FPT IS song hành cùng ngành gỗ chuyển đổi xanh - kiến tạo sức bật phát triển bền vững

FPT IS song hành cùng ngành gỗ chuyển đổi xanh – kiến tạo sức bật phát triển bền vững

Chiều 7/3, đại diện FPT IS, ông Trần Đức Trí Quang – Giám đốc Dữ liệu (CDO) của FPT IS đã tham gia Tọa đàm “Tài chính carbon và cơ hội cho ngành gỗ Việt Nam” trong khuôn khổ Hội chợ Xuất khẩu đồ gỗ và nội thất Hawa Expo 2024, tại TP.HCM. Sự kiện quy tụ hơn 700 doanh nghiệp, được tổ chức bởi Câu lạc bộ Báo chí Phát triển Xanh hướng đến Net Zero Carbon (GREEN MEDIA HUB) phối hợp với Ban tổ chức Hội chợ HAWA EXPO2024.

Diễn giả của Tọa đàm có: PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ – Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường); TS. Vũ Tấn Phương – Giám đốc Văn phòng Chứng chỉ Rừng Việt Nam (VFCO) – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam; ông Nguyễn Ngọc Tùng – Giám đốc Quỹ VinaCarbon, Tập đoàn VinaCapital; ông Trần Đức Trí Quang – CDO FPT IS.

Img 6787
CDO FPT IS tham gia Tọa đàm “Tài chính carbon và cơ hội cho ngành gỗ Việt Nam” trong khuôn khổ Hội chợ Xuất khẩu đồ gỗ và nội thất Hawa Expo 2024.

Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Phùng Quốc Mẫn, Phó Chủ tịch HAWA cho biết năm 2023 kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam chỉ đạt 14,5 tỷ USD so với 15,8 tỷ USD năm 2022. Bước qua 2 tháng đầu năm nay kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đã có dấu hiệu tăng trưởng tích cực và dự kiến năm nay ngành gỗ Việt Nam sẽ phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 16 tỷ USD. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu trên, các doanh nghiệp ngành gỗ cần hiểu rõ, đáp ứng và mở rộng các thị trường xuất khẩu, tận dụng các cơ hội từ nhiều phía để tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, trong đó có vấn đề tài chính carbon và thị trường carbon. 

Theo các diễn giả, là một trong các quốc gia hàng đầu về chế biến gỗ và lâm sản, các chính sách của Việt Nam đang hướng đến một nền lâm nghiệp bền vững, đáp ứng các yêu cầu của thị trường, trong đó có vấn đề tài chính xanh và thị trường carbon. Đây là những cơ chế tài chính đóng góp vào công cuộc giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu và giải quyết các thách thức môi trường.

PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường cho biết các doanh nghiệp cần chuẩn bị ngay từ bây giờ để có thể tham gia vào thị trường carbon trong thời gian tới, đây là một mảng đang tăng trưởng theo những định hướng phát triển xanh bền vững của Việt Nam. “Các doanh nghiệp cần gắn với chuyển đổi số xanh, nâng cao năng lực quản trị, trách nhiệm xã hội và môi trường để trang bị cho mình khung năng lực về tín chỉ carbon. Đạt được các điều kiện bắt buộc, doanh nghiệp mới có cơ hội tham gia vào thị trường cacbon tuân thủ.”

Về phía FPT IS, ông Trần Đức Trí Quang – CDO FPT IS đã chia sẻ: “Để tiếp cận với cơ hội từ thị trường tín chỉ carbon, điểm khởi đầu bắt buộc sẽ là bài toán kiểm kê và báo cáo phát thải. Và điều này phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng về dữ liệu trong doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp đã có sẵn sàng chuyển đổi số, cũng như xây dựng hệ thống dữ liệu lõi, thì việc kiểm kê phát thải hay hoàn thành một báo cáo ESG sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Đặc biệt trong ngành Gỗ, doanh nghiệp cần cân nhắc lập dự án giảm phát thải, cần thiết thực hiện kiểm kê khí nhà kính và tích lũy dữ liệu trong 3 năm làm cơ sở tính toán và bám sát bộ 3 tiêu chuẩn: ISO 14064; GHG Protocol và IPCC”

Img 6810
Ông Trần Đức Trí Quang – CDO FPT IS chia sẻ rằng để tiếp cận với cơ hội từ thị trường tín chỉ carbon, điểm khởi đầu bắt buộc sẽ là bài toán kiểm kê và báo cáo phát thải.

“Để đồng hành cùng doanh nghiệp ngành Gỗ thúc đẩy chuyển đổi xanh, dựa trên bề dày kinh nghiệm tích lũy qua dự án triển khai hệ thống quản trị cho ngành, chúng tôi tích cực đầu tư nghiên cứu và hợp tác cùng các chuyên gia, cố vấn đầu ngành để phát triển giải pháp chuyển đổi xanh như Giải pháp kiểm kê khí nhà kính (VertZéro) và báo cáo ESG. Qua đó sẵn sàng cùng ngành Gỗ triển khai xanh hoá hiệu quả, tăng trưởng bền vững, đón đầu cơ hội từ thị trường tín chỉ carbon rộng mở”.

Các chuyên gia nhất trí quan điểm rằng, để thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia quản lý rừng bền vững, sử dụng nguyên liệu được chứng nhận, phát triển sản xuất theo hướng carbon thấp cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách. Các cơ chế, chính sách cần tập trung vào các khuyến khích tài chính, ưu đãi đầu tư cho xanh hóa sản xuất, sản xuất hàng hóa không gây mất rừng; thúc đẩy tiêu dùng gỗ, sản phẩm gỗ có chứng nhận; các cơ chế giám sát, tạo sự công bằng trong sản xuất và tiêu thụ nguyên liệu gỗ, sản phẩm gỗ được chứng nhận. Ngoài ra, cần hỗ trợ xây dựng năng lực cho các bên liên quan trong thực hiện quản lý rừng bền vững, các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính.

Img 6885
Tọa đàm “Tài chính carbon và cơ hội cho ngành gỗ Việt Nam” quy tụ hơn 700 doanh nghiệp, được tổ chức bởi Câu lạc bộ Báo chí Phát triển Xanh hướng đến NetZero Carbon (GREEN MEDIA HUB) phối hợp với Ban tổ chức Hội chợ HAWA EXPO2024.
Chia sẻ:
Avatar

tuyetdta8

Tin liên quan

Chuyên gia FPT “hiến kế” bảo mật dữ liệu cho các doanh nghiệp tại TP.HCM
Sự kiện - 20/05/2024

Chuyên gia FPT “hiến kế” bảo mật dữ liệu cho các doanh nghiệp tại TP.HCM

Chiều ngày 16/5/2024, hơn 50 lãnh đạo từ nhiều doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực bán lẻ, logistic, sản xuất,… đã tham gia hội thảo “An toàn thông...
FPT IS nâng cấp phần mềm quản trị nhân sự cho Nam A Bank
Sự kiện - 20/07/2023

FPT IS nâng cấp phần mềm quản trị nhân sự cho Nam A Bank

Vừa qua, Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á (Nam A Bank) đã phối hợp khởi động...
FPT tiếp đoàn công tác của Văn phòng UBCK và các doanh nghiệp lớn của Lào
Sự kiện - 28/07/2023

FPT tiếp đoàn công tác của Văn phòng UBCK và các doanh nghiệp lớn của Lào

Mới đây, đoàn công tác của Văn phòng Ủy Ban Chứng khoán (UBCK) Lào và đại diện các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực nhiên liệu, tài chính, xây...
Img Contact

Đăng ký nhận tin tức mới nhất từ FPT IS

    Tôi đồng ý chia sẻ thông tin và đồng ý với Chính sách bảo mật dữ liệu cá nhân