Sơ đồ chuỗi cung ứng và cách vận hành tối ưu

Sơ đồ chuỗi cung ứng và cách vận hành tối ưu

Sơ đồ chuỗi cung ứng được ví như “xương sống” kết nối mọi hoạt động, từ khâu tìm kiếm nguyên liệu, sản xuất, vận chuyển đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả. Cùng FPT IS đi sâu vào phân tích quy trình chuỗi cung ứng và những phương pháp tối ưu hóa hiệu quả vận hành, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

1. Chuỗi cung ứng là gì?

Chuỗi cung ứng, hay còn được gọi là Supply Chain, là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý. Đây là hệ thống các hoạt động liên quan đến việc giao hàng, vận chuyển hàng hóa và dịch vụ từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng. Bên cạnh đó, đơn vị vận chuyển cũng có mối quan hệ liên quan trực tiếp tới kho hàng, lưu trữ hàng và các nhà bán lẻ. 

Chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp gồm các phòng ban từ quản lý đến bán hàng, kho vận đến chăm sóc khách hàng, tất cả đều liên kết với nhau như một mạng lưới. Mục tiêu chính là giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ mà và làm hài lòng khách hàng của mình.

Sơ đồ mô tả chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là hệ thống có liên kết chặt chẽ giữa các hoạt động sản xuất

Xem thêm: Quản lý kho là gì? 10 phương pháp quản lý kho hiệu quả

2. Sơ đồ chuỗi cung ứng là gì? 

Hiện nay, mọi doanh nghiệp đều theo dõi và quản lý hoạt động kinh doanh thông qua một hệ thống chuỗi cung ứng toàn cầu gọi là SCOR ( (Supply – Chain Operations Reference). Đây là một tiêu chuẩn quốc tế giúp các doanh nghiệp/tổ chức hoạt động trơn tru và hiệu quả. 

Mô hình chuỗi cung ứng SCOR gồm có 6 quy trình quan trọng:

  • Lên kế hoạch (Plan)
  • Tìm nguồn cung ứng (Source)
  • Sản xuất hàng hóa (Make)
  • Phân phối hàng hóa (Deliver)
  • Trả hàng (Return)
  • Hỗ trợ (Enable)
Các thành phần của chuỗi cung ứng
Quy trình chuỗi cung ứng giúp các doanh nghiệp đạt được hiệu suất cao

Xem thêm: Phân biệt Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

3. Các thành phần chính của sơ đồ chuỗi cung ứng

Sơ đồ chuỗi cung ứng gồm bốn thành phần chính là nhà cung cấp, nhà sản xuất, phân phối và người tiêu dùng. Để hiểu rõ và quản trị chuỗi cung ứng một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần nắm rõ các nội dung dưới đây:

3.1. Các nhà cung cấp 

Nhà cung cấp sẽ cung cấp nguyên liệu thô hoặc linh kiện cho nhà sản xuất. Vị trí của họ có thể ảnh hưởng đến thời gian và chi phí sản xuất. 

Ví dụ: Nếu nhà cung cấp ở nước ngoài, thời gian giao hàng có thể lâu hơn do quá trình vận chuyển và thông quan.

Sơ đồ chiến lược chuỗi cung ứng của nhà cung cấp
Doanh nghiệp cần xác định địa điểm cụ thể của nhà cung cấp

3.2. Đơn vị sản xuất 

Các nhà sản xuất có nhiệm vụ chuyển đổi nguyên liệu hoặc thành phần thành sản phẩm hoàn chỉnh. Chúng được đặt ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới và có năng lực sản xuất riêng biệt. Việc nắm rõ vị trí và quy trình sản xuất của nhà sản xuất sẽ giúp phát hiện các điểm nghẽn và cải thiện hiệu quả.

Ví dụ: Nếu nhà sản xuất ở khu vực có chi phí lao động cao thì chi phí sản xuất sẽ cao hơn các khu vực khác. Điều này dẫn đến giá thành tăng và thời gian giao hàng cũng lâu hơn. 

Đơn vị sản xuất cần làm nhiều công đoạn
Đơn vị sản xuất sẽ đảm nhận xử lý nguyên liệu thành sản phẩm hoàn chỉnh

3.3. Đơn vị phân phối 

Các nhà phân phối là đơn vị phân phối thành phẩm tới người tiêu dùng. Họ có thể là nhà bán buôn, bán lẻ hoặc trực tuyến. Với khả năng thu hẹp khoảng cách giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng cuối cùng, hiểu được vai trò của họ sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện điểm không hiệu quả và cải thiện chúng.

Ví dụ: Nếu đơn vị phân phối ở xa người tiêu dùng cuối cùng thì thời gian giao hàng sẽ lâu hơn và ảnh hưởng tới sự hài lòng, trải nghiệm mua hàng của khách.

Không thể thiếu đơn vị phân phối trong quy trình chuỗi cung ứng
Đơn vị phân phối đóng vai trò quan trọng trong sơ đồ chuỗi cung ứng

3.4. Người tiêu dùng 

Khách hàng là những người tiêu dùng cuối cùng của thành phẩm. Họ ở nhiều khu vực trên thế giới và có hành vi mua hàng khác nhau. Nắm rõ nhu cầu và hành vi mua hàng của họ sẽ giúp thiết kế chuỗi cung ứng phù hợp, đáp ứng nhu cầu nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.

Ví dụ: Nếu khu vực đó có nhu cầu sử dụng sản phẩm cao thì doanh nghiệp cần thành lập một trung tâm sản xuất hoặc phân phối nhằm giảm thời gian và chi phí sản xuất.

Người dùng là một phần của chuỗi cung ứng
Người tiêu dùng là thành phần cuối cùng trong chuỗi cung ứng

Tham khảo thêm: Vòng quay hàng tồn kho: cách tính và cách tối ưu hiệu quả

4. Hướng dẫn chi tiết cách tạo sơ đồ chuỗi cung ứng

Để thiết kế một sơ đồ chuỗi cung ứng hiệu quả, doanh nghiệp cần thực hiện theo các bước cơ bản sau đây:

Xác định những thực thể tham gia vào chuỗi cung ứng

Đầu tiên, hãy xác định tất cả các bên tham gia vào chuỗi cung ứng, từ nhà cung cấp nguyên liệu, các nhà sản xuất đến nhà phân phối và cuối cùng là người tiêu dùng. Việc này giúp cho chuỗi cung ứng được vận hành một cách trơn tru và không bị gián đoạn.

Các thành phần trong quản trị chuỗi cung ứng
Doanh nghiệp cần xác định các thành phần sẽ tham gia vào chuỗi cung ứng

Thiết lập sơ đồ sản phẩm, dịch vụ và thông tin

Tiếp theo, doanh nghiệp cần xác định cách thức, hướng đi của hàng hóa, dịch vụ và thông tin trong chuỗi cung ứng. Điều này giúp nhận diện được các điểm nghẽn và cần cải thiện để tối ưu hóa hiệu suất.

Phân tích về chuỗi cung ứng

Sau khi đã hiểu rõ sơ đồ hướng đi, hãy phân tích toàn bộ quy trình chuỗi cung ứng để tìm ra các hướng giải quyết như như giảm thời gian giao hàng hay cải thiện chi phí đi đôi với chất lượng, dịch vụ của doanh nghiệp. 

Như vậy, phân tích chuỗi cung ứng sẽ giúp các doanh nghiệp xác định các vấn đề cần cải thiện. Từ đó có thể dẫn đến tăng khả năng hiệu quả, giảm chi phí và cải thiện sự hài lòng của khách hàng.

Phân tích các chiến lược chuỗi cung ứng
Qua bước phân tích, doanh nghiệp có thể đề ra các giải pháp cải thiện chất lượng dịch vụ

Triển khai các chiến lược giúp cải thiện chuỗi cung ứng 

Sau khi nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng, doanh nghiệp sẽ áp dụng những chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả. Mục tiêu là để cải thiện và tối ưu hóa từng phần của chuỗi cung ứng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đáp ứng ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng và tăng cường khả năng cạnh tranh so với các đối thủ khác trên thị trường.

Tham khảo thêm: Quy trình quản lý kho theo ISO đầy đủ và chi tiết

5. Ứng dụng hệ thống ERP giúp quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả

Với hơn 1000 chuyên gia hàng đầu và 20 năm kinh nghiệm, FPT IS đã thành công trong việc tư vấn và triển khai giải pháp công nghệ ERP hiện đại. Nhiều doanh nghiệp Logistics, từ quy mô vừa đến lớn, đã tin tưởng và lựa chọn FPT IS.

Có thể kể đến một số dự án thành công, như Công ty cổ phần Logistics Hàng không (ALS) và Tập đoàn Stavian. Cả hai đã áp dụng ERP để quản lý chuỗi cung ứng và đạt được lợi ích về tối ưu hóa khả năng quản lý và phát triển doanh nghiệp.

FPT IS cung cấp phần mềm quản lý chuỗi cung ứng
FPT IS đã ký kết với CTCP ALS triển khai ERP phần mềm quản lý chuỗi cung ứng

Ngoài ra, FPT IS cũng là đối tác cấp cao của các nhà cung cấp ERP hàng đầu thế giới:

  • Đối tác dịch vụ chiến lược cấp khu vực (RSSP) của SAP tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản.
  • Đối tác Bạch kim của Oracle.
  • Đối tác vàng của Microsoft.
FPT IS là đối tác vàng của SAP, Oracle, Microsoft các nhà cung cấp ERP
FPT IS vinh dự là đối tác của 3 nhà cung cấp ERP hàng đầu hiện nay

Chúng tôi luôn lắng nghe nhu cầu của doanh nghiệp để tư vấn và triển khai hệ thống ERP phù hợp. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể giảm chi phí phục vụ, nhân sự, tài chính và đồng thời giảm sự phức tạp thủ công trong hoạt động chuỗi cung ứng truyền thống. 

Dù hoạt động trong khu vực tư nhân hay nhà nước và đang ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào, doanh nghiệp/tổ chức có thể ứng dụng ERP hoàn chỉnh vào quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả. 

Các bài viết liên quan:

Việc xây dựng, tối ưu hóa sơ đồ chuỗi cung ứng hiệu quả đòi hỏi phải theo dõi sát sao, đánh giá định kỳ và điều chỉnh một cách linh hoạt để phù hợp với sự biến đổi của thị trường cũng như nhu cầu khách hàng. Nếu có nhu cầu triển khai ERP, vui lòng liên hệ với FPT IS TẠI ĐÂY để được tư vấn chi tiết từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm.

Chia sẻ:
Img Contact

Đăng ký nhận tin tức mới nhất từ FPT IS

    Tôi đồng ý chia sẻ thông tin và đồng ý với Chính sách bảo mật dữ liệu cá nhân