ĐTM là gì? Quy trình báo cáo đánh giá tác động môi trường 

ĐTM là gì? Quy trình báo cáo đánh giá tác động môi trường 

ĐTM là gì và làm sao để lập ĐTM là vấn đề được nhiều nhà đầu tư, chủ dự án quan tâm khi chuẩn bị triển khai các dự án đầu tư, xây dựng có liên quan và tác động đến môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ thực hiện đánh giá mức độ tác động đến môi trường nhằm quyết định cấp phép đầu tư cho các dự án. Cùng tìm hiểu sâu hơn về ĐTM trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: Chuyển đổi xanh là gì? Áp dụng chuyển đổi xanh vào doanh nghiệp

1. ĐTM là gì?

Khái niệm

ĐTM viết tắt của Đánh giá Tác động Môi trường – Tiếng anh là Environmental Impact Assessment. ĐTM được định nghĩa tại khoản 23 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014, là một báo cáo thể hiện những nội dung liên quan đến phân tích, dự báo các tác động của dự án đầu tư cụ thể đến môi trường và những biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp khi tiến hành dự án.

Đánh giá tác động môi trường sẽ hỗ trợ cơ quan chức năng kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp đối với môi trường. Từ đó đưa ra các giải pháp kịp thời để bảo vệ môi trường nếu doanh nghiệp/công ty thải ra môi trường các chất thải có hại nhằm nhắc nhở, để cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

ĐTM hỗ trợ cơ quan chức năng kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp với môi trường
ĐTM là báo cáo đánh giá tác động môi trường

Các căn cứ pháp lý liên quan

Các doanh nghiệp lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cần dựa theo các căn cứ pháp lý:

Tham khảo: Xu hướng chuyển đổi kép tạo đột phá cho doanh nghiệp

2. Lợi ích khi các nhà đầu tư thực hiện ĐTM

Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM đem đến những lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư khi tiến hành đánh giá. Có thể kể đến như:

  • Xem xét chi tiết các vấn đề môi trường ngang dưới các yếu tố kinh tế, xã hội trong quá trình xây dựng và thiết kế dự án, đảm bảo phát triển cách bền vững.
  • Là căn cứ để chủ dự án đưa ra phương án đầu tư phù hợp về vị trí, nguyên vật liệu, quy mô, nguyên vật liệu, công nghệ và sản phẩm.
  • Nâng cao khả năng chủ động phòng tránh, giảm thiểu các tác động xấu của dự án đến môi trường.
  • Các cơ quan có thẩm quyền nắm được các thông tin chuẩn xác, độ tin cậy cao của dự án về vấn đề môi trường, hỗ trợ đưa ra quyết định đầu tư minh bạch, bền vững.
  • Giảm thiểu các xung đột với cộng đồng dân cư trong quá trình thực hiện dự án.
ĐTM đem đến lợi ích thiết thực cho các nhà đầu tư và môi trường
Thực hiện ĐTM đem lại những lợi ích thiết thực cho các nhà đầu tư và môi trường xung quanh dự án

Xem thêm: Quy định về kiểm kê khí nhà kính cho doanh nghiệp tại Việt Nam

3. Nội dung cơ bản của báo cáo đánh giá tác động môi trường

Theo khoản 1 Điều 32 Luật bảo vệ môi trường 2020, báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) bao gồm các nội dung chính dưới đây:

  • Xuất xứ của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư; căn cứ pháp lý, kỹ thuật; phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);
  • Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
  • Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường;
  • Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, đa dạng sinh học; đánh giá hiện trạng môi trường; nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư; thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án đầu tư;
  • Nhận dạng, đánh giá, dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư đến môi trường; quy mô, tính chất của chất thải; tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa và yếu tố nhạy cảm khác; tác động do giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có); nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án đầu tư;
  • Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải;
  • Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác của dự án đầu tư đến môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;
  • Chương trình quản lý và giám sát môi trường;
  • Kết quả tham vấn;
  • Kết luận, kiến nghị và cam kết của chủ dự án đầu tư.
Thực hiện đánh giá điều kiện môi trường tự nhiên trước khi thực hiện dự án
Đánh giá điều kiện môi trường tự nhiên trong phạm vi thực hiện dự án

Tham khảo: GHG protocol là gì? Sơ lược về nghị định thư GHG

4. Các nhóm đối tượng cần thực hiện đánh giá tác động môi trường

4.1. Dự án đầu tư nhóm I

Các dự án đầu tư nhóm I gồm:

  • Những dự án thuộc loại hình sản xuất, dịch vụ, kinh doanh có nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường ở quy mô, công suất lớn. Dự án có dịch vụ xử lý chất thải nguy hại. Dự án sử dụng các phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
  • Những dự án thuộc các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường ở quy mô, công suất trung bình chứa các yếu tố nhạy cảm về môi trường. Những dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường ở quy mô, công suất lớn chứa các yếu tố nhạy cảm về môi trường
  • Những dự án sử dụng đất, đất có mặt nước và khu vực biển quy mô lớn hoặc quy mô trung bình chứa các yếu tố nhạy cảm về môi trường.
  • Các dự án khai thác tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước quy mô, công suất lớn hoặc trung bình chứa những yếu tố nhạy cảm về môi trường.
  • Những dự án yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất quy mô từ trung bình trở lên chứa các yếu tố nhạy cảm về môi trường.
  • Những dự án yêu cầu di dân và tái định cư ở quy mô lớn.
Tiến hành đánh giá tác động môi trường với các dự án thuộc nhóm I
Các dự án thuộc nhóm I cần tiến hành đánh giá tác động môi trường

4.2. Dự án đầu tư nhóm II

Bao gồm các dự án:

  • Những dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển thuộc quy mô trung bình, quy mô nhỏ chứa các yếu tố nhạy cảm về môi trường.
  • Các dự án khai thác tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước có quy mô, công suất trung bình, nhỏ chứa các yếu tố nhạy cảm về môi trường.
  • Những dự án yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất quy mô nhỏ chứa các yếu tố nhạy cảm về môi trường.
  • Các dự án yêu cầu di dân, tái định cư có quy mô ở mức trung bình.

Lưu ý: Nếu các đối tượng trên thuộc nhóm dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công thi không cần tiến hành thực hiện đánh giá tác động về môi trường.

Tiến hành ĐTM với các dự án thuộc nhóm II
Các dự án thuộc nhóm II cần được tiến hành ĐTM

Tìm hiểu thêm: Kế toán Carbon là gì? Tìm hiểu về Carbon Accounting

5. Thời điểm, đối tượng tham gia thực hiện ĐTM

Thời điểm

Kết quả đánh giá tác động môi trường được thể hiện thông qua báo cáo đánh giá tác động môi trường. ĐTM được thực hiện song song với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc những tài liệu có giá trị tương đương với báo cáo trên của dự án. Mỗi dự án đầu tư cần được lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường riêng.

ĐTM cần được thực hiện song song với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi
Đánh giá tác động môi trường cần được thực hiện cùng lúc với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi

Đối tượng thực hiện

Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được thực hiện bởi chủ đầu tư dự án hoặc các đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện.

Xem thêm: Nông nghiệp tuần hoàn hướng tới nền nông nghiệp xanh

6. Quy trình lập đánh giá báo cáo môi trường (ĐTM)

Doanh nghiệp, chủ đầu tư dự án cần tiến hành lập báo cáo đánh giá môi trường theo các bước sau:

  • Bước 1: Xác định quy mô, thông tin và các cơ sở pháp lý liên quan đến dự án.
  • Bước 2: Khảo sát vấn đề môi trường xung quanh dự án (điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn).
  • Bước 3: Tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế xã hội của dự án.
  • Bước 4: Doanh nghiệp khảo sát, thu mẫu, đo đạc, phân tích mẫu không khí, nước, đất trong và xung quanh khu vực tiến hành dự án.
  • Bước 5: Xác định rõ những yếu tố vi khí hậu trong khu vực thực hiện dự án.
  • Bước 6: Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vực thực hiện dự án.
  • Bước 7: Xác định nguồn gây ô nhiễm của dự án (khí thải, chất thải rắn, nước thải,…). Xác định các loại chất thải sẽ phát sinh trong quá trình thực hiện dự án bằng phương pháp thống kê, thu thập, phân tích, đánh giá nhanh.
  • Bước 8: Đánh giá các mức độ tác động, ảnh hưởng từ nhiều nguồn ô nhiễm yếu tố tài nguyên, con người, môi trường, quanh khu vực tiến hành dự án.
  • Bước 9: Xây dựng biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình dựng dự án.
  • Bước 10: Xây dựng biện pháp giảm ô nhiễm, phương án quản lý môi trường trong quá trình hoạt động và khi xảy ra sự cố môi trường.
  • Bước 11: Đưa ra phương án xử lý nước, khí thải và phương án thu gom, xử lý chất thải rắn từ hoạt động của quá trình tiến hành dự án.
  • Bước 12: Tham vấn ý kiến từ UBND và UBMTTQ phường tại khu vực doanh nghiệp thực hiện dự án.
  • Bước 13: Xây dựng chương trình giám sát môi trường tại nơi thực hiện dự án.
  • Bước 14: Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo.
Tiến hành ĐTM theo từng bước
Thực hiện ĐTM theo từng bước

Tham khảo thêm: Năng lượng sinh học: Triển vọng phát triển và các ứng dụng

7. 4 phương pháp thực hiện đánh giá môi trường phổ biến

Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) có thể được thực hiện theo 4 phương pháp (danh mục, thống kê, đánh giá, ma trận).

7.1. Phương pháp danh mục

Thường được biểu thị dưới dạng cột, thể hiện mối quan hệ giữa các thông số môi trường với những hoạt động của dự án, hoạt động gây tác động tiêu cực đến thông số môi trường sẽ được đánh dấu. Phương pháp bao gồm:

  • Danh mục câu hỏi
  • Danh mục đánh giá sơ bộ mức độ tác động đến môi trường
  • Danh mục ghi trọng số tác động đến môi trường

Ưu điểm:

  • Rõ ràng, dễ hiểu, hỗ trợ doanh nghiệp xác định tác đồng và tầm quan trọng của tác động.
  • Là cơ sở hỗ trợ việc ra quyết định nếu người đánh giá am hiểu về nội dung các hoạt động điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế tại nơi thực hiện dự án.
  • Được coi là công cụ nhắc nhở  về phạm vi và của dạng các tác động.

Nhược điểm:

  • Có chứa nhân tố chủ quan của người tham gia đánh giá.
  • Phụ thuộc các quy ước mang cảm tính về tầm quan trọng, cấp và điểm số quy định cho từng thông số.
  • Việc tổng hợp các tác động, đối chiếu và so sánh những phương án khác nhau bị hạn chế.
  • Các danh mục khá chung, thường không đầy đủ.
  • Một vài tác động có thể lặp lại dẫn tới việc tính toán hai hoặc nhiều lần trong quá trình tổng hợp thành tổng tác động.
  • Chưa nên ra được mối liên hệ giữa nguyên nhân – kết quả của tác động.
  • Chưa có hướng dẫn về cách thức đo đạc và dự đoán các tác động.
  • Phương pháp này không có các quy tắc hay thủ tục nhằm giải thích, truyền tải cũng như quan trắc tác động.

7.2. Phương pháp thống kê

Phương pháp sẽ chọn lọc, xử lý số liệu, hỗ trợ nhà đầu tư xác định hiện trạng và xu thế biến đổi môi trường trong khu vực dự án để làm cơ sở dự báo tác động môi trường, đánh giá mức độ của tác động khi tiến hành thực hiện dự án.  Các phần mềm xử lý thống kê phổ biến: SPSS (sử dụng ở AIT), Minitab (sử dụng tại Châu Âu), Statgraphics 7.0 (sử dụng tại nhiều nơi).

5 nhiệm vụ chính của phương pháp thống kê:

  • Phân tích dữ liệu điều tra những  yếu tố về môi trường (đất, nước, không khí …) phục vụ cho phân tích hiện trạng và đánh giá tác động môi trường.
  • So sánh kết quả thu thập với các tiêu chuẩn, quy chuẩn được quy định, so sánh kết quả của 2 hoặc nhiều trạm quan trắc, các chỉ tiêu môi trường của 2 nhà máy,…
  • Phân tích kết quả của các thí nghiệm môi trường, đưa ra biện pháp xử lý tối ưu.
  • Nghiên cứu mối liên hệ giữa 2 yếu tố môi trường hoặc mối quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa các yếu tố môi trường (ví dụ : liều lượng – phản ứng,…).
  • Tiến hành theo dõi diễn biến môi trường theo thời gian (quan trắc môi trường).

7.3. Phương pháp đánh giá nhanh

Là phương pháp đánh giá dựa vào hệ số phát thải ô nhiễm, đặc biệt hiệu quả khi dùng để xác định tải lượng, nồng độ ô nhiễm đối với những dự án công nghiệp, đô thị và giao thông, dự báo khả năng tác động môi trường từ các nguồn gây ô nhiễm.

Phương pháp đánh giá nhanh dùng để dự báo nhanh tải lượng cho cơ sở phát sinh chất ô nhiễm.

Ưu điểm:

  • Đạt hiệu quả cao khi xác định tải lượng, nồng độ ô nhiễm của các dự án công nghiệp, đô thị, giao thông, dự báo các khả năng tác động môi trường của nguồn gây ô nhiễm.
  • Dễ dàng sử dụng, không đòi hỏi kiến thức, chuyên môn kỹ thuật cao.
  • Thực hiện kiểm kê tổng hợp khí thải, nước thải, ô nhiễm đất, chất thải rắn trong thời gian ngắn.
  • Chi phí phù hợp với các doanh nghiệp có khả năng tài chính và nguồn nhân lực vừa phải.
  • Ước tính hiệu quả các công nghệ kiểm soát ô nhiễm và khả năng giảm tải lượng ô nhiễm nhanh chóng, dễ dàng.

Nhược điểm:

  • Các điều kiện đặc trưng cụ thể của từng nguồn chất thải chưa được đánh giá, có thể ảnh hưởng đến dữ liệu của các kịch bản ô nhiễm.
  • Dữ liệu kết quả là số liệu sơ bộ, cần có sự xác nhận lại từ các phân tích chi tiết hơn trước khi tiến hành các chiến dịch giảm thiểu.
  • Đưa ra góc nhìn tổng quát về những tác động của dự án tới những thành phần môi trường tại nơi thực hiện dự án.
  • Không chỉ rõ được các tác động sơ cấp và thứ cấp đến môi trường
  • Người đọc cần tự phân tích, đánh giá, suy luận kết quả tính toán.
  • Không phân tích và chỉ ra được diễn biến theo thời gian của các tác nhân gây ô nhiễm tại khu vực.

7.4. Phương pháp ma trận

Là sự phát triển ứng dụng của bảng kiểm tra, là sự đối chiếu của từng hoạt động trong dự án với từng thông số/thành phần môi trường nhằm đánh giá mối quan hệ nguyên nhân – kết quả.

Nội dung cơ bản của bảng ma trận:

  • Trục tung: Các nhân tố môi trường
  • Trục hoành: Các hoạt động của dự án
  • Ô nằm giữa hàng và cột trong ma trận: Biểu thị khả năng tác động

Tùy thuộc vào cách sử dụng ô ma trận có thể được chia thành các loại: Ma trận đơn giản, ma trận có trọng số, ma trận định lượng – ma trận theo cấp và ma trận không có trọng số. Mức độ tác động được đánh theo điểm, thang điểm phụ thuộc vào người đánh giá (từ 1 – 3, từ 1 đến 10,…).

Điểm số cao biểu thị tác động mạnh, tổng số điểm cho thấy thành phần/thông số môi trường nào sẽ bị tác động nặng nhất cho dự án. Phương pháp này có tính chủ quan, cần được tiến hành bởi nhiều cá nhân. 

Ưu điểm:

  • Có giá trị cho trong việc xác định tác động của dự án, đưa ra được những thông tin tóm tắt đánh giá tác động, đánh giá sơ bộ tác động.
  • Đơn giản, dễ sử dụng, phân tích rõ ràng, chi tiết nhiều hành động khác nhau lên cùng một nhân tố mà không cần sử dụng nhiều số liệu môi trường.
  • Thể hiện rõ ràng mối quan hệ của phát triển và môi trường.

Nhược điểm:

  • Chỉ có ma trận theo bước mới có thể giải thích được các ảnh hưởng thứ cấp và các ảnh hưởng tiếp theo.
  • Không xét đến diễn biến theo thời gian của các hoạt động và tác động nên không phân biệt được đó là tác động lâu dài hay ngắn hạn.
  • Người đọc phải cần tự giải thích mối liên quan nguyên nhân kết quả của số liệu các đánh giá.
  • Độ chắc chắn của các số liệu chưa cao, chưa chỉ ra được các nguyên tắc xác định của các số liệu về mặt chất lượng và số lượng.
  • Chưa có “tiêu chuẩn” xác định phạm vi, tầm quan trọng của các tác động.

Xem thêm: Tăng trưởng xanh là gì? Thực trạng và Giải pháp

8. VertZéro – Giải pháp kiểm kê khí nhà kính đầu tiên tại Việt Nam

Hướng tới mục tiêu Net Zero, doanh nghiệp cần giảm lượng khí thải Carbon từ những hoạt động hay quản lý việc cắt giảm trong nội bộ, chuỗi cung ứng. Để giảm lượng khí nhà kính thải ra, việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm chính là phải hiểu chúng và có các dữ liệu thông tin chính xác. Ngoài ra, các công ty có trách nhiệm cần đảm bảo cung cấp báo cáo dữ liệu chuẩn, kỹ lưỡng, khách quan để xác nhận một cách minh bạch những thông số đó. 

Giải pháp kiểm kiểm kê khí nhà kính VertZéro – Sản phẩm thuộc hệ sinh thái công nghệ Made by FPT hướng tới số hóa toàn diện mọi quy trình thu thập dữ liệu môi trường, tính toán, quản lý, tạo báo cáo khí thải, giúp doanh nghiệp theo dõi tiến trình thực hiện cam kết, đảm bảo các quy chuẩn quốc tế. 

  • Đo lường mọi loại khí thải – Dấu chân carbon Phạm vi 1, 2 và 3 cho tất cả doanh nghiệp.
  • Đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn báo cáo khí hậu quốc tế với dữ liệu khí nhà kính đạt tiêu chuẩn kiểm định.
  • Dự báo, đặt mục tiêu, giảm thiểu carbon, và hướng tới mục tiêu Net-zero.
  • Ra chiến lược phát triển bền vững với sự hỗ trợ của dữ liệu tài chính (NPV, tổng đầu tư…) và mục tiêu Net Zero.
VertZéro là giải pháp Kiểm kê khí nhà kính đầu tiên tại Việt Nam
VertZéro – Giải pháp Kiểm kê khí nhà kính đầu tiên tại Việt Nam

Các bài viết liên quan:

Qua bài chia sẻ trên của FPT IS, những nội dung cơ bản về ĐTM là gì, khái niệm, lợi ích và quy trình triển khai đã được làm rõ. Tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng môi trường khi tiến hành dự án là trách nhiệm xã hội của mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Nếu quý doanh nghiệp đang quan tâm đến các giải pháp về môi trường, vui lòng để lại thông tin liên hệ TẠI ĐÂY để được các chuyên viên FPT IS tư vấn.

Chia sẻ:
Img Contact

Đăng ký nhận tin tức mới nhất từ FPT IS

    Tôi đồng ý chia sẻ thông tin và đồng ý với Chính sách bảo mật dữ liệu cá nhân