Scope 3 Emissions là gì? Báo cáo phát thải phạm vị 3 

Scope 3 Emissions là gì? Báo cáo phát thải phạm vi 3 

Hiện nay, các hoạt động bảo vệ môi trường mang tính bền vững được chú trọng hơn tại Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, tổ chức vẫn chưa hiểu nắm rõ thuật ngữ Scope 3 Emissions là gì? Trong nội dung bài viết dưới đây, hãy cùng FPT IS tìm hiểu vai trò, cách đo lường và kiểm soát Scope 3 Emissions (phát thải phạm vi 3).

1.  Scope 3 emissions là gì?

Scope Emissions (Phát thải phạm vi) là một thuật ngữ dùng để phân loại lượng khí thải nhà kính (GHG) mà một tổ chức tạo ra trực tiếp hoặc gián tiếp, dựa trên các nguồn phát thải khác nhau. Hiện nay, phát thải được chia thành ba phạm vi chính bao gồm:

  • Phạm vi 1 (Scope 1): Bao gồm các phát thải trực tiếp từ các nguồn mà tổ chức kiểm soát, như khí thải từ việc đốt nhiên liệu tại chỗ (nhà máy, phương tiện vận chuyển do tổ chức sở hữu).
  • Phạm vi 2 (Scope 2): Bao gồm các phát thải gián tiếp từ nguồn năng lượng mà tổ chức mua để sử dụng, chủ yếu là điện, hơi nước, nước nóng hoặc làm lạnh. Đây là lượng phát thải được tạo ra trong quá trình sản xuất năng lượng của các đơn vị cung cấp năng lượng, nhưng được tổ chức mua lại để sử dụng.
  • Phạm vi 3 (Scope 3): Bao gồm các phát thải gián tiếp khác mà doanh nghiệp không thể kiểm soát, liên quan đến chuỗi cung ứng và hoạt động kinh doanh của tổ chức. Phạm vi 3 bao gồm các phát thải từ nhà cung cấp, vận chuyển, xử lý chất thải, và sử dụng sản phẩm cuối cùng bởi khách hàng.

Việc đo lường phát thải phạm vi trong các hạng mục giúp doanh nghiệp, tổ chức có thể xác định điểm nóng và có phương án giảm thiểu khí nhà kính.

Phân biệt Scope 1, 2, 3 Emission
Scope 3 Emissions là thuật ngữ nói về các phát thải gián tiếp khác mà doanh nghiệp không thể kiểm soát, liên quan đến chuỗi cung ứng và hoạt động kinh doanh của tổ chức

Tham khảo: ESG là gì? Tiêu chuẩn và 7 bước lập báo cáo ESG

2. Scope 3 Emissions bao gồm những hạng mục nào?

Scope 3 Emissions có nhiều hạng mục mở rộng khiến doanh nghiệp khó xác định và quản lý lượng phát thải 3. Dưới đây là những hạng mục trong Scope 3 Emissions mà doanh nghiệp cần biết:

  1. Hàng hóa và dịch vụ đã mua: Phát thải từ sản phẩm và dịch vụ mà tổ chức mua
  2. Lưu trữ và bảo trì tài sản: Phát thải từ bảo trì, sửa chữa và các hoạt động khác liên quan đến tài sản.
  3. Sử dụng năng lượng: Phát thải liên quan đến việc sử dụng năng lượng trong quá trình hoạt động của tổ chức.
  4. Vận chuyển và phân phối (upstream): Phát thải từ vận chuyển và phân phối hàng hóa đến doanh nghiệp, bao gồm cả việc vận chuyển do bên thứ ba thực hiện.
  5. Xử lý chất thải (upstream): Phát thải từ việc xử lý và tiêu hủy chất thải do doanh nghiệp tạo ra trước khi nó đến bãi rác hoặc cơ sở xử lý chất thải.
  6. Du lịch/công tác: Phát thải từ việc đi công tác hay du lịch của nhân viên, bao gồm chuyến bay, thuê phương tiện, xe cộ và chỗ ở với mục đích công việc.
  7. Di chuyển đi làm: Phát thải từ việc di chuyển để đi làm của cán bộ nhân viên trong tổ chức.
  8. Tài sản cho thuê (upstream): Phát thải từ các tài sản mà tổ chức thuê.
  9. Vận chuyển và phân phối (downstream): Phát thải từ vận chuyển và phân phối hàng hóa và dịch vụ từ doanh nghiệp đến khách hàng cuối cùng.
  10. Xử lý các sản phẩm đã bán: Phát thải từ việc xử lý và sử dụng các sản phẩm đã bán ra
  11. Sử dụng các sản phẩm đã bán: Phát thải từ việc khách hàng sử dụng sản phẩm của tổ chức, chẳng hạn như tiêu thụ năng lượng với các sản phẩm hiết bị điện.
  12. Xử lý sản phẩm tại cuối vòng đời: Phát thải khi xử lý và tái chế sản phẩm tại giai đoạn cuối vòng đời của chúng.
  13. Tài sản cho thuê (downstream): Phát thải từ các tài sản mà tổ chức cho bên khác thuê.
  14. Nhượng quyền thương mại: Phát thải từ các hoạt động nhượng quyền thương hiệu của tổ chức.
  15. Đầu tư: Phát thải từ các khoản đầu tư của tổ chức vào các công ty hoặc dự án khác.
15 hạng mục chính của Scope 3 Emissions
Scope 3 Emissions bao gồm 15 hạng mục phát thải

Xem thêm: Kiểm kê khí nhà kính là gì? Hướng dẫn và quy định ở Việt Nam

3. Tầm quan trọng của việc tính toán Scope 3 Emissions 

Trong khi phát thải Phạm vi 1 và 2 tương đối dễ tính toán, phát thải Phạm vi 3 bao gồm nhiều hoạt động đa dạng, khiến việc đo lường chúng phức tạp hơn. Tuy nhiên, chúng thường chiếm phần lớn lượng phát thải khí nhà kính (GHG) của một tổ chức – lên đến 90%. Vì vậy, bằng cách đo lường và quản lý phát thải Phạm vi 3, các công ty có thể xác định các lĩnh vực cần cải thiện, giảm thiểu rủi ro, tạo ra cơ hội mới trong chuỗi cung ứng và nâng cao hiệu quả hoạt động. 

Việc tính toán Scope 3 Emissions có thể mang lại nhiều lợi ích như sau:

Thu hút khách hàng

Khách hàng ngày càng lựa chọn sử dụng dịch vụ và sản phẩm của các doanh nghiệp đang tích cực giải quyết các vấn đề về ESG. Việc đo lường và quản lý phát thải Phạm vi 3 thể hiện cam kết của tổ chức đối với tính bền vững và phù hợp với kỳ vọng của người tiêu dùng.

Thúc đẩy sự hợp tác với các nhà cung ứng và đối tác kinh doanh

Các nhà cung cấp và đối tác kinh doanh cũng đang đi trên con đường tương tự để giảm dấu chân carbon, và họ sẽ đều mong muốn hợp tác để xác định các lĩnh vực cung ứng bền vững, tiết kiệm chi phí và giảm thiểu sự kém hiệu quả trong chuỗi giá trị. Bằng cách đo lường và giải quyết phát thải Phạm vi 3, các tổ chức có thể thúc đẩy sự hợp tác với nhà cung cấp và tạo ra những sáng kiến bền vững đôi bên cùng có lợi.

Thúc đẩy đầu tư

Các ngân hàng, nhà đầu tư và nhóm cổ đông rộng lớn hơn đang yêu cầu thêm thông tin để đánh giá các tiêu chí ESG. Việc thiếu loại thông tin này có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn và chi phí vay, và điểm bền vững thấp có thể dẫn đến xếp hạng rủi ro cao hơn. Bằng cách đo lường và quản lý hiệu quả phát thải Phạm vi 3, các tổ chức có thể cung cấp sự minh bạch mà các nhà đầu tư mong muốn, từ đó củng cố vị thế và giảm thiểu rủi ro tài chính tiềm ẩn.

Đáp ứng chính sách và luật pháp

Báo cáo phát thải Phạm vi 3 cho đến nay chủ yếu là tự nguyện, nhưng áp lực để biến nó thành bắt buộc đang ngày càng tăng. The EU Taxonomy và Chỉ thị Báo cáo Phát triển Bền vững Doanh nghiệp (CSRD) đang mở rộng các loại thông tin mà các doanh nghiệp phải công bố, với phát thải Phạm vi 3 là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Việc chủ động đo lường và báo cáo phát thải Phạm vi 3 không chỉ đảm bảo sự tuân thủ của tổ chức mà còn định vị tổ chức của bạn như một đơn vị có trách nhiệm và tư duy tiến bộ.

Cần đo lường phát thải phạm vi 3 trước khi triển khai ESG
Đo lường Scope 3 Emissions đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai chiến lược ESG của doanh nghiệp

Xem thêm: Cách tính tín chỉ carbon và mua bán chứng chỉ carbon ở Việt Nam

4. Hướng dẫn báo cáo phát thải Phạm vi 3

 Dưới đây là các bước cơ bản để thực hiện báo cáo phát thải phạm vi 3:

  1. Xác định các danh mục phát thải phạm vi 3: Scope 3 được chia thành 15 danh mục theo GHG Protocol, bao gồm các hoạt động như mua sắm, vận chuyển, xử lý rác thải, sử dụng sản phẩm, và các hoạt động khác.
  2. Thu thập dữ liệu: Xác định và thu thập dữ liệu từ các nhà cung cấp, đối tác, và khách hàng để tính toán phát thải từ các hoạt động liên quan. Dữ liệu có thể bao gồm năng lượng tiêu thụ, vận chuyển, và thông tin về chuỗi cung ứng.
  3. Tính toán phát thải: Áp dụng các yếu tố phát thải chuẩn (emission factors) cho từng danh mục để tính toán lượng phát thải CO2 tương đương. Có thể sử dụng các công cụ phần mềm chuyên dụng để hỗ trợ.
  4. Phân tích và xác thực dữ liệu: Đảm bảo rằng dữ liệu thu thập được là chính xác và phản ánh đầy đủ các hoạt động phát sinh phát thải.
  5. Lập báo cáo: Báo cáo phát thải phải minh bạch, dễ hiểu và tuân theo các tiêu chuẩn báo cáo quốc tế như GHG Protocol hoặc CDP. Báo cáo này thường bao gồm cả phát thải phạm vi 1, 2 và 3 để cung cấp cái nhìn toàn diện.
  6. Xác nhận và chứng nhận: Doanh nghiệp có thể tiến hành xác nhận bởi bên thứ ba để đảm bảo tính chính xác và minh bạch của báo cáo.

Bước báo cáo này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính dựa trên thực tế và xác định cơ hội cải thiện trong chuỗi giá trị.

Sơ đồ phát thải phạm vi 1, 2, 3
Thực hiện theo các bước để đo lường và lập báo cáo

 

5. Đo lường và kiểm soát lượng phát thải phạm vi 3 với giải pháp VertZéro từ FPT IS

VertZéro – phần mềm Kiểm kê khí nhà kính từ FPT IS giúp doanh nghiệp có thể xác định ranh giới, và đo lường mức độ phát thải theo phạm vi 1,2,3; bóc tách phát thải đa chiều và truy cập vào hệ số phát thải toàn cầu. Từ đó, doanh nghiệp có căn cứ để đặt mục tiêu giảm phát thải (theo thời gian, theo phạm vi, theo quy định của Chính phủ…) và theo dõi phát thải theo thực tế. 

Khi đã minh bạch hóa thông tin, giải pháp giúp doanh nghiệp tiến hành tạo lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính tuân thủ theo các quy định của: Chính phủ Việt Nam (Nghị định 06/2022/NĐ-CP,  ISO14064-1:2011), Quốc tế (GHG Protocol, IPCC, EPA, ISO 14064-1:2018), Châu Âu (CBAM). Như vậy, với  VertZéro, tổ chức nắm trong tay chìa khóa tự động hóa quá trình kiểm kê khí nhà kính từ: Tuân thủ quy định và tiêu chuẩn, Cập nhật hệ số phát thải, Kết nối dữ liệu từ nhà cung cấp, Tự động tạo báo cáo.

Tìm hiểu thêm giải pháp Vert Zéro tại: https://fpt-is.com/kiem-ke-khi-nha-kinh/  

Các bài viết liên quan:

Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin chi tiết xoay quanh chủ đề Scope 3 Emissions là gì? FPT IS hy vọng với thông qua nội dung trên, doanh nghiệp đã hiểu rõ hơn về phát thải phạm vi 3 để có những phương án tính toán và giảm lượng phát thải khí nhà kính hiệu quả.

Chia sẻ:
Img Contact

Đăng ký nhận tin tức mới nhất từ FPT IS

    Tôi đồng ý chia sẻ thông tin và đồng ý với Chính sách bảo mật dữ liệu cá nhân