Chuyển đổi số trong giáo dục: Thực trạng và cách tiến hành
Chuyển đổi số trong giáo dục là một trong những lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Ứng dụng các thành tựu công nghệ vào đào tạo và quản lý giáo dục giúp tối ưu bộ máy vận hành, nâng cao chất lượng đào tạo, hướng tới nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đất nước. Bài viết dưới đây của FPT IS sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích về chuyển đổi số ngành giáo dục, thực trạng tại Việt Nam và những tham khảo các bước tiến hành chuyển đổi tại các cơ sở giáo dục.
Xem thêm: OCR là gì? Ứng dụng của công nghệ nhận dạng ký tự quang học
1. Chuyển đổi số trong giáo dục là gì?
Chuyển đổi số giáo dục là sự thay đổi về phương pháp giảng dạy, cải thiện thiết bị, dụng cụ hỗ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý, giảng dạy, học tập, của học sinh, sinh viên, giảng viên và khuôn viên trường học. Là việc ứng dụng các thành tựu công nghệ vào quá trình giảng dạy, tạo môi trường kết nối mở, thu hẹp khoảng cách địa lý, nâng cao trải nghiệm học tập và tăng cường sự tương tác giữa các bên.
Chuyển đổi số ngành giáo dục thường được triển khai qua ba hình thức chính: (1) Ứng dụng công nghệ vào phương pháp giảng dạy, (2) Ứng dụng công nghệ vào quản lý giáo dục và (3) Ứng dụng công nghệ vào lớp học. Các hình thức trên sẽ phụ thuộc vào bộ máy cấu trúc và mục tiêu của từng cơ sở giáo dục cụ thể, điển hình như:
- Xây dựng, triển khai, đẩy mạnh nền tảng giáo dục trực tuyến
- Ứng dụng công nghệ vào các phương pháp giáo dục
- Số hóa thư viện, bài giảng, tư liệu giảng dạy
- Kết hợp song song hai hình thức giảng dạy trực tuyến và giảng dạy trực tiếp
- Ứng dụng công nghệ vào hoạt động kiểm tra, theo dõi quá trình học tập của học sinh, sinh viên
- Tạo môi trường mở, có sự kết nối cho công tác học tập và giảng dạy
Tham khảo: Kinh tế số là gì? Đặc điểm và giải pháp thúc đẩy kinh tế số
2. Một số ví dụ về chuyển đổi số giáo dục
Học tập trực tuyến (E-learning):
- Các nền tảng học trực tuyến: Coursera, Udemy, Khan Academy cung cấp các khóa học đa dạng từ nhiều lĩnh vực, cho phép học sinh và sinh viên học từ xa, mọi lúc, mọi nơi.
- Bài giảng video: YouTube và các nền tảng chia sẻ video khác cung cấp tài liệu học tập phong phú, bao gồm bài giảng, thí nghiệm và hướng dẫn.
Lớp học ảo (Virtual Classroom):
- Zoom, Microsoft Teams, Google Meet: Các công cụ này cho phép giáo viên tổ chức lớp học trực tuyến, tương tác trực tiếp với học sinh qua video, chat và chia sẻ bài giảng qua màn hình.
- Hệ thống quản lý học tập (LMS): Moodle, Blackboard giúp quản lý khóa học, giao bài tập, chấm điểm và cung cấp tài liệu học tập.
Hình thức học tập tương tác (Interactive Learning):
- Phần mềm mô phỏng và thực tế ảo (VR/AR): Sử dụng công nghệ VR và AR để tạo ra môi trường học tập sinh động, giúp học sinh hiểu sâu hơn về các khái niệm phức tạp.
- Ứng dụng di động: Duolingo, Photomath, Quizlet giúp học sinh học tập và ôn luyện qua các trò chơi và bài tập tương tác.
Ứng dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục:
- Hệ thống gợi ý học tập cá nhân hóa: AI phân tích dữ liệu học tập của học sinh để đưa ra gợi ý về lộ trình học tập phù hợp, giúp tối ưu hóa kết quả học tập.
- Chatbot hỗ trợ học tập: Chatbot có thể trả lời câu hỏi, cung cấp tài liệu học tập và hỗ trợ học sinh 24/7.
Xem thêm: Paperless là gì? Vai trò và cách thiết lập văn phòng không giấy
3. Vai trò của chuyển đổi số giáo dục
Chuyển đổi số trong giáo dục đem lại những lợi ích thiết thực cho việc giảng dạy, đào tạo và định hướng tư duy của học sinh, sinh viên.
3.1. Nâng cao chất lượng giảng dạy
Mô hình Giáo dục số sẽ giúp học sinh được tiếp cận nguồn học liệu phong phú, đa dạng thông qua các thiết bị điện tử như máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh…
Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo sẽ giúp tăng tính tương tác và trải nghiệm thực tế cho học viên. Những phần mềm “thực tế ảo” (AR, VR) đã và đang phát huy hiệu quả trong dạy học trực tuyến. Ví dụ, sinh viên y khoa có thể thực hành phẫu thuật trên các mô hình ảo, giúp họ làm quen với quy trình trước khi thực hành trên bệnh nhân thật.
3.2. Nguồn thông tin đa dạng
Sự bùng nổ của Internet và phát triển của công nghệ đem đến các nguồn thông tin, tài liệu dễ dàng được tìm thấy trên Internet với đa dạng chủ đề phục vụ nhu cầu học tập của học sinh và nâng cao chuyên môn của đội ngũ giáo viên hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, cần có sự kiểm soát, chọn lọc một cách thông minh để có được nguồn tài liệu hữu ích, có độ chính xác, tin cậy cao.
3.3. Tư duy mở, chủ động trong học tập
Chuyển đổi số trong giáo dục tạo ra không gian học tập linh hoạt thông qua mạng Internet, đem đến khả năng học tập mọi lúc, mọi nơi thông qua các ứng dụng như: Zoom, Google Met,… người học chủ động tham gia các lớp học từ bất kỳ đâu. Các khóa học trực tuyến (ngoại ngữ, kỹ năng,…) đa dạng, người học chủ động tìm kiếm, lựa chọn lớp học phù hợp với mục đích và nhu cầu cá nhân.
3.4. Tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí vận hành
Ứng dụng công nghệ vào giảng dạy giúp thầy cô, học sinh, phụ huynh có sự trao đổi thông tin nhanh chóng, quản lý lớp học dễ dàng, hiệu quả. Môi trường làm việc, giáo dục số giúp các cá nhân, tổ chức liên quan tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí nhân sự, tối ưu hóa chi phí đào tạo, vận hành.
Tham khảo thêm: Các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp (Cập nhật 2024)
3. Bộ tiêu chí chuyển đổi số trong giáo dục
Mục đích thiết lập
- Thúc đẩy chuyển đổi giáo dục tạo các số ở các cơ sở giáo dục ( trung tâm giáo dục thường xuyên, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông).
- Theo dõi, đánh giá khách quan, thực chất, công bằng kết quả chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục.
- Phát hiện kịp thời các mô hình chuyển đổi số tốt, có hiệu quả, tính ứng dụng cao để nhân rộng, tạo phong trào thực hiện chuyển đổi số trong toàn ngành Giáo dục.
Đối tượng và phạm vi áp dụng
- Phạm vi: Tất cả các tỉnh thành thuộc lãnh thổ Việt Nam
- Đối tượng: Các sở giáo dục và đào tạo, các phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
Mức độ chuyển đổi số
Các mức độ chuyển đổi số ngành giáo dục được đáng giá theo từng nhóm tiêu chí thành phần (tối đa 100 điểm), mỗi nhóm tiêu chí được đánh giá theo ba mức độ:
- Mức độ 1 – chưa đáp ứng: Cơ sở giáo dục chưa đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về triển khai chuyển đổi số ( tổng điểm mỗi nhóm tiêu chí dưới 50 điểm).
- Mức độ 2 – đáp ứng cơ bản: Cơ sở giáo dục đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về triển khai chuyển đổi số (tổng điểm mỗi nhóm tiêu chí từ 50 đến 75 điểm).
- Mức độ 3 – đáp ứng tốt: Cơ sở giáo dục đáp ứng tốt các yêu cầu cơ bản và một phần các yêu cầu nâng cao về triển khai chuyển đổi số (tổng điểm mỗi nhóm tiêu chí đạt từ 75 điểm).
Tham khảo: Phân biệt số hóa và chuyển đổi số với các ví dụ thực tế
4. Thực trạng chuyển đổi số giáo dục tại Việt Nam hiện nay
Ngày 25/1/2022, Thủ tướng Chính phủ đưa ra Quyết định 131/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030″. Giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số.
Bộ GD&ĐT đã tổng hợp dữ liệu thông tin của 63 sở GD&ĐT, 710 phòng GD&ĐT, xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý thông tin của trường học các cấp từ mầm non đến phổ thông với các cấu phần cơ sở dữ liệu thành phần: Trường, lớp, học sinh, giáo viên, cơ sở vật chất, tài chính,…
Ứng dụng công nghệ vào kỳ thi tốt nghiệp THPT và công tác tuyển sinh đại học (đăng ký, sửa nguyện vọng trực tuyến, sàng lọc thí sinh ảo, công bố điểm chuẩn,…) trên cả nước. Kho học liệu số được Bộ GD&ĐT xây dựng hiện có hơn 7.000 bài giảng điện tử, hơn 2.000 bài giảng trên truyền hình (VTV7 và các kênh truyền hình giáo dục khác).
Tại các địa phương, chuyển đổi số giáo dục đang được tiến hành và đẩy mạnh. Tại một trường Tiểu học ở Đồng Văn, thành phố Hà Giang, giáo viên đã ứng dụng các thành tựu công nghệ vào giảng dạy suốt gần 1 thập kỷ.
Các hình ảnh, hoạt hình được lồng ghép vào các tiết dạy giúp tăng tính sinh động, hấp dẫn cho bài giảng, tạo sự hứng thú và động lực học tập cho học sinh. Dù ở khu vực vùng núi song các giáo viên tại đây đều thuần thục soạn giáo án bằng máy tính, đánh giá, nhận xét học sinh bằng học bạ điện tử,…
Dễ dàng nhận thấy, chuyển đổi số trong giáo dục tại Việt Nam đang “hòa mình” vào tiến trình chuyển đổi số của quốc gia. Ứng dụng công nghệ vào giáo dục đem đến những giá trị tích cực trong việc quản lý, đào tạo và kiểm soát chất lượng giáo dục. Chuyển đổi số giáo dục là xu thế không thể đảo ngược khi giáo dục ngày càng phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng, là giải pháp đúng đắn để giúp nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam.
Xem thêm: Lợi ích, thực trạng và xu hướng của y tế số hiện nay
5. Thách thức khi tiến hành chuyển đổi số giáo dục tại Việt Nam
Chuyển đổi số lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực tuy nhiên vẫn tồn tại những thách thức về mặt tư duy, cơ sở hạ tầng,… làm chậm quá trình này.
Lối tư duy cũ
Hiện nay, vẫn còn một bộ phận các giáo viên, cơ sở giáo dục giữ lối tư duy dạy học, quản lý học sinh theo cách truyền thống, chưa dám bước ra khỏi vùng an toàn, ứng dụng công nghệ vào các hoạt động giáo dục. Chính vì vậy, cần có sự đổi mới tư duy, nhận thức của từng cá nhân cán bộ giáo viên, giảng viên để từng bước xây dựng văn hóa số trong giáo dục.
Khả năng tiếp cận chưa đồng đều tại các vùng
Khả năng tiếp cận công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình chuyển đổi số trong giáo dục tại Việt Nam. Tại các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hạ tầng Internet và các trang thiết bị công nghệ chưa được đảm bảo. Điều kiện kinh tế của người dân kém, khó khăn trong việc sở hữu, tiếp cận các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính,…
Để nâng cao khả năng tiếp cận tại các vùng, cần có sự đầu tư về mặt cơ sở hạ tầng đến các địa phương. Hạ tầng mạng và các trang thiết bị phải cần có sự cải tiến, tăng cường kết hợp các công nghệ như IoT, Blockchain,… với cơ sở dữ liệu số để xây dựng hệ thống thu thập thông tin, đưa ra những phương thức ứng dụng công nghệ vào giảng dạy, quản lý phù hợp với từng đối tượng, khu vực.
Trình độ giáo viên
Trình độ, khả năng ứng dụng công nghệ vào giảng dạy của giáo viên cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi số giáo dục, đặc biệt là những nhà giáo lớn tuổi. Vì vậy, cần có các lớp đào tạo kiến thức, kỹ năng sử dụng công nghệ cơ bản phục vụ công việc giảng dạy cho đội ngũ giáo viên. Đội ngũ giáo viên cần nắm chắc một số kỹ năng cơ bản như: Thiết lập bài giảng trực tuyến, giao bài tập trực tuyến, đánh giá kết quả học tập học sinh trực tuyến,…
Khả năng kiểm soát và bảo mật dữ liệu
Các nguồn tài liệu được tìm kiếm trên mạng Internet một cách dễ dàng đặt ra vấn đề về tính xác thực cũng như độ tin cậy của thông tin. Chính vì vậy, cần có phần mềm lọc dữ liệu, kiểm soát chặt chẽ nội dung, loại bỏ những thông tin chưa được xác thực để tránh xảy ra tình trạng không đồng nhất về kiến thức gây ảnh hưởng đến quá trình giảng dạy, học tập.
Bên cạnh đó, các công nghệ, phần mềm được ứng dụng trong giảng dạy, quản lý tại các cơ sở giáo dục cần có tính bảo mật, đảm bảo an toàn, tránh rò rỉ thông tin cá nhân của học sinh, sinh viên.
Các quy định pháp lý liên quan
Chuyển đổi số trong giáo dục là một cơ hội tốt để hoàn thiện các quy định về thời lượng, phương thức kiểm tra, công nhận kết quả của hoạt động học tập trực tuyến. Tuy nhiên trên thực tế, các quy định pháp lý về giáo dục chưa thực sự hoàn thiện, chưa có sự đồng nhất và chặt chẽ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền sở hữu trí tuệ, an ninh thông tin,…
Hoàn thiện hệ thống pháp lý và chính sách giáo dục sẽ đảm bảo quyền lợi cho người học, cần thống nhất các quy định liên quan đến:
- Khai thác, thống kê, lưu trữ, chia sẻ dữ liệu, thông tin
- Cách thức giảng dạy
- Quản lý các khóa học trực tuyến
- Điều kiện cần và điều kiện đủ để mở trường học
Xem thêm: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
6. Các bước tiến hành chuyển đổi số trong giáo dục
Chuyển đổi số giáo dục tại các đơn vị giáo dục, địa phương,… cần được tiến hành lần lượt theo các bước dưới đây:
6.1. Từng bước ứng dụng công nghệ vào quá trình giảng dạy và đào tạo
Nhà trường, giáo viên cần từng bước ứng dụng công nghệ vào quá trình giảng dạy, quản lý thông tin học sinh. Kết hợp sử dụng bảng và máy chiếu để giảng dạy, cho phép học sinh, sinh viên tìm kiếm thông tin bài giảng trên mạng Internet từ máy tính, điện thoại thông minh,…Lưu trữ hồ sơ, quản lý học sinh trên nền tảng trực tuyến, định danh theo mã học sinh, mã sinh viên,…
6.2. Lưu trữ và truy cập tài liệu, bài giảng trên môi trường số
Các thành tựu công nghệ như Big data giúp lưu trữ nguồn dữ liệu kiến thức khổng lồ lên không gian mạng cho phép giáo viên và học sinh dễ dàng truy cập, tìm kiếm, xem lại các bài giảng trên môi trường số khi cần. Để đẩy quá trình chuyển đổi số trong giáo dục được diễn ra thuận lợi, các cơ sở giáo dục cần đẩy nhanh quá trình số hóa tài liệu, bài giảng.
6.3. Tăng tính tương tác giữa người dạy – người học
Phương thức giảng dạy truyền thống tập trung vào các hình ảnh, khái niệm trong sách giáo khoa, dễ gây đến sự nhàm chán cho người học Vì vậy, cần tạo được sự hứng thú trong quá trình học tập và giảng dạy. Ứng dụng các công nghệ thực tế ảo VR, thực tế ảo tăng cường AR đem đến trải “thật” hơn, giúp người học dễ dàng trải nghiệm đa giác quan, khơi dậy sự hứng thú, tò mò cho người học, tăng sự tương tác giữa người truyền tải và người tiếp nhận kiến thức.
6.4. Nỗ lực nâng cao chất lượng
Bên cạnh chất lượng giảng dạy của giáo viên cần được nâng cao, các cơ sở giáo dục cần liên tục cập nhật, ứng dụng các thành tựu công nghệ mới để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong giáo dục. Chuyển đối số ngành giáo dục đã tạo ra kỷ nguyên mới, thời đại mà người dạy và người học được trao quyền để sử dụng công nghệ.
Các nhà quản lý, đội ngũ giáo viên, giảng viên cần hiểu và ứng dụng được các thành tựu công nghệ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Những công nghệ nổi bật là: big data giúp lưu trữ lượng lớn dữ liệu bài giảng lên không gian mạng, Internet vạn vật (IoT) hỗ trợ quản lý, giám sát, theo dõi hành vi của học sinh, Blockchain giúp xây dựng hệ thống quản lý thông tin và hồ sơ giáo dục của từng học sinh, cho phép hợp nhất, quản lý, chia sẻ dữ liệu từ các cơ sở giáo dục khác nhau, và nhiều các công nghệ hữu ích khác.
Xem thêm: Chữ ký số là gì? Quy định và phân loại các giải pháp ký số hiện nay
7. FPT IS song hành chuyển đổi số ngành giáo dục
FPT IS là doanh nghiệp tiên phong về các phần mềm, nền tảng hỗ trợ đổi số giáo dục tại Việt Nam. Trong suốt hơn 30 năm qua, với tiềm lực của mình kết hợp với các chuyên gia giàu kinh nghiệm về kiểm tra đánh giá trong và ngoài nước, FPT IS đã kết hợp ứng dụng công nghệ mới và các thành tựu khoa học về lý thuyết đo lường, đánh giá trong giáo dục để cho ra đời bộ giải pháp công nghệ nền tảng tiên tiến và lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
Với mong muốn xây dựng một xã hội học tập, chúng tôi đang tiên phong ứng dụng công nghệ mới nhất Cloud computing, Big Data, AI/ML, Metaverse,… giúp xóa bỏ mọi rào cản để đáp ứng mọi nhu cầu học tập và đào tạo của tổ chức/người dân .
Hệ thống đào tạo trực tuyến FPT.eLearning vinh dự là ứng dụng đạt giải Vàng iKhiến số 8, là công cụ đào tạo trực tuyến hoàn chỉnh với không gian học tập và quản lý, học tập hiệu quả cho trường học và các tổ chức giáo dục. FPT.eLearning giúp các cơ sở giáo dục tối ưu hóa quy trình tổ chức kỳ thi, quá trình học tập, khai thác tài liệu,… của giáo viên, học sinh, có khả năng tương tác mọi lúc mọi nơi thông qua các thiết bị được kết nối mạng (thiết bị di động, máy tính,…)
Phần mềm FPT.eLearning cung cấp tài liệu học tập dưới nhiều định dạng khác nhau như: Audio, DOC, PDF, AICC, SCORM, Powerpoint, mã nhúng từ các dịch vụ cung cấp nội dung trên nền tảng mạng như: Youtube, Vimeo,… hỗ trợ đào tạo đa phương thức: Trực tuyến, trực tiếp và blended learning. Các phiên live conference cho phép đội ngũ giáo viên và giảng viên quản lý, cập nhật các hoạt động đào tạo, giảng dạy một cách toàn diện.
Phần mềm hỗ trợ trường học, đại học,… tổ chức các kỳ thi trực tuyến dựa trên một quy trình hoàn chỉnh: Khởi tạo đề thi, giám sát thi, chấm thi, báo cáo. FPT.eLearning cho phép hệ thống hoạt động ở hạ tầng yếu. Công nghệ và nền tảng phát triển hiện đại, đảm bảo khả năng bảo mật dữ liệu và hiệu năng, tốc độ xử lý với số lượng truy cập lớn.
Bên cạnh FPT.eLearning, Khaothi.Online cũng là giải pháp công nghệ giúp các cơ sở giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục quản lý điều hành toàn diện hoạt động kiểm tra, đánh giá. Nền tảng Khaothi.online có khả năng tích hợp hệ thống kiểm tra, đánh giá có sẵn của các cơ sở giáo dục. Tính năng Giám thị ảo cho phép chống lại gian lận trong các cuộc thi trực tuyến.
Các bài viết liên quan:
- Chính phủ số là gì? Phân biệt Chính phủ số và chính phủ điện tử
- Chuyển đổi số chính phủ – Xu thế tất yếu của mỗi quốc gia
Chuyển đổi số trong giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo; tiết kiệm thời gian và chi phí vận hành cho các trường học và cơ sở đào tạo. Quý doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu về các giải pháp chuyển đổi số ngành giáo dục, vui lòng để lại thông tin liên hệ TẠI ĐÂY để được chuyên gia của FPT IS tư vấn.