Hướng dẫn áp dụng chiến lược đẩy và kéo trong chuỗi cung ứng (Push & Pull)

Hướng dẫn áp dụng chiến lược đẩy và kéo (Push & Pull) trong chuỗi cung ứng 

Chiến lược đẩy và kéo trong chuỗi cung ứng (Push and Pull) là hai cách tiếp cận khác nhau để quản lý và tối ưu hóa dòng hàng hóa và thông tin trong chuỗi cung ứng. Nếu như với chiến lược Push, sản phẩm được sản xuất dựa trên dự báo nhu cầu và sau đó được đẩy vào thị trường, thì với chiến lược Pull, sản phẩm chỉ được sản xuất hoặc nhập kho khi có đơn hàng hoặc tín hiệu từ thị trường. Tham khảo bài viết dưới đây của FPT IS để hiểu rõ về chiến lược này.

 1. Chiến lược đẩy và kéo trong chuỗi cung ứng là gì

Chiến lược đẩy và kéo trong chuỗi cung ứng là hai cách tiếp cận khác nhau để quản lý và tối ưu hóa dòng hàng hóa và thông tin trong chuỗi cung ứng. Với chiến lược Push, sản phẩm được sản xuất dựa trên dự báo nhu cầu và sau đó được đẩy vào thị trường. Còn với chiến lược Pull, sản phẩm chỉ được sản xuất hoặc nhập kho khi có đơn hàng hoặc tín hiệu từ thị trường.

Nhiều doanh nghiệp sử dụng kết hợp cả hai chiến lược này (push-pull strategy) để tận dụng ưu điểm của mỗi chiến lược. Ví dụ, sản phẩm cơ bản có thể được sản xuất theo chiến lược push, trong khi các sản phẩm tùy chỉnh hoặc có nhu cầu không ổn định sẽ theo chiến lược pull.

Chiến lược Push & Pull trong tiếp thị
Chiến lược kéo và đẩy trong chuỗi cung ứng là chiến tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng để điều phối hoạt động sản xuất hiệu quả

2. Sự khác biệt giữa chiến lược kéo và đẩy

Phân biệt hai chiến lược đẩy và kéo được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay:

Chiến lược Chiến lược đẩy (Push) Chiến lược kéo (Pull)
Định nghĩa
Ví dụ Nhà sản xuất đồ hộp sản xuất một số lượng đồ hộp nhất định mỗi tuần dựa trên dự báo nhu cầu. Sau đó, các sản phẩm này được đẩy qua chuỗi cung ứng đến các nhà phân phối và bán lẻ. Nhà sản xuất đồ nội thất theo yêu cầu chỉ bắt đầu sản xuất một món đồ nội thất khi nhận được đơn đặt hàng từ khách hàng.

3. Vai trò của chiến lược kéo và đẩy trong chuỗi cung ứng

Chiến lược đẩy và kéo trong chuỗi cung ứng có vai trò quan trọng trong việc quản lý giúp tối ưu hóa quy trình, đảm bảo doanh nghiệp cung cấp đầy đủ sản phẩm và dịch vụ một cách hiệu quả. Dưới đây là vai trò của hai chiến lược kéo và đẩy:

Chiến lược kéo trong chuỗi cung ứng:

Chiến lược kéo giúp doanh nghiệp tăng sự linh hoạt và đảm bảo cung cấp sản phẩm, dịch vụ nhanh chóng bởi nó tập trung vào nhu cầu thực tế của khách hàng. Ngoài ra, khi áp dụng cách tiếp thị này, doanh nghiệp sẽ có cơ hội xây dựng mối quan hệ với khách hàng bền chặt hơn.

Nâng cao sự linh hoạt khi cung cấp sản phẩm
Chiến lược kéo giúp doanh nghiệp tăng sự linh hoạt và đảm bảo cung cấp sản phẩm, dịch vụ 

Chiến lược đẩy trong chuỗi cung ứng:

Cách tiếp thị này giúp sản phẩm, dịch vụ của công ty đến gần hơn với người tiêu dùng. Nó không chỉ kích thích khách hàng mua hàng mà còn cân đối nguồn cung cà cầu trong chuỗi cung ứng.

Nâng cao hiệu quả với chiến lược kéo và đẩy
Chiến lược đẩy giúp sản phẩm, dịch vụ của công ty đến gần hơn với người tiêu dùng

4. Các bước thực hiện chiến lược đẩy và kéo trong chuỗi cung ứng

Các bước triển khai chiến lược đẩy và kéo trong chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, lợi nhuận và tạo sự cân bằng giữa hiệu quả kinh doanh và đáp ứng nhu cầu khách hàng.

  • Bước 1: Doanh nghiệp cần phân tích, dự báo nhu cầu thị trường và đối thủ cạnh tranh để xác định cơ hội và thách thức.
  • Bước 2: Lập kế hoạch và xây dựng hệ thống sản xuất để tối ưu hóa tồn kho và chi phí sản xuất.
  • Bước 3: Bắt đầu triển khai chiến lược đẩy dựa trên dự báo nhu cầu nhằm đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng.
  • Bước 4: Sử dụng chiến lược kéo để sản xuất hàng hóa theo đơn hàng thực tế của khách hàng.
  • Bước 5: Theo dõi và đánh giá hai chiến lược Push and Pull để điều chỉnh hợp lý nhằm cải thiện hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể áp dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại để cải thiện chiến lược Push and Pull hiệu quả.

Thực hiện Push and Pull với 5 bước
Triển khai chiến lược kéo và đẩy hiệu quả với 5 bước đơn giản

5. Lưu ý khi sử dụng chiến lược đẩy và kéo (Push and Pull)

Để sử dụng chiến lược Push and Pull hiệu quả, gia tăng lợi nhuận và đảm bảo hiệu suất tránh các rủi ro doanh nghiệp cần chú ý một số điều sau:

  • Xác định rõ mục tiêu: Trước khi triển khai chiến lược đẩy và kéo, doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu của mình để lựa chọn phương pháp phù hợp.
  • Tối ưu hàng hóa tồn kho: Khi sử dụng chiến lược đẩy và kéo, doanh nghiệp cần tối ưu hóa tồn kho để giảm thiểu chi phí và rủi ro.
  • Theo dõi và đánh giá quy trình sản xuất: Người quản lý cần theo dõi, kiểm tra và đánh giá các hoạt động sản xuất của công ty để điều chỉnh và cải thiện hiệu quả.
  • Tạo mối liên kết giữa các đối tượng: Điều này đóng vai trò quan trọng khi triển khai hai chiến lược đẩy và kéo.
  • Quản lý dữ liệu khách hàng: Quản lý dữ liệu, thông tin khách hàng một cách chính xác đảm bảo công ty đáp ứng đủ và đúng nhu cầu khách hàng.
Mô hình chiến lược đẩy
Một số lưu ý khi sử dụng chiến lược kéo và đẩy trong chuỗi cung ứng

6. Ứng dụng phần mềm ERP vào chiến lược đẩy và kéo trong chuỗi cung ứng

Với 20 năm kinh nghiệm, FPT IS chuyên cung cấp phần mềm ERP giải pháp tối ưu hóa quy trình hoạt động cũng như tăng cường tính linh hoạt và hiệu quả trong quản lý cho các doanh nghiệp lớn. Nhờ phần mềm ERP, ban điều hành (quản lý) trong doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt tình hình của hoạt động sản xuất và chủ động đưa ra các quyết định kịp thời để tối ưu chi phí và nguồn nhân lực.

FPT IS là một trong những đối tác của các công ty phần mềm lớn, nổi tiếng toàn cầu như SAP, Oracle, Microsoft,… chuyên cung cấp các giải pháp ERP giúp doanh nghiệp:

  • Xác định nguồn cung cấp: Phần mềm ERP của FPT IS giúp doanh nghiệp xác định nguồn cung cấp phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp từ đó tối ưu hóa quy trình đặt hàng.
  • Quản lý hàng trong kho: Hệ thống ERP giúp tự động hóa quy trình quản lý kho từ việc đặt hàng, theo dõi tiến độ sản xuất cũng như quá trình giao nhận hàng hóa.
  • Theo dõi, phân tích thông tin: Phần mềm cho phép người quản lý theo dõi và phân tích dữ liệu liên quan đến chuỗi cung ứng giúp việc quản lý hiệu quả.
  • Tích hợp các thông tin: Hệ thống giúp tích hợp các thông tin từ các phòng ban khác nhau trong công ty để tạo ra một hệ thống thông tin chung giúp việc quản lý và điều chỉnh dễ dàng hơn.
  • Tối ưu hóa quy trình: Hệ thống giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các quy trình trong chuỗi cung ứng, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như nhân lực đồng thời kiểm tra, giám sát và điều chỉnh chiến lược đẩy và kéo hợp lý.
Phần mềm ERP của FPT IS
Phần mềm ERP giúp người điều hành triển khai hiệu quả chiến lược đẩy và kéo

Như vậy, FPT IS đã tổng hợp và chia sẻ những thông tin về chiến lược đẩy và kéo trong chuỗi cung ứng đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này, doanh nghiệp sẽ biết cách triển khai chiến lược để tăng doanh thu hiệu quả và cân đối giữa hiệu quả kinh doanh và đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Chia sẻ:
Img Contact

Đăng ký nhận tin tức mới nhất từ FPT IS

    Tôi đồng ý chia sẻ thông tin và đồng ý với Chính sách bảo mật dữ liệu cá nhân