Năng lượng xanh là gì? 4 thông tin cần biết về năng lượng xanh
Năng lượng xanh là nguồn năng lượng sạch, được tạo ra từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên có mức bền vững cao và ít phát thải ra môi trường, hoặc nguồn năng lượng có thể tái tạo được. Sử dụng năng lượng xanh giúp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sự phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên giới hạn như dầu mỏ và than.
Xem thêm: Chuyển đổi xanh là gì? Áp dụng chuyển đổi xanh vào doanh nghiệp
1. Năng lượng xanh là gì?
Năng lượng xanh là bất kỳ loại năng lượng nào có nguồn gốc từ tài nguyên tự nhiên như ánh sáng mặt trời, gió, nước,… Nguồn năng lượng này sau không giới hạn hoặc có thể được tái tạo, hầu như không gây hại cho môi trường.
Tham khảo: Net-zero là gì? Tầm quan trọng của phát thải ròng bằng 0
2. Các loại năng lượng xanh
Có rất nhiều loại năng lượng xanh được con người nghiên cứu và dần ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất, tiêu biểu nhất như:
- Năng lượng mặt trời: Chuyển đổi giữa nhiệt năng của mặt trời thành điện năng thông qua tấm pin mặt trời.
- Năng lượng gió: Sử dụng sức gió để quay các cánh quạt của tuabin, tạo ra điện năng . Năng lượng gió gần đây đang được ứng dụng rất rộng rãi với nhiều nhà máy điện sử dụng năng lượng gió.
- Thủy điện:. Nguồn điện được sản xuất dựa vào hệ thống sông suối, lượng mưa hoặc lượng băng tan đầu nguồn.
- Năng lượng sóng: Chuyển đổi giữa cơ năng của sóng sang điện năng. Tuy nhiên, hệ thống quản lý năng lượng sóng tốn khá nhiều chi phí.
- Năng lượng địa nhiệt: Nguồn năng lượng được lấy từ sâu trong lòng trái đất để ứng dụng sản xuất điện hoặc dùng trong sưởi ấm tại các bể nước nóng.
Có thể bạn quan tâm: Carbon neutral là gì? Lợi ích, thách thức cho doanh nghiệp
3. Lợi ích năng lượng xanh mang lại
Năng lượng xanh mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống con người như:
- Bảo vệ môi trường tự nhiên: Nguồn phát thải từ năng lượng tái tạo rất ít hoặc rất lâu mới tạo ra phát thải nguy hiểm. Việc sử dụng nguồn năng lượng xanh sẽ hạn chế sự nóng lên của trái đất, băng tan, mực nước biển tăng cao, duy trì môi trường sống cho các loài động thực vật. Thiên nhiên ít bị tổn hại hơn so với dùng năng lượng hóa thạch truyền thống như dầu mỏ, khí đốt,..
- Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia: Năng lượng xanh có khả năng tái tạo nên không bị cạn kiệt theo thời gian. Các quốc gia ứng dụng năng lượng tái tạo rộng rãi sẽ giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
- Ít ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Năng lượng xanh ít tạo ra khí thải, rác thải làm ảnh hưởng đến môi trường. Sức khỏe con người được đảm bảo, hạn chế các bệnh mãn tính do ô nhiễm.
Xem thêm: Mô hình tăng trưởng xanh là gì? Thực trạng và giải pháp
2. 4 điều cần biết về năng lượng xanh – Xu hướng phát triển bền vững cho tương lai
Năng lượng xanh có thể coi là giải pháp giúp con người phát triển dài lâu trong tương lai mà ít ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên. Dưới đây là 5 thông tin bạn cần biết để giúp bạn hiểu rõ hơn về loại năng lượng này.
2.1. Nguồn năng lượng xanh sẽ không bao giờ cạn kiệt
Nếu như năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt thì năng lượng xanh lại ngược lại. Chỉ khi gió ngừng thổi, mặt trời không còn, cây cối chết, sông ngừng chảy,… thì năng lượng xanh mới biến mất. Thậm chí, con người lại đang ngày càng phát hiện thêm nhiều nguồn năng lượng tái tạo xanh khác như rác thải, năng lượng từ vũ trụ,…
2.2 Giá thành năng lượng xanh đang ngày càng giảm
Giá năng lượng tái tạo đang ngày càng giảm mạnh, không chỉ bởi công nghệ khai thác của con người ngày càng phát triển mà còn do chúng ta đang ngày càng tìm được các nguồn năng lượng mới. Đồng thời, nhiều quốc gia có chính sách hỗ trợ chi phí phát triển nguồn năng lượng mới này.
Trong thực tế, chi phí bảng điều khiển năng lượng mặt trời đã giảm 60% kể từ năm 2011. Bởi vì năng lượng mặt trời không giới hạn, có thể chi phí đầu tư ban đầu sẽ cao nhưng về lâu dài, sử dụng năng lượng xanh sẽ giúp doanh nghiệp/tổ chức tiết kiệm được rất nhiều chi phí..
Tham khảo thêm: ESG là gì? Tiêu chuẩn, chiến lược và quy trình lập báo cáo ESG
2.3 Việt Nam cũng đang đón “làn sóng” chuyển đổi xanh và năng lượng xanh
Nhà nước và các cơ quan chính phủ Việt Nam đã có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng điện và gia tăng cơ cấu các nguồn năng lượng xanh để hướng đến chuyển đổi xanh.
Đến cuối 2018, Việt Nam đã đưa vào vận hành phát điện 285 nhà máy thủy điện nhỏ với tổng công suất khoảng 3.322 MW; 8 nhà máy điện gió với tổng công suất 243 MW và 10 nhà máy điện sinh khối với tổng công suất nối lưới khoảng 212 MW.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp lựa chọn phát triển ngành công nghệ, năng lượng xanh sạch là ngành kinh doanh lâu dài. Các nhà sản xuất cũng đã phát triển công nghệ Inverter – Tránh hao phí năng lượng không đáng có.
2.4 Năng lượng xanh và những hạn chế khi khai thác
Mặc dù không thể phủ nhận vai trò và lợi ích vô cùng quan trọng của năng lượng tái tạo, nhưng cũng phải nhận định rằng, nguồn năng lượng này tạo không ít thách thức khi khai thác như:
- Chi phí đầu tư ban đầu cho các hệ thống năng lượng xanh khá cao.
- Yêu cầu không gian rộng lớn, đặc biệt khi khai thác năng lượng mặt trời.
- Năng lực và trình độ công nghệ trong nước còn hạn chế.
Các bài viết liên quan:
- Tài chính xanh là gì? Thực trạng về đầu tư xanh tại Việt Nam và thế giới
- Kiểm toán năng lượng là gì? Lợi ích và quy trình thực hiện
Năng lượng xanh đang dần trở thành xu hướng tất yếu của mỗi quốc gia, nhiều doanh nghiệp đã và đang bắt đầu ứng dụng năng lượng này vào sản xuất, hoạt động kinh doanh. Hy vọng với những giải đáp ở trên về năng lượng xanh của FPT IS, độc giả đã hiểu rõ hơn về loại năng lượng tái tạo này.