On premise là gì? Nên sử dụng On premise hay Cloud
On premise là gì, có điểm gì khác biệt so với Off premise và Cloud là vấn đề được nhiều nhà quản trị và doanh nghiệp quan tâm? On premise là một giải pháp đã có mặt trên thị trường khá lâu với khả năng lưu trữ và bảo mật cao. Vậy đâu sẽ là xu hướng lưu trữ trong tương lai, nên chọn mô hình lưu trữ nào, quý doanh nghiệp hãy cùng FPT IS tìm hiểu qua bài chia sẻ.
Xem thêm: Public Cloud là gì? Từ A – Z về điện toán đám mây công cộng
1. On Premise là gì?
On premise (phần mềm tại chỗ, viết tắt là on-prem) là giải pháp lưu trữ dữ liệu tại chỗ, được cài đặt và chạy trên máy tính tại phòng ban chuyên về CNTT của tổ chức hoặc doanh nghiệp sử dụng phần mềm thay vì khởi chạy từ xa tại các đơn vị từ xa như server farm (cụm máy chủ) hoặc Cloud (đám mây).
Trong một vài trường hợp, On premise còn được gọi là phần mềm “shrinkwrap”. Phần mềm ngoài cơ sở (Off Premise) thường được gọi là “phần mềm dưới dạng dịch vụ – SaaS” hoặc “điện toán đám mây”.
Phần mềm tại chỗ gồm cơ sở dữ liệu kết hợp cùng nhiều module để phục vụ nhu cầu riêng biệt của từng tổ chức, doanh nghiệp trong việc tự động hóa hệ thống vận hành, kinh doanh.
Để sử dụng các phần mềm On premise, doanh nghiệp cần mua giấy phép hoặc bản sao của phần mềm để được phép sử dụng. Phần mềm được cấp phép, các phiên bản sẽ đặt tại cơ sở hạ tầng nội bộ của doanh nghiệp, tổ chức, đảm bảo độ bảo mật thông tin cao hơn so với Cloud.
Tham khảo thêm: Private Cloud là gì? Ưu nhược điểm và giải pháp xây dựng
2. Những đặc trưng cơ bản của On premise, ưu và nhược điểm
Sau đây là những đặc trưng cơ bản của phần mềm tại chỗ cùng những ưu nhược điểm doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận thấy trong quá trình sử dụng:
Đặc điểm
3 đặc trưng cơ bản của On premise bao gồm:
- Phần mềm được cài trên máy chủ, hoạt động trong môi trường công nghệ thông tin.
- Doanh nghiệp có toàn quyền kiểm soát và quản lý dữ liệu.
- Doanh nghiệp cần truy cập thông qua máy tính để bàn (PC) hoặc các thiết bị khác như máy tính bảng, máy điện thoại thông minh.
Ưu điểm
Chi phí dài hạn tối ưu
Xét về lâu dài, chi phí bảo trì thường niên và phí cấp phép một lần của On premise sẽ thấp hơn so với việc thanh toán các khoản phí định kỳ của các phần mềm đám mây.
Khả năng kiểm soát
Với đặc trưng dữ liệu và máy chủ được đặt tại doanh nghiệp, nhà quản trị có toàn quyền kiểm soát và quản lý phần mềm, đặc biệt phù hợp với những tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực được quản lý chặt chẽ, có yêu cầu cao về đảm bảo an toàn dữ liệu và thông tin.
Thực hiện các chính sách cùng quy trình bảo mật riêng
On premise đặc biệt phù hợp với những ngành xử lý thông tin có độ nhạy cảm cao bởi khả năng cung cấp quyền kiểm soát về các vấn đề bảo mật.
Không cần kết nối Internet
On premise không yêu cầu sử dụng Internet khi truy cập, giúp nhiều người dùng có thể sử dụng đồng thời mà không ảnh hưởng đến tốc độ.
Nhược điểm
Bên cạnh các ưu điểm kể trên, On premise cũng có những nhược điểm nhất định:
Chi phí đầu tư
Chi phí đầu tư ban đầu của On premise khá lớn so với Cloud hay các phần mềm khác. Những chi phí này liên quan đến cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, máy chủ,…
Yêu cầu cao về nhân sự
Để vận hành và quản lý các phần mềm On premise, doanh nghiệp cần có đội ngũ chuyên viên với chuyên môn cao, khả năng sử dụng CNTT tốt.
Hạn chế về khả năng truy cập
On premise có thể truy cập mà không sử dụng Internet, vì vậy nó chỉ có thể truy cập tại khu vực lân cận văn phòng hoặc trong khu vực của người dùng, khó khăn khi truy cập từ xa.
Xem thêm: Đối tác Cloud ERP – Đối tác triển khai cấp cao nhất của SAP
3. On premise phù hợp với những đối tượng nào?
Hiện nay trên thế giới, các doanh nghiệp trong nhiều ngành đang được quản lý chặt chẽ và có yêu cầu cao về sự bảo mật tại chỗ. Nhiều công ty, tập đoàn cũng cần tuân thủ các tiêu chuẩn cụ thể cùng với những nội quy riêng biệt một cách cụ thể.
Vì vậy, việc sử dụng On premise sẽ là giải pháp hữu hiệu về lưu trữ và bảo mật dữ liệu cho những doanh nghiệp thuộc nhóm đối tượng:
- Các tổ chức thu thập, lưu trữ dữ liệu khách hàng đến từ Liên minh Châu Âu (EU).
- Bệnh viện và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần tuân thủ nghiêm những yêu cầu của Đạo luật về trách nhiệm giải trình và cung cấp bảo hiểm y tế (HIPAA).
- Những công ty công nghệ cần tuân thủ các quy định thuộc Khuôn khổ Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia (NIST).
- Các đơn vị cấp phát thẻ tín dụng cần tuân theo Tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu ngành thẻ thanh toán (PCI-DSS).
- Những tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có yêu cầu cao về tính bảo mật trong quá trình lưu trữ dữ liệu.
Xem thêm: GROW with SAP – Giải pháp Cloud ERP thế hệ mới
4. Phân biệt On premise và Off premise
Về bản chất, sự khác biệt nổi bật nhất giữa On premise và Off premise là nơi lưu trữ và triển khai các hệ thống, ứng dụng công nghệ thông tin.
On premise
Với On Premise, các hệ thống, dịch vụ được triển khai, quản lý trên cơ sở hạ tầng máy chủ và hạ tầng mạng tại văn phòng hoặc trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp có quyền kiểm soát cũng như quản lý toàn bộ các tài nguyên IT của mình.
Off premise
Các hệ thống và dịch vụ Off premise sẽ được triển khai, quản lý trên cơ sở hạ tầng máy chủ và hạ tầng mạng tại một bên thứ ba (nhà cung cấp dịch vụ đám mây). Vì vậy, doanh nghiệp cần thuê hoặc sử dụng các tài nguyên IT có sẵn từ nhà cung cấp dịch vụ.
Việc lựa chọn giữa On premise và Off premise thường phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp về kiểm soát, an toàn, hiệu suất và chi phí.
Xem thêm: SAP S/4HANA Cloud | Tổng quan, Đặc điểm, Lợi ích và Ứng dụng
5. Sự khác nhau giữa On premise và Cloud
Sự khác biệt cơ bản của Cloud và On premise là vị trí đặt máy chủ lưu trữ của doanh nghiệp. On premise được cài đặt và hoạt động trên cơ sở hạ tầng phần cứng của công ty và được lưu trữ cục bộ và bảo vệ bởi tường lửa của doanh nghiệp nhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu kinh doanh.
Ngược lại, Cloud được lưu trữ và quản lý trên máy chủ của nhà cung cấp, cho phép doanh nghiệp truy cập qua trình duyệt web hoặc các giao diện khác. Cloud đang dần trở nên phổ biến nhờ vào sức hấp dẫn cùng những lợi ích nổi bật và tính linh hoạt cho người dùng. Nhờ vậy, doanh nghiệp khi sử dụng Cloud sẽ tối ưu thời gian, chi phí cùng khả năng mở rộng.
Xét về khả năng bảo mật, On premise có độ bảo mật cao, an toàn hơn so với Cloud. Phần mềm tại chỗ cho phép doanh nghiệp duy trì mức độ kiểm soát liên tục. Trong khi đó, Cloud sẽ có độ bảo mật thấp hơn bởi dịch vụ này sẽ được cung cấp và quản lý bởi bên thứ 3 (nhà cung cấp dịch vụ).
Tuy nhiên, có nhiều ý kiến chỉ ra rằng, ngoài phần mềm tại chỗ và hệ thống kế thừa, doanh nghiệp nên tận dụng thêm các ứng dụng Cloud và SaaS mới để có thể đạt được mục tiêu kinh doanh một cách tối ưu nhất.
Sau khi tìm hiểu rõ sự khác biệt giữa Cloud và On premise, dưới đây là những đặc điểm cơ bản để doanh nghiệp căn cứ và đưa ra lựa chọn lưu trữ phù hợp.
Doanh nghiệp sở hữu các đặc điểm sau nên chọn On premise:
- Doanh nghiệp có yêu cầu cao về vấn đề bảo mật
- Doanh nghiệp yêu cầu hiệu suất lưu trữ cao
- Nguồn ngân sách dồi dào, đáp ứng được việc xây dựng cơ sở kỹ thuật
- Không muốn phụ thuộc vào bên thứ ba, tự quản lý và vận hành hệ thống
Doanh nghiệp sở hữu các đặc điểm sau nên chọn Cloud:
- Nguồn ngân sách hạn chế
- Doanh nghiệp chưa dự đoán được nhu cầu tài nguyên
- Doanh nghiệp chưa có đội ngũ chuyên viên để quản lý hạ tầng
- Mong muốn môi trường làm việc từ xa
- Doanh nghiệp có yêu cầu cao về khả năng dự phòng dữ liệu
Xem thêm: Cloud ERP là gì? Lưu ý khi triển khai ERP đám mây
6. Xu hướng của On premise trong tương lai
Từ những so sánh trên, quý doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận thấy việc lưu trữ trên Cloud đang chiếm ưu thế và có xu hướng phát triển mạnh trong tương lai. Một số minh chứng chứng minh lập luận trên:
- Quy mô thị trường Cloud toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 371,4 tỷ USD vào năm 2020 lên 832,1 tỷ USD vào năm 2025, tốc độ tăng trưởng hàng năm tổng hợp (CAGR) đạt 17,5% trong giai đoạn dự báo.
- Tỷ lệ chi tiêu cho CNTT dần chuyển sang Cloud và có xu hướng tăng nhanh sau khủng hoảng COVID-19. Theo dự báo, vào năm 2024, Cloud sẽ chiếm 14,2% tổng chi tiêu cho CNTT của doanh nghiệp toàn cầu so với mức 9,1% vào năm 2020.
- Lợi nhuận thực tế của các nhà sản xuất phần mềm sử dụng điện toán đám mây đã tăng đến 10,3% hàng năm (theo drip.com), dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Báo cáo cũng chỉ ra rằng 64% các công ty vừa và nhỏ đang sử dụng SaaS.
Dựa vào những số liệu trên, nền tảng On premise không hẳn sẽ biến mất, mà sẽ tiếp tục tồn tại song song với Cloud, giữ vị trí quan trọng trong các lĩnh vực đặc thù với yêu cầu về độ bảo mật cao.
Các bài viết liên quan:
- SAP Public Cloud | Tổng quan, Đặc điểm, Lợi ích và Ứng dụng
- SAP ERP là gì? Giải pháp quản trị nguồn lực cho doanh nghiệp
Sau khi hiểu rõ On premise là gì cùng sự so sánh với Cloud và Off premise, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự chuyển dịch về xu hướng lưu trữ trong tương lai. Khi lựa chọn mô hình lưu trữ, quý doanh nghiệp nên cân nhắc đến nhiều yếu tố từ quy mô, văn hóa doanh nghiệp, tài chính, mục đích,… và các vấn đề liên quan. Để được tư vấn kỹ hơn về mô hình phù hợp, quý doanh nghiệp vui lòng bấm để lại thông tin liên hệ TẠI ĐÂY để nhận được FPT IS tư vấn miễn phí.