Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon (CBAM) và cách báo cáo
Cơ chế CBAM – Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) được EU đưa vào là một quy định để đạt được mục tiêu trở thành lục địa trung hòa khí carbon vào năm 2050. Cơ chế này có tác động đến các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam có hoạt động phát thải nhiều carbon.
Bài viết bao gồm:
- Hiểu sâu về cơ chế CBAM và lộ trình triển khai cũng như các yêu cầu
- Hướng dẫn báo cáo CBAM chi tiết
Xem ngay chủ đề liên quan: Chuyển đổi xanh là gì? Áp dụng chuyển đổi xanh vào doanh nghiệp
1. Cơ chế CBAM – Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon là gì?
Cơ chế CBAM – Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon là một quy định mới quan trọng của Liên minh Châu Âu nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và đảm bảo một sân chơi bình đẳng cho các ngành công nghiệp.
CBAM áp mức giá carbon lên hàng hóa nhập khẩu có lượng phát thải cao (bao gồm xi măng, nhôm, sắt thép, phân bón, hydro và điện). Quy định này hướng đến mục tiêu ngăn ngừa “rò rỉ carbon” và duy trì tính cạnh tranh của các ngành công nghiệp EU đang chịu phí carbon theo Hệ thống Mua bán Phát thải (ETS).
Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa thuộc diện CBAM cần đánh giá cẩn thận các tác động tài chính tiềm tàng của quy định này. Việc chủ động thực hiện các biện pháp tuân thủ là vô cùng cần thiết.
Tham khảo: Carbon Accounting – Kế toán Carbon là gì?
2. Cơ chế CBAM đánh thuế những loại mặt hàng nhập khẩu nào?
Việc xác định các sản phẩm chịu ảnh hưởng bởi CBAM là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn. Hãy bắt đầu bằng việc kiểm tra Phụ lục I của Quy định để biết các danh mục sau:
- Sắt, thép và nhôm
- Một số loại phân bón
- Xi măng
- Hydro
- Các sản phẩm “xuôi dòng” cụ thể (ví dụ: dầm cầu, đường ray, ống dẫn, vít)
Đây là những ngành chiếm tới 94% lượng khí thải công nghiệp của EU.
Tham khảo: Chuyển đổi kép: Kiến tạo tương lai “Xanh và Số”
3. Lộ trình và các yêu cầu quan trọng
- 01/10/2023: Bắt đầu báo cáo. Theo dõi kỹ lưỡng hàng quý đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc diện CBAM, bao gồm chi tiết sản xuất và dữ liệu phát thải.
- 31/01/2024: Nộp báo cáo đầu tiên bao gồm hàng hóa nhập khẩu quý 4 năm 2023. Rà soát và hoàn thiện báo cáo của đến hết ngày 31/07.
- Giai đoạn chuyển tiếp (2023-2025): Cho phép hình thức báo cáo đơn giản bằng cách sử dụng các giá trị mặc định nếu dữ liệu từ nhà cung cấp chính vẫn không có sẵn.
- Từ năm 2026 trở đi: Bắt đầu giai đoạn tài chính. Việc mua chứng chỉ CBAM trở nên bắt buộc để bù đắp lượng khí thải của sản phẩm nhập khẩu. Không tuân thủ sẽ dẫn đến các hình phạt nghiêm trọng.
Xem thêm: Sản phẩm xanh: Hướng đến lối sống bền vững
4. Thuế CBAM áp dụng đối với các nước ngoài EU
Chứng chỉ CBAM
Doanh nghiệp phải mua chứng chỉ CBAM để bù đắp lượng khí thải phát sinh trong quá trình sản xuất hàng hóa nhập khẩu. Giá chứng chỉ phản ánh chênh lệch giữa Hệ thống Mua bán Phát thải của EU (EU ETS) và các cơ chế định giá carbon khác tại quốc gia xuất xứ (nếu có).
Việc báo cáo lượng phát thải chính xác đóng vai trò quan trọng để tránh mua dư thừa chứng chỉ (sẽ không được hoàn lại sau một hạn mức nhất định).
Tác động của CBAM tới các nhà sản xuất: EU so với các nước thứ ba
CBAM hướng đến tạo một sân chơi bình đẳng, đảm bảo cho hàng hóa nhập khẩu phải đối mặt với chi phí carbon tương tự như hàng hóa được sản xuất trong khối EU. Các khoản trợ cấp phát thải miễn phí được phân bổ theo EU ETS sẽ được giảm thiểu dần theo một hệ số và tiến tới chấm dứt hoàn toàn vào năm 2034.
Ví dụ một nhà máy sản xuất amoniac. Bất kể vị trí (trong hoặc ngoài EU), nhà sản xuất phải báo cáo lượng khí thải dựa trên phương pháp sản xuất cụ thể và mức độ hiệu quả của họ. Dưới đây là điểm khác biệt chính:
- Nhà sản xuất EU: Nhận được số lượng trợ cấp phát thải miễn phí giảm dần theo EU ETS. Bắt buộc phải mua thêm các khoản trợ cấp qua thời gian để bù đắp khoảng cách giữa lượng phát thải và trợ cấp miễn phí.
- Nhà sản xuất ngoài EU: Không được hưởng trợ cấp miễn phí. Bắt buộc phải mua chứng chỉ CBAM để bù đắp toàn bộ lượng khí thải phát sinh trong quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
Xác minh
Từ năm 2026, các đơn vị được cấp phép và có chuyên môn sẽ bắt buộc phải xác minh các khai báo CBAM. Các đơn vị này đảm bảo tính chính xác của việc tính toán lượng khí thải và theo thông lệ, việc đi kiểm tra thực địa cũng sẽ được thực hiện.
Tham khảo: Sản xuất xanh – Giải pháp cho doanh nghiệp phát triển bền vững
5. Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam
Việc EU đưa vào thực hiện Cơ chế CBAM sẽ tác động đến các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.
Với cơ chế CBAM, hiện các sản phẩm sắt thép, nhôm, phân bón và xi măng sẽ chỉ còn thời gian 2 năm trước khi CBAM chính thức áp dụng (1/1/2026) để thực hiện “chuyển đổi xanh” hoặc sẽ phải chịu một mức thuế carbon theo quy định của CBAM khi xuất khẩu vào EU.
Từ 1/10/2023, các doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu vào EU gồm: Sắt thép, nhôm, xi măng và phân bón sẽ phải thực hiện Báo cáo kiểm kê khí nhà kính và giảm phát thải khí nhà kính.
Về thách thức
Những thách thức của doanh nghiệp Việt Nam để tuân thủ cơ chế CBAM có thể kể đến như:
- Nhận thức và năng lực thực hiện đánh giá kiểm kê phát thải khí nhà kính còn hạn chế
- Rào cản công nghệ do còn lạc hậu, chưa hiệu quả năng lượng
- Việc thực hiện giảm phát thải không chỉ đòi hỏi ứng dụng công nghệ mới, nhân lực mà còn đòi hỏi sự nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, công nghệ và nguồn lực sẵn có để đầu tư hoặc được tiếp cận hỗ trợ tài chính
Chắc chắn rằng, CBAM sẽ là một trong những hàng rào kỹ thuật cho các ngành công nghiệp của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU trong thời gian tới. Khi đó, sẽ có nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng và không đáp ứng đủ điều kiện, trong đó có sản phẩm sắt thép, nhôm tác động đến tỷ trọng và giá trị xuất khẩu của các ngành này.
Về cơ hội
Thách thức cũng đi kèm với cơ hội, đây sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ sản xuất, thực hiện các giải pháp giảm phát thải. Đây cũng là thời điểm các doanh nghiệp “nhanh chân” ứng dụng công nghệ chuyển đổi sớm, giảm lượng phát thải theo cơ chế CBAM giành được thị phần.
6. Hướng dẫn chi tiết cách báo cáo CBAM
Việc tính toán lượng khí thải nhằm tuân thủ CBAM đòi hỏi một quy trình rõ ràng. Dưới đây là các bước chi tiết:
6.1. Bước 1: Xác định hàng hóa nhập khẩu thuộc diện CBAM
Doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ lưỡng các giấy tờ nhập khẩu đối với hàng hóa thuộc diện CBAM (sắt, thép, nhôm, phân bón, xi măng, hydro, điện). Cần phối hợp chặt chẽ với đội ngũ phụ trách báo cáo hải quan để có được:
- Danh sách hàng hóa (kèm theo mã HS/CN)
- Số lượng nhập khẩu
- Quốc gia xuất xứ cho từng loại hàng hóa
6.2. Bước 2: Chọn hệ số phát thải để tính toán
Có ba nguồn hệ số phát thải chính:
- Dữ liệu sơ cấp (Lý tưởng): Thu thập dữ liệu phát thải thực tế trực tiếp từ nhà cung cấp.
- Hệ số mặc định (Ưu tiên tuân thủ): Do Ủy ban Châu Âu cung cấp để đảm bảo tuân thủ các quy định.
- Giá trị trung bình theo khu vực (Mang tính tham khảo): Cũng do Ủy ban Châu Âu cung cấp nhằm phục vụ đánh giá mức phát thải và đưa ra quyết định mang tính chiến lược…
6.3. Bước 3: Quyết định sử dụng hệ số phát thải nào
Trước tháng 7 năm 2024: Hệ số mặc định đảm bảo tuân thủ. Để tính toán lượng khí thải:
- Xác định hệ số phát thải thích hợp cho loại hàng hóa.
- Nhân trọng lượng hàng hóa (tính bằng tấn) với hệ số phát thải.
Sau tháng 7 năm 2024: Dữ liệu sơ cấp từ các nhà sản xuất trở thành bắt buộc để đảm bảo báo cáo CBAM chính xác.
Tại sao việc lựa chọn dữ liệu lại quan trọng?
Mặc dù dữ liệu sơ cấp từ nhà cung cấp là mục tiêu dài hạn để theo dõi lượng phát thải một cách chính xác, nhưng trong thời gian chuyển tiếp, dưới đây là cách khai thác các hệ số mặc định và giá trị trung bình khu vực:
Dữ liệu sơ cấp từ nhà cung cấp
Để tuân thủ đầy đủ CBAM và đảm bảo báo cáo chính xác, doanh nghiệp cần tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc do Ủy ban Châu Âu quy định. EU yêu cầu bắt buộc sử dụng dữ liệu sơ cấp từ nhà cung cấp – nhận trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu hàng hóa CBAM – để tính toán lượng khí thải chính xác nhất.
Dữ liệu này rất cần thiết để đưa ra các quyết định phù hợp và giảm thiểu trách nhiệm tài chính kể từ năm 2026.
Khi thu thập dữ liệu sơ cấp, các nhà xuất khẩu cần hiểu sự khác biệt giữa Phạm vi 1, Phạm vi 2 và Phạm vi 3 cũng như các giai đoạn của sản phẩm sẽ thuộc phạm vi của CBAM để tính toán một cách chính xác.
Hệ số Mặc định
Trong giai đoạn báo cáo CBAM ban đầu (cho đến tháng 7 năm 2024), các doanh nghiệp có thể sử dụng hệ số phát thải mặc định do Ủy ban Châu Âu (EC) cung cấp khi không có dữ liệu sơ cấp từ nhà cung cấp. Những hệ số này đem lại cách tiếp cận đơn giản để ước tính lượng phát thải cho các loại hàng hóa thuộc diện CBAM.
Giá trị Trung bình Khu vực
Việc thu thập dữ liệu sơ cấp từ nhà cung cấp là rất quan trọng để tính toán một cách chính xác. Khi không thể thực hiện, hệ số phát thải theo khu vực đem lại lựa chọn thay thế có tính đến các yếu tố chi tiết hơn so với hệ số mặc định, bao gồm tác động của các nguồn năng lượng khác nhau và kỹ thuật sản xuất.
Hệ số phát thải mặc định có thể che khuất sự khác biệt đáng kể ở cường độ carbon giữa các vùng. Ví dụ, sản lượng nhôm của Nam Phi có cường độ phát thải cao hơn 76% so với hệ số mặc định của EC.
Tương tự, phân bón Trung Quốc có hệ số khu vực cao hơn 38%. Việc chỉ dựa vào hệ số mặc định sẽ đánh giá thấp lượng phát thải carbon thực tế và chi phí CBAM tiềm năng của doanh nghiệp.
Các hệ số khu vực cung cấp một bức tranh chính xác hơn, giúp bạn đưa ra các quyết định phù hợp cho cả việc tuân thủ và giảm phát thải theo chiến lược.
6.4. Bước 4: Tính toán phát thải
Sau khi chọn giá trị trung bình mặc định hoặc khu vực, bước tiếp theo là ghép nối danh mục hàng hóa nhập khẩu với các hệ số phát thải tương ứng. Để tối ưu hóa hiệu quả và độ chính xác, hãy tận dụng hệ thống mã Biểu Thuế Quan Kết hợp (HS).
Lý do sử dụng mã HS:
- Quy trình làm việc hiệu quả: Mã HS được tích hợp sẵn trong các tài liệu hải quan hiện có, giúp đơn giản hóa việc tính toán và giảm thiểu lỗi.
- Tiềm năng tự động hóa: Việc phân loại hàng hóa dựa trên HS cho phép các quy trình xử lý tự động, giúp nâng cao hiệu quả hơn nữa.
- Đảm bảo tuân thủ: Việc sử dụng hệ thống mã hóa tiêu chuẩn EU này phù hợp với các thông lệ tốt nhất về quy định.
Các bài viết liên quan:
- Hệ số phát thải CO2 theo các dạng năng lượng
- Ngân hàng xanh là gì? Tầm quan trọng đối với nền kinh tế
Từ 1/10/2023, các doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu vào EU gồm: Sắt thép, nhôm, xi măng và phân bón sẽ phải thực hiện Báo cáo kiểm kê khí nhà kính và giảm phát thải khí nhà kính. Quá trình triển khai báo cáo theo tiêu chuẩn cơ chế CBAM có thể phức tạp.
Để đảm bảo tình hình kinh doanh không bị gián đoạn và tận dụng cơ hội này, chiếm lĩnh thị trường, doanh nghiệp có thể sử dụng Phần mềm Kế toán Carbon của VertZero. Nền tảng của FPT IS tự động hóa các phép tính, đơn giản hóa việc tuân thủ và cung cấp thông tin chi tiết bạn cần để đưa ra các quyết định giảm phát thải một cách chiến lược.