Supply chain là gì? Mô hình và cách vận hành
Supply chain (chuỗi cung ứng) là khái niệm thể hiện một chuỗi các hoạt động về sản xuất, vận chuyển, lưu trữ và phân phối hàng hóa từ đơn vị cung ứng, doanh nghiệp đến tay khách hàng. Chuỗi cung ứng được xem là “mạch máu” của mọi doanh nghiệp và nền kinh tế toàn cầu. Dưới đây, FPT IS sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin chi tiết về khái niệm này.
Xem thêm: Phần mềm ERP là gì? Vai trò của ERP trong doanh nghiệp
1. Supply chain là gì?
Supply chain là một chuỗi các hoạt động, quy trình liên kết chặt chẽ với nhau với sự phối hợp của nhiều bên (doanh nghiệp, nhà kho, đơn vị vận chuyển,..) cùng tham gia. Mục tiêu cuối cùng là tạo ra sản phẩm và phân phối sản phẩm đó đến người tiêu dùng.
Ví dụ:
Giả sử doanh nghiệp thương mại điện tử sản xuất và bán quần áo. Chuỗi cung ứng của doanh nghiệp này bao gồm:
- Tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thô: Vải, sợi chỉ, nút, khóa kéo,…
- Tạo ra sản phẩm cuối cùng theo đơn hàng: Thực hiện tại xưởng may.
- Vận chuyển đơn hàng từ kho đến tận nhà khách hàng thông qua đối tác vận chuyển như: Shopee, Lazada, TikTok Shop,…
2. Một số thuật ngữ khác về supply chain
Một số thuật ngữ liên quan đến supply chain như:
- Supply chain finance (SCF): Đây là tập hợp các giải pháp tài chính nhằm tối ưu quá trình quản lý vốn khi thực hiện quy trình và giao dịch của chuỗi cung ứng. SCF đưa ra cách tiếp cận giữa nhà cung cấp, tổ chức tài chính và người mua hàng nhằm giảm rủi ro, tăng tính thanh khoản và nâng cao hiệu quả trong chuỗi cung ứng.
- Supply chain manager (trưởng phòng chuỗi cung ứng): Đây là người phụ trách việc quản lý, giám sát toàn bộ hoạt động từ khâu sản xuất thành phẩm hoàn chỉnh cuối cùng và đưa sản phẩm đó ra tiêu thụ trên thị trường.
- Supply chain management (SCM): Quá trình quản lý luồng hàng hóa, lập kế hoạch, kiểm soát, cải tiến quy trình Supply chain.
- Upstream supply chain: Đây là dòng hàng tồn kho ở giai đoạn “tiền sản xuất”, liên quan đến các hoạt động tìm nguồn cung ứng và vận chuyển nguyên liệu thô cho quá trình sản xuất.
- Lean supply chain: Phương pháp quản lý chuỗi cung ứng một cách tinh gọn, trong đó mục tiêu chính là giảm lãng phí, tiết kiệm chi phí và năng lượng khi vận hành.
Xem thêm: Các phân hệ của ERP trong doanh nghiệp – 8 Module cơ bản
3. 3 mô hình chuỗi cung ứng phổ biến nhất hiện nay
Tùy thuộc vào cách thức cấu trúc và nhu cầu của doanh nghiệp mà có nhiều mô hình chuỗi cung ứng khác nhau. Dưới đây là 3 mô hình supply chain phổ biến nhất:
3.1 Mô hình dòng chảy liên tục
Mô hình dòng chảy liên tục là một trong những mô hình supply chain truyền thống đạt hiệu quả và độ ổn định cao nên được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Mô hình này phù hợp nhất cho những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm ít thay đổi như dược phẩm, ô tô, thực phẩm,…
Hàng hóa hoạt động theo mô hình này được luân chuyển liên tục dựa trên sự ổn định cung và cầu của thị trường. Từng giai đoạn của chuỗi cung ứng đều diễn ra với tốc độ cân bằng, hợp lý, tiêu chuẩn hóa.
3.2 Mô hình chuỗi nhanh
Mô hình chuỗi nhanh phù hợp cho những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm dựa theo xu hướng mới, có vòng đời ngắn. Chẳng hạn như các mẫu thời trang nhanh thường chỉ “hot” một thời gian.
Đối với mô hình chuỗi nhanh, cần phải phân tích xu hướng, đối thủ,… Doanh nghiệp cũng cần nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường kịp thời với độ “hot” của sản phẩm. Tuy nhiên, mô hình chuỗi cung ứng nhanh có thể làm tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nên được coi là mô hình tốt nhất trong các loại hình tích hợp chuỗi cung ứng.
3.3 Mô hình linh hoạt
Mô hình linh hoạt trong supply chain phù hợp cho các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng đặc biệt, chẳng hạn nhóm hàng hóa sản xuất theo mùa, theo ngày lễ,… Một số sản phẩm hoạt động theo mô hình linh hoạt như: Bánh trung thu, mứt kẹo Tết, áo dài ngày Tết,…
Doanh nghiệp dựa trên đặc điểm tăng nhu cầu đối với sản phẩm rồi tăng tốc sản xuất để đưa sản phẩm ra thị trường đúng lúc khi người tiêu dùng cần đến. Mô hình này chỉ mang lợi nhuận khi số lượng hàng hóa đạt được ngưỡng nhất định.
4. Vai trò supply chain đối với hoạt động của doanh nghiệp
Supply chain có thể xem là yếu tố “then chốt” trong việc tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Khi chuỗi cung ứng đạt hiệu quả, doanh nghiệp có thể giảm chi phí, tăng chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, tăng sự hài lòng của khách hàng.
Ngược lại, nếu supply chain không đạt hiệu quả, tài nguyên từ khâu sản xuất đến khâu phân phối sẽ bị lãng phí. Sản phẩm đến tay người tiêu dùng chậm trễ, không đạt yêu cầu, sai sót, gây mất uy tín.
Xem thêm: Vòng quay hàng tồn kho: cách tính và cách tối ưu hiệu quả
5. Quy trình cơ bản của supply chain
Quy trình của supply chain trải qua 5 giai đoạn, bao gồm:
5.1 Lập kế hoạch (Planning)
Các doanh nghiệp phải lập kế hoạch, quản lý các nguồn lực nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng về sản phẩm. Khi lập kế hoạch, có 3 tiêu chí chính cần lưu ý:
- Dự báo lượng cầu: Tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường để đưa mức sản xuất phù hợp, hạn chế tối đa hàng tồn kho.
- Định giá sản phẩm: Tùy theo nhu cầu của thị trường, độ khan hiếm của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra mức giá hợp lý.
- Quản lý lưu kho: Nhằm giảm chi phí tối thiểu nếu có hàng tồn kho, loại bỏ các chi phí thừa trong định giá sản phẩm.
5.2 Tìm nguồn cung ứng (Sourcing)
Doanh nghiệp có thể chọn một hoặc nhiều nhà cung cấp nguyên liệu, dịch vụ cần thiết để tạo ra sản phẩm. Cần tìm nhà cung cấp đáng tin cậy để đảm bảo chất lượng sản phẩm nhưng vẫn có giá hợp lý. Sau khi chọn được nhà cung cấp, doanh nghiệp cần theo dõi, quản lý mối quan hệ với họ, bao gồm việc đặt hàng, nhận, quản lý tồn kho, ủy quyền thanh toán.
5.3 Sản xuất (Production)
Khi lập kế hoạch sản xuất, nhà quản lý chuỗi cung ứng cần xác định loại quy trình sản xuất phù hợp với mục tiêu kinh doanh và nhu cầu của khách hàng. Có 3 loại hình sản xuất phổ biến, bao gồm:
- Sản xuất hàng loạt: Sản phẩm/dịch vụ có tính tương đồng. Ví dụ: bàn phím máy tính, mì gói, nước ngọt,…
- Tùy chỉnh hàng loạt: Sản xuất được chuẩn hóa tính đồng nhất với các đặc điểm riêng được thêm vào sản phẩm. Ví dụ: Mì xào Hảo Hảo, nước ngọt Pepsi,…
- Tùy chỉnh: Mỗi sản phẩm/dịch vụ được điều chỉnh theo nhu cầu từng tệp khách hàng.
5.4 Quản lý hàng tồn kho (Inventory Management)
Trong quản lý hàng tồn kho, sản phẩm được vận chuyển đến khu vực tiếp nhận của nhà kho > Vận chuyển vào khu vực kho (hoặc kệ hàng). Quá trình quản lý hàng tồn kho liên quan đến chuyển dịch sản phẩm từ nơi sản xuất đến nhà bán lẻ.
5.5 Hậu cần (Logistics)
Hai nhiệm vụ chính của logistics là vận chuyển và kho bãi:
- Đối với nhiệm vụ quản lý vận chuyển: Cần lập kế hoạch, tối ưu hóa việc sử dụng phương tiện vận tải để di chuyển hàng hóa từ kho > nhà bán lẻ > điểm tiêu thụ.
- Đối với nhiệm vụ kho bãi: Giải quyết vấn đề hàng tồn kho, cơ sở hạ tầng, quy trình kho hàng.
Tham khảo thêm: Quan hệ sản xuất là gì? Kết cấu của quan hệ sản xuất
6. Ứng dụng ERP để tối ưu supply chain
Việc đầu tư vào một giải pháp quản lý supply chain đã không còn là một lựa chọn, mà trở thành một điều bắt buộc để tạo ra khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp, cũng như chuẩn bị năng lực vững vàng cho các thách thức trong tương lai.
- Dự báo và lập kế hoạch cho chuỗi cung ứng: Những dữ liệu được ERP thu thập như thị hiếu khách hàng, xu hướng quá khứ và hiện tại,… giúp doanh nghiệp dự đoán nhu cầu của người tiêu dùng.
- Lập kế hoạch mua hàng: Công thức được ERP tích hợp tự động sẽ hỗ trợ nhu cầu nhập nguyên liệu cho sản xuất hàng hóa.
- Theo dõi quy trình mua hàng: Doanh nghiệp dễ dàng giám sát tình hình mua hàng với hệ thống báo cáo trực quan từ ERP.
- Tăng tính minh bạch về supply chain: Doanh nghiệp có thể trao đổi hiệu quả hơn với đối tác, khách hàng, từ đó tăng tính minh bạch trong chuỗi cung ứng.
- Quản lý tồn kho: ERP quản lý hàng tồn kho theo thời gian thực với độ chính xác cao.
- Quản lý nhà phân phối: ERP hỗ trợ đánh giá chất lượng, giá cả, tiến độ giao hàng,…
- Lập chiến lược giá: Doanh nghiệp có thể tự điều chỉnh giá sản phẩm thông qua dự đoán nhu cầu sản phẩm từ ERP.
- Báo cáo dựa theo thời gian thực: ERP có thể phân tích nguồn dữ liệu lớn, giúp doanh nghiệp nắm bắt được các số liệu trong thời gian thực, cũng như đưa ra dự báo/cảnh báo trong tương lai gần.
FPT IS là đơn vị tư vấn và triển khai phần mềm ERP hàng đầu và là Nhà SI triển khai thành công nhiều dự án ERP nhất Việt Nam. Với 1000+ chuyên gia hàng đầu và 20+ năm kinh nghiệm, FPT IS đã hỗ trợ và triển khai ERP thành công cho hơn 300 doanh nghiệp như Vietcombank, Vietinbank, Ba Huân, Nhựa Long Thành, Tập Đoàn Việt Úc, Vinasoy,…
FPT IS triển khai hệ thống ERP cho chuỗi cung ứng và sản xuất sản phẩm hóa dầu của Stavian Group
FPT IS là đối tác cấp cao nhất của các hãng ERP hàng đầu thế giới: Đối tác dịch vụ chiến lược cấp khu vực (RSSP) của SAP tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản, Đối tác Bạch kim của Oracle, Đối tác vàng của Microsoft.
Chúng tôi luôn luôn sẵn sàng lắng nghe nhu cầu của doanh nghiệp để tư vấn và triển khai hệ thống ERP phù hợp, từ đó giảm chi phí phục vụ, nhân sự, tài chính, cũng như giảm sự phức tạp thủ công trong hoạt động chuỗi cung ứng truyền thống.
Các bài viết liên quan:
- SAP là gì? Áp dụng hệ thống SAP ERP trong doanh nghiệp
- Dây chuyền sản xuất là gì? Cách tối ưu dây chuyền sản xuất
Trên đây là giải đáp chi tiết về “Supply chain là gì?” và những thông tin khác về chuỗi cung ứng. Có thể nói, supply chain đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp và ERP hỗ trợ rất lớn cho supply chain, nhất là trong thời đại công nghệ 4.0, khi mọi thứ đang dần tự động hóa.