Phân biệt Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Phân biệt Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa thương mại quốc tế. Hãy cùng FPT IS tìm hiểu về logistics và quản lý chuỗi cung ứng để hiểu rõ hơn về vai trò quan trọng của 2 lĩnh vực này trong việc tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. 

Tìm hiểu thêm: ERP là gì? Ứng dụng của hệ thống ERP trong doanh nghiệp

Logistics là gì? Quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Logistics là quá trình lập kế hoạch, triển khai vận chuyển và lưu trữ hàng hóa hiệu quả từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ. Đây là thành phần quan trọng trong một chuỗi cung ứng thành công, bao gồm nhiều hạng mục từ sản xuất và chế tạo đến phân phối, hoàn thiện và giao sản phẩm cuối cùng đến khách hàng. Mục tiêu của logistics là đáp ứng các yêu cầu của khách hàng một cách kịp thời và tiết kiệm chi phí.

Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management – SCM) là quá trình quản lý luồng hàng hóa, dữ liệu và tài chính từ khi bắt đầu sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ cho đến khi chúng đến được tay người tiêu dùng. SCM bao gồm các hoạt động như tìm nguồn cung ứng, thiết kế, sản xuất, kho bãi, vận chuyển và phân phối. Mục tiêu của SCM là cải thiện hiệu quả, chất lượng, năng suất và sự hài lòng của khách hàng.

Nói chung, logistics và quản lý chuỗi cung ứng là quá trình điều phối, quản lý một mạng lưới kết nối của các doanh nghiệp trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Quá trình này bao gồm nhiều công đoạn, từ lưu trữ, vận chuyển nguyên vật liệu đến quản lý hàng tồn kho, sản xuất,…

logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng đảm bảo sản phẩm được chuyển giao hiệu quả từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng

Tham khảo: Supply chain là gì? Mô hình và cách vận hành chuỗi cung ứng

10 điểm giống nhau giữa Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng supply chain

Có sự hiểu biết về logistics và quản lý chuỗi cung ứng là điều cần thiết cho các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Trước tiên, bạn cần nắm rõ những điểm giống nhau của 2 lĩnh vực này: 

  • Đều tập trung vào việc đảm bảo hàng hóa được vận chuyển đúng thời gian, đúng nơi, đúng số lượng và chất lượng với chi phí hợp lý. 
  • Yêu cầu sự phối hợp cẩn thận của các bộ phận trong doanh nghiệp và các đối tác trong chuỗi cung ứng.   
  • Đều hoạt động trong cùng một luồng hàng hóa và dịch vụ, từ nhà cung cấp, đến nhà sản xuất, đến người bán buôn và cuối cùng là đơn vị bán lẻ hoặc người tiêu dùng.
  • Mục đích cuối cùng là hỗ trợ sự thành công của công ty, tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ khác. 
  • Đều hướng đến mục tiêu gia tăng  sự hài lòng của khách hàng. 
  • Phải đối mặt với nhiều rủi ro như trục trặc vận chuyển, thiên tai, biến động thị trường và thậm chí là các vấn đề liên quan đến an ninh.
  • Đều nhấn mạnh vào việc quản lý thông tin và dữ liệu liên quan đến quá trình vận hành và quản lý chuỗi cung ứng.
  • Áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực kinh tế.
  • Tập trung vào việc kết nối các hoạt động của các khâu trong chuỗi cung ứng nhằm tạo ra hiệu quả tổng thể. 
Chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung
Chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là 2 ngành riêng biệt

Xem thêm: Phần mềm ERP quản lý kho – Tối ưu các quy trình phức tạp

5 điểm khác nhau giữa Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng supply chain

Mặc dù có nhiều điểm tương đồng là vậy, nhưng logistics và quản lý chuỗi cung ứng cũng có rất nhiều điểm khác biệt. 

Khái niệm và tổng quan

Tiêu chí Logistics  Quản lý chuỗi cung ứng
Định nghĩa  Là một phần của quản trị chuỗi cung ứng. Quản lý hoạt động lưu trữ và vận chuyển sản phẩm, hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đến Phạm vi rộng hơn Logistics, là quá trình tích hợp quản lý cung – cầu, từ việc lập kế hoạch, quản lý các hoạt động như tìm nguồn cung ứng, sản xuất, hoạt động logistics,… để biến đổi từ nguyên liệu thô thành hàng hóa hoàn chỉnh, mang đến tay khách hàng.
Quy trình Vận chuyển > Lưu trữ > Xử lý hàng tồn kho > Thực hiện đơn hàng   Lập kế hoạch > Tìm nguồn cung ứng > Sản xuất > Vận chuyển > Lưu trữ > Xử lý hàng tồn kho > Thực hiện đơn hàng > Đo lường, cải tiến 
Mục đích  Đảm bảo tất cả hoạt động vận chuyển hàng hóa diễn ra trơn tru, đảm bảo chất lượng hàng hóa và tiết kiệm chi phí  Đảm bảo tất cả các khâu trong chuỗi cung ứng vận hành mượt mà, đáp ứng nhu cầu khách hàng hiệu quả, hướng đến đảm bảo lợi nhuận cao nhất 
Phạm vi  Nội bộ doanh nghiệp  Toàn bộ doanh nghiệp và nhiều bên liên quan khác như đối tác, nhà cung cấp,… 
Các công việc bao gồm Vận chuyển, quản lý kho, đóng gói, xử lý đơn hàng, quản lý thông tin  Tìm nguồn cung cấp, mua hàng, sản xuất, quản lý hàng tồn kho,… 

Quy trình 

Quy trình Logistics  Quy trình Quản lý chuỗi cung ứng
Logistics thường sẽ tập trung vào quy trình vận chuyển và kho bãi. 

  • Bước 1: Xác nhận đơn đặt hàng.  
  • Bước 2: Vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác. 
  • Bước 3: Lưu kho, phân loại hàng hóa  
  • Bước 4: Giao nhận hàng hóa
  • Bước 5: Xử lý hàng tồn kho, vấn đề phát sinh trong quá trình giao hàng. 
Quản lý chuỗi cung ứng sẽ bao gồm rất nhiều khâu cần phối hợp chặt chẽ với nhau. 

  • Bước 1: Lập kế hoạch sản xuất sản phẩm dựa trên nhu cầu của khách hàng. 
  • Bước 2: Chọn nhà cung cấp nguyên liệu thô cần cho sản phẩm. 
  • Bước 3: Sản xuất sản phẩm dựa trên máy móc và người lao động của doanh nghiệp. 
  • Bước 4: Phân phối, vận chuyển sản phẩm từ nơi này đến nơi khác. 
  • Bước 5: Lưu kho để phân loại hàng hóa 
  • Bước 5: Giao nhận hàng hóa 
  • Bước 7: Xử lý hàng tồn kho, vấn đề phát sinh đơn hàng. 

Mục đích 

Mục đích Logistics  Mục đích Quản lý chuỗi cung ứng
Đảm bảo đúng tên, mã sản phẩm đến đúng nơi, đúng thời điểm theo cách tiết kiệm chi phí nhất dựa trên nhu cầu của khách hàng.  Tiết kiệm mọi loại chi phí, tăng tốc độ di chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Dự đoán rủi ro, xây dựng kế hoạch dự phòng hiệu quả.  

Phạm vi

Phạm vi Logistics  Phạm vi Quản lý chuỗi cung ứng
Logistic chỉ xử lý vấn đề liên quan đến vận tải, kho bãi trong phạm vi một doanh nghiệp và bên Thuế Hải quan Quản lý chuỗi cung ứng buộc phải làm việc với rất nhiều bên liên quan như nhà cung cấp, đối tác, thuế,… 

Công việc liên quan

Những công việc quản lý Logistics  Những công việc quản lý chuỗi cung ứng
Xử lý đơn hàng, xử lý vật liệu, kho bãi, kiểm soát  hàng tồn kho, vận chuyển, đóng gói.  Lập kế hoạch, tìm nguồn cung ứng, xác định vị trí nguồn nguyên liệu, sản xuất và đóng gói nguyên liệu, vận chuyển, xử lý hàng hoàn về,  làm việc với nhà cung cấp,… 

Tham khảo thêm: Vòng quay hàng tồn kho: cách tính và cách tối ưu hiệu quả

Mối quan hệ mật thiết giữa Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Quản lý chuỗi cung ứng xử lý một chuỗi hoạt động liên quan đến hàng hóa, logistics lại chỉ tập trung vào các hoạt động vận chuyển nội bộ của hàng hóa.

Mặt khác, quản lý chuỗi cung ứng còn hỗ trợ mọi hoạt động mua bán, sản xuất và phân phối hàng hóa. Trong khi đó, dịch vụ Logistics di chuyển và lưu trữ hàng hóa giữa các điểm khác nhau trong chuỗi cung ứng.

Logistics là một “mảnh ghép” quan trọng của quản lý chuỗi cung ứng vì nó liên quan đến sự di chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ. Logistics nhằm mục đích đảm bảo sản phẩm được giao đến khách hàng kịp thời, giúp tiết kiệm chi phí đồng thời giảm thiểu nguy cơ hư hỏng hoặc mất mát. Logistic hiệu quả là điều cần thiết cho sự thành công của bất kỳ chuỗi cung ứng nào.

Ví dụ

Giả sử có một doanh nghiệp thương mại điện tử sản xuất và bán nến thơm. Chuỗi cung ứng của doanh nghiệp này bao gồm tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thô như sáp, bấc và hộp thủy tinh từ các nhà cung cấp, tạo ra sản phẩm cuối cùng, thực hiện đơn hàng và vận chuyển đơn hàng từ kho của họ đến tận nhà khách hàng thông qua các đối tác vận chuyển.

Trong đó quá trình vận chuyển nguyên liệu thô đến kho, thực hiện đơn hàng và vận chuyển đơn hàng từ kho đến nhà khách hàng gọi là quá trình Logistics.

logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Logistic nằm trong hệ thống chuỗi cung ứng tổng thể

Bộ phận quản lý chuỗi cung ứng cũng như Logistics liên kết chặt chẽ với các khối quản lý khác trong doanh nghiệp như kế toán viên, phòng kinh doanh, phòng dịch vụ chăm sóc khách hàng, phòng Marketing,… Để đảm bảo hoạt động trơn tru giữa các bộ phận và tối ưu hóa hoạt động của doanh nghiệp, cần có giải pháp quản lý mọi quy trình thật sự logic, hiệu quả.

Tham khảo: Supply chain là gì? Mô hình và cách vận hành

Tối ưu quy trình logistics và chuỗi cung ứng với giải pháp ERP

ERP là chính là giải pháp mà các doanh nghiệp có thể sử dụng  để quản lý và tối ưu hóa các quy trình liên quan đến ngành logistics và chuỗi cung ứng. ERP logistics có chứa mô-đun quản lý chuỗi cung ứng, cho phép các doanh nghiệp tự động hóa các quy trình:

  • Hợp tác: Kết nối với các đơn vị cung cấp, nhà sản xuất và khách hàng theo thời gian thực để điều chỉnh cung và cầu tốt hơn, tối ưu hóa quản lý hàng tồn kho, cải thiện quan hệ khách hàng, v.v.
  • Lập kế hoạch: Xây dựng kế hoạch vận hành dựa trên dữ liệu hiện tại trong hệ thống để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn lực, cải thiện luồng nguyên liệu và hỗ trợ các quyết định kinh doanh.
  • Phối hợp: Đồng bộ hóa luồng dữ liệu và thông tin giữa các đơn vị kinh doanh khác nhau và tất cả stakeholder liên quan, giúp cải thiện giao tiếp và sản xuất
  • Thực thi: Đảm bảo thực hiện các kế hoạch chuỗi cung ứng theo cách tốt nhất có thể để đạt được kết quả mong muốn nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và giảm thiểu các vấn đề liên quan đến chất lượng.

Từ đó giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu suất, giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh. 

logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì
Giải pháp ERP có chứa phân hệ Quản lý chuỗi cung ứng

FPT IS là doanh nghiệp tư vấn và triển khai phần mềm ERP hàng đầu và là Nhà SI triển khai thành công nhiều dự án ERP nhất Việt Nam. Với 1000+ chuyên gia hàng đầu và 20+ năm kinh nghiệm, FPT IS đã hỗ trợ và triển khai ERP thành công cho hơn 300 doanh nghiệp như Vietcombank, Vietinbank, Ba Huân, Nhựa Long Thành, Tập Đoàn Việt Úc, Vinasoy,…

FPT IS là đối tác cấp cao nhất của các hãng ERP hàng đầu thế giới: Đối tác dịch vụ chiến lược cấp khu vực (RSSP) của SAP tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản, Đối tác Bạch kim của Oracle, Đối tác vàng của Microsoft.

Chúng tôi luôn luôn sẵn sàng lắng nghe nhu cầu của doanh nghiệp để tư vấn và triển khai  hệ thống ERP phù hợp, từ đó giảm chi phí phục vụ, nhân sự, tài chính, cũng như giảm sự phức tạp thủ công trong hoạt động chuỗi cung ứng truyền thống. 

Các bài viết liên quan:

Qua bài viết trên, FPT IS mong rằng bạn đã có thêm thông tin về 2 lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Trong quá trình vận hành doanh nghiệp, nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu giải pháp ERP để tối ưu chi phí, vận hành hãy để lại thông tin tại website của chúng tôi để được các chuyên gia hàng đầu liên hệ và demo chi tiết! 

Chia sẻ:
Img Contact

Đăng ký nhận tin tức mới nhất từ FPT IS

    Tôi đồng ý chia sẻ thông tin và đồng ý với Chính sách bảo mật dữ liệu cá nhân