Trồng rừng và thực hành nông nghiệp bền vững giúp tạo ra bể chứa carbon tự nhiên. Doanh nghiệp có thể cân nhắc các lựa chọn như:
- Hỗ trợ các dự án trồng rừng
- Đầu tư vào các sáng kiến nông nghiệp tái sinh
4.6. Khám phá công nghệ mới :
Công nghệ thu giữ và lưu trữ carbon (CCS) tuy còn trong giai đoạn phát triển nhưng lại mang tiềm năng lớn. Doanh nghiệp có thể theo dõi các tiến bộ trong công nghệ CCS và đánh giá tiềm năng áp dụng CCS cho ngành của mình.
Các bài viết liên quan:
- Sản xuất xanh – Giải pháp cho doanh nghiệp phát triển bền vững
- Năng lượng xanh là gì? 4 thông tin cần biết về năng lượng xanh
Các tổ chức và cộng đồng quốc tế đang dần quan tâm nhiều hơn về carbon neutral là gì, cũng mục tiêu trung hòa carbon và net zero. Việc đạt được carbon neutral chính là bước đầu tiên trong hành trình hướng tới net zero – phát thải ròng bằng 0.
Hy vọng qua bài viết trên đây, FPT IS đã giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về net zero để có thể có những phương án giảm tác động tiêu cực của doanh nghiệp tới khí hậu và môi trường sống.