Tín chỉ carbon là gì? Mua bán chứng chỉ carbon ở Việt Nam
Tín chỉ carbon là gì? Hiện nay, thị trường mua bán tín chỉ carbon đã hoạt động được một thời gian, chủ yếu đến từ lĩnh vực lâm nghiệp. Việt Nam ước tính có thể bán ra 57 triệu tín chỉ carbon cho các tổ chức quốc tế và thu về hàng trăm triệu USD. Tuy nhiên, thuật ngữ này vẫn còn khá mới lạ đối với nhiều người.
1. Tín chỉ carbon là gì?
Tín chỉ carbon (chứng chỉ carbon) là chứng nhận mang tính thương mại, thể hiện quyền sở hữu về lượng khí CO2 hoặc các loại khí nhà kính khác. Chúng được chuyển đổi sang CO2 (Carbon dioxide) tương đương, một tín chỉ carbon sẽ có giá trị bằng một tấn khí CO2 và ngược lại.
2. Tín chỉ carbon mang lại lợi ích gì?
Trong bối cảnh ngày nay, việc hiểu rõ về ảnh hưởng của tín chỉ Carbon là một cơ hội chiến lược cho doanh nghiệp. Những lợi ích to lớn mà tín chỉ carbon mang lại:
- Bảo vệ môi trường: Đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính, đồng thời đóng góp tích cực vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc giảm biến đổi khí hậu.
- Thúc đẩy hành vi bền vững: Tích hợp tín chỉ carbon vào chiến lược, thể hiện cam kết và tăng cường thực hiện các biện pháp giảm khí nhà kính để đạt hoặc duy trì.
- Tạo ra giá trị thương hiệu: Cơ hội để doanh nghiệp xây dựng giá trị thương hiệu khi mà người tiêu dùng đánh giá cao các sản phẩm và dịch vụ có tác động tích cực đối với môi trường.
3. Thị trường mua bán tín chỉ carbon là gì?
Thị trường mua bán tín chỉ carbon là một cơ chế kinh tế nhằm giảm lượng khí thải CO2 bằng cách đặt giới hạn phát thải và cho phép các công ty mua bán tín chỉ carbon. Các công ty giảm phát thải dưới mức giới hạn có thể bán tín chỉ dư thừa cho các công ty khác, khuyến khích giảm phát thải một cách hiệu quả về chi phí.
Chúng đang phát triển mạnh mẽ về cả quy mô giao dịch và sự tham gia của các tổ chức. Nguồn gốc của thị trường carbon có liên quan chặt chẽ đến Nghị định thư Kyōto của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 1997.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mô hình mua bán tín chỉ giảm phát thải trên thị trường carbon ngày càng trở thành phương pháp tiên tiến. Đây là một loại hình thị trường mà trong đó hàng hóa được giao dịch là lượng khí nhà kính đã giảm bớt hoặc được hấp thụ. Chúng thường được giao dịch giữa các doanh nghiệp nội địa hoặc tổ chức quốc tế.
4. Cơ chế của tín chỉ carbon
Tín dụng carbon là việc doanh nghiệp gây ô nhiễm được cấp các đơn vị tín dụng, cho phép họ thải ra một lượng không khí nhất định với giới hạn quy định. Giới hạn này thường được điều chỉnh định kỳ. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có quyền chuyển nhượng các đơn vị tín dụng không cần thiết cho các doanh nghiệp khác có nhu cầu.
Doanh nghiệp cần chi trả cho các đơn vị tín dụng bổ sung nếu lượng khí thải của họ vượt quá giới hạn quy định. Thứ hai, họ có thể có lợi nhuận bằng cách giảm lượng khí thải và chuyển nhượng các đơn vị tín dụng dư thừa của mình.
Ví dụ: Nếu một công ty tạo ra 12 tấn khí thải trong khi giới hạn chỉ cho phép 10 tấn. Họ có thể mua lại 2 đơn vị tín dụng từ các doanh nghiệp có lượng khí thải thấp hơn giới hạn và có đơn vị tín dụng dư thừa. Quy trình này được xác nhận bởi bên thứ ba và các đơn vị tín dụng này có thể được giao dịch trên thị trường carbon.
5. Các loại thị trường carbon chính
Thị trường tín chỉ carbon là gì? Hiện nay, có hai hình thức chủ yếu được đề cập đến là thị trường carbon tuân thủ và carbon tự nguyện:
- Thị trường carbon tuân thủ: Là kết quả cam kết của các quốc gia trong khung Công ước Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC). Bắt buộc các quốc gia thành viên tuân thủ theo quy định nhằm đạt được mục tiêu giảm lượng khí thải nhà kính thải ra môi trường.
- Thị trường carbon tự nguyện: Là nơi mà việc phát hành, mua bán và giao dịch tín chỉ carbon diễn ra dưới sự tự nguyện giữa các tổ chức, công ty hoặc giữa các quốc gia. Đặc biệt không có sự bắt buộc từ các hiệp định quốc tế.
6. Tiềm năng của thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam
Việt Nam, với 3/4 diện tích là đất rừng và các nguồn tài nguyên, tiềm ẩn nhiều cơ hội phát triển thị trường carbon. Tuy nhiên, việc triển khai thị trường này đối mặt với nhiều thách thức. Mặc dù đối diện với những khó khăn, việc xây dựng hệ thống giao dịch tín chỉ CO2 vẫn được coi là giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp giảm lượng khí thải.
7. Tìm hiểu về sàn giao dịch tín chỉ carbon
Sàn giao dịch tín chỉ carbon là nơi mà các tổ chức và cá nhân có thể mua bán những quyền được phát thải khí nhà kính, thông qua các hoạt động như đấu giá hay trao đổi. Nó cũng là nơi để quản lý việc vay, trả lại những hạn ngạch phát thải nhằm mục tiêu kiểm soát và giảm thiểu lượng khí thải ra môi trường.
Điều 17 của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP đã đề ra kế hoạch cho lộ trình phát triển của sàn giao dịch tín chỉ CO2. Theo đó, sàn giao dịch này dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2028.
8. Sự hợp tác thúc đẩy dự án tín chỉ carbon đạt chuẩn quốc tế
Hiện Việt Nam đã có hơn 300 chương trình, dự án tín chỉ carbon đăng ký, trong đó 150 dự án đã cấp 40,2 triệu tín chỉ và trao đổi trên thị trường carbon quốc tế. Tuy nhiên, việc xây dựng và vận hành các dự án tín chỉ carbon đòi hỏi chuyên môn cao và sự tham gia của các tổ chức được công nhận, là thách thức lớn cho doanh nghiệp.
Thấu hiểu nhu cầu trên, FPT IS và Carbon EX – nền tảng giao dịch tín chỉ carbon (Nhật Bản) đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác cung cấp dịch vụ và giải pháp nhằm thúc đẩy dự án tín chỉ carbon đạt tiêu chuẩn toàn cầu. Hai bên sẽ trao đổi, chia sẻ chuyên môn và thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, mở rộng thị trường carbon tại Việt Nam ra các khu vực khác. Sự hợp tác này hướng đến mục tiêu Net-Zero năm 2050 của Việt Nam.
FPT IS sẽ kết nối với các tổ chức và doanh nghiệp tại Việt Nam để cung cấp dịch vụ chuyển đổi xanh, bao gồm quản lý dự án và tín chỉ bằng công nghệ. Carbon EX, với chuyên môn về tín chỉ carbon, sẽ hỗ trợ từ khâu kiểm tra đến phê duyệt cuối cùng và xây dựng các phương pháp mới theo chuẩn quốc tế như Verra Carbon Standard, Gold Standard, J-Credit.
Đồng thời, Carbon EX sẽ hỗ trợ hoạt động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầu, giúp doanh nghiệp Việt Nam tạo dựng, vận hành và quản lý các dự án tín chỉ carbon hiệu quả.
Xem thêm: Kiểm kê khí nhà kính là gì? Giải pháp kiểm kê khí thải nhà kính
9. Cách tính tín chỉ carbon
Mỗi tấn CO2 được thải ra môi trường sẽ được quy đổi thành 1 tín chỉ carbon. Để đo lường số lượng tín chỉ carbon, doanh nghiệp cần xác định lượng khí thải carbon phát sinh từ một hoạt động cụ thể. Dựa trên lượng phát thải CO2, doanh nghiệp có thể tính toán được số lượng tín chỉ carbon đã tiêu thụ.
10. Cơ sở pháp lý của việc phát triển thị trường tín chỉ CO2
Theo Luật Bảo vệ Môi trường
Vào tháng 11 năm 2020, Luật Bảo vệ Môi trường đã trải qua sửa đổi đáng chú ý, đưa ra quy định mới về tổ chức và phát triển thị trường carbon nội địa (Điều 139 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14). Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao nhiệm vụ quan trọng là thiết lập tổng hạn ngạch cho Hệ thống Giao dịch Phát thải (ETS) của Việt Nam và xác định phương pháp phân bổ hạn ngạch.
Theo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP
Vào ngày 07/01/2022, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 06/2022/NĐ-CP nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-zôn. Trong nghị định này, được quy định chi tiết về Điều 91 liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính và Điều 139 liên quan đến hình thành và phát triển thị trường carbon, như đã quy định trong Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020.
Theo Quyết định 01/2022/QĐ-TTg
Vào ngày 18/01/2022, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg để quy định danh mục các lĩnh vực và cơ sở phải tiến hành kiểm kê khí nhà kính (KNK). Trong đó có 1.912 cơ sở dự kiến sẽ tham gia vào thị trường carbon trong nước. Tiếp theo, vào ngày 15/11/2022, Thông tư số 17/2022/TT-BTNMT được ban hành để quy định các kỹ thuật giảm nhẹ phát thải KNK.
11. Quá trình đạt tín chỉ carbon
Để có thể đạt được tín chỉ carbon, một tổ chức hoặc sản phẩm cần tiến hành thực hiện những bước quan trọng sau đây:
- Bước 1 (Kiểm kê khí nhà kính): Tiến hành việc xác định và đo lường chính xác lượng khí nhà kính mà tổ chức thải ra trong các hoạt động sản xuất. Các doanh nghiệp có thể kiểm kê khí nhà kính bằng cách áp dụng VertZéro – một giải pháp công nghệ của FPT IS.
- Bước 2 (Phân tích và đánh giá): Thực hiện việc xem xét kỹ lưỡng các khía cạnh của quá trình sản xuất và vận chuyển để đánh giá chính xác lượng khí nhà kính phát sinh.
- Bước 3 (Giảm lượng khí nhà kính): Thiết lập và triển khai các biện pháp giảm khí nhà kính nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của tổ chức hoặc sản phẩm đối với môi trường.
Xem thêm: Chuyển đổi xanh là gì? Áp dụng chuyển đổi xanh vào doanh nghiệp
12. Giá tín chỉ carbon là bao nhiêu?
Tín chỉ carbon hiện có nhiều biến động về giá trị, phụ thuộc vào vị trí và môi trường trong quá trình giao dịch. Trong năm 2019, giá trung bình của một tín chỉ carbon là 4,33 USD. Trong khi đó, năm 2020, con số này đột ngột tăng lên đến 5,60 USD mỗi tín chỉ carbon trước khi giảm về mức trung bình 4,73 USD mỗi tín chỉ carbon vào năm 2021.
13. Làm sao để có tín chỉ carbon để kinh doanh?
Hiện nay có nhiều cách thức để sở hữu, từ việc tham gia vào các dự án bảo vệ rừng đến việc áp dụng các quy trình sản xuất tuần hoàn hay sử dụng năng lượng tái tạo. Ngoài ra, các đơn vị có thể mua tín chỉ carbon trên sàn giao dịch uy tín. Doanh nghiệp cần đăng ký và xác nhận chứng chỉ carbon theo quy định của chương trình thị trường tương ứng.
Những hình thức này không chỉ giúp giảm thiểu lượng khí thải mà còn mở ra cơ hội tham gia vào thị trường carbon. Từ đó tạo ra cơ hội cho việc kinh doanh và đồng thời đóng góp vào nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
14. Cách bán tín chỉ carbon như thế nào?
Bán chứng chỉ carbon là một quy trình phức tạp. Để đạt được thành công, yêu cầu doanh nghiệp cần hiểu biết sâu sắc về thị trường tín chỉ carbon, các quy định pháp lý, và cách tiếp cận khách hàng. Dưới đây là một số hướng dẫn chi tiết về cách bán tín chỉ carbon:
- Xác định nguồn tín chỉ carbon: Xác định nguồn tín chỉ carbon sở hữu, bao gồm các dự án bảo vệ rừng, sử dụng năng lượng tái tạo, hoặc các hoạt động giảm thiểu khí thải.
- Đánh giá và xác minh: Thực hiện đánh giá và tính lượng tín chỉ carbon thông qua tổ chức chứng nhận hoặc chuyên gia độc lập.
- Thị trường và giá: Nắm vững thông tin về thị trường tín chỉ carbon, giá cả và xu hướng, các sàn giao dịch tín dụng carbon cũng như quy tắc giao dịch.
- Thực hiện giao dịch: Chọn phương thức bán thông qua các sàn giao dịch chính, đối tác thương mại, hoặc giao dịch trực tiếp với các doanh nghiệp có nhu cầu mua tín chỉ carbon.
- Pháp lý và hợp đồng: Làm việc với chuyên gia pháp lý để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và có hợp đồng chính xác.
- Xây dựng thương hiệu: Xây dựng thương hiệu mạnh mẽ cho tín chỉ carbon để tăng giá trị thương hiệu và tiếp cận khách hàng qua các kênh truyền thông.
- Chứng nhận và tuân thủ: Đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn chứng nhận và tuân thủ cần thiết, bao gồm quản lý môi trường và báo cáo hàng năm.
- Hỗ trợ khách hàng: Cung cấp thông tin rõ ràng và hỗ trợ khách hàng hiểu về giá trị của tín chỉ carbon, tác động tích cực của chúng đối với môi trường.
- Tìm kiếm cơ hội mở rộng: Tìm kiếm cơ hội mở rộng hoặc hợp tác để tăng cường nguồn cung và tạo ra giá trị thêm cho tín chỉ carbon.
15. FPT IS – Đồng hành cùng doanh nghiệp đạt mục tiêu Netzero năm 2050
FPT IS chính là chiếc cầu nối giữa các tổ chức và cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ và giải pháp thúc đẩy việc triển khai các dự án chuyển đổi xanh, bao gồm áp dụng công nghệ để quản lý dự án và tín chỉ carbon.
Bên cạnh đó, FPT IS luôn xây dựng phương pháp mới để đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu và tham gia vào hoạt động giao dịch tín chỉ carbon. Chúng tôi tiến hành đầu tư nghiên cứu và hợp tác với các chuyên gia, cố vấn hàng đầu trong lĩnh vực giải pháp chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp.
Hiểu rõ nhu cầu của doanh nghiệp, hai giải pháp chiến lược trọng tâm mà FPT IS áp dụng bao gồm: VertZéro – giải pháp kiểm kê khí nhà kính và Báo cáo ESG. Giải pháp hướng tới việc số hóa toàn bộ quy trình thu thập dữ liệu môi trường, tính toán, quản lý, tạo báo cáo kiểm kê khí nhà kính. Hơn nữa còn theo dõi tiến trình thực hiện, cam kết, đảm bảo tuân thủ các quy chuẩn quốc tế.
Những bài viết liên quan:
- ESG là gì? Tiêu chuẩn, chiến lược và quy trình lập báo cáo ESG
- Net zero là gì? Tầm quan trọng của phát thải ròng bằng 0
Tín chỉ carbon không chỉ là biện pháp giảm thiểu lượng khí thải mà còn mang lại giá trị kinh tế đáng kể. Bằng cách hiểu rõ về các quy định mà FPT IS đã chia sẻ ở trên, biết cách áp dụng chúng trong thực tế. Các doanh nghiệp có thể vừa thúc đẩy phát triển kinh doanh, vừa đóng góp vào việc tạo ra một môi trường sống bền vững và thân thiện với môi trường.