Mô hình chuỗi cung ứng là gì? Các mô hình phổ biến nhất hiện nay
Mô hình chuỗi cung ứng đóng vai trò cốt lõi trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Hiểu rõ bản chất các mô hình phổ biến sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình, nâng cao hiệu quả và gia tăng lợi thế cạnh tranh. Cùng tìm hiểu về khái niệm và các mô hình chuỗi cung ứng phổ biến trong bài viết dưới đây.
1. Mô hình chuỗi cung ứng là gì?
Chuỗi cung ứng (Supply chain) là toàn bộ hệ thống sản xuất và phân phối sản phẩm/dịch vụ. Hệ thống này bao gồm mọi bước liên quan đến quá trình chuyển đổi nguyên liệu thô, linh kiện thành sản phẩm cuối cùng và đưa chúng đến tận tay người tiêu dùng.
Mô hình chuỗi cung ứng (Supply Chain Model) là một khung lý thuyết hoặc thực tiễn nhằm mô tả cách thức các tổ chức và doanh nghiệp quản lý chuỗi cung ứng. Mô hình này giúp việc quản lý chuỗi cung ứng có trật tự và logic hơn. Từ đó, người quản lý có cái nhìn tổng quan về toàn bộ quy trình để theo dõi và thúc đẩy đội ngũ nhân viên hoàn thành được mục tiêu kinh doanh. Cụ thể, mô hình này giúp giải quyết các câu hỏi:
- Sản phẩm cần sản xuất
- Thị trường mục tiêu
- Lựa chọn nhà cung cấp
- Quyết định vị trí đặt nhà máy và vị trí của đơn vị cung ứng
- Vận chuyển
- Quản lý hàng tồn kho
- Phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng
- Quản lý nhà kho
- Lập kế hoạch sản xuất cho tương lai
Tham khảo thêm: Chiến lược chuỗi cung ứng và cách triển khai hiệu quả
2. Vai trò của mô hình chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các công ty hay cả thị trường nội địa lẫn quốc tế. Một mô hình cho chuỗi cung ứng hiệu quả không chỉ giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp mà còn tạo thêm việc làm, góp phần giảm thiểu tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam.
Mô hình chuỗi cung ứng còn có những lợi ích khác như:
- Nâng cao hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp.
- Mở rộng thị phần trên thị trường.
- Đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường, tạo điều kiện cho sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
- Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả có thể giảm lượng hàng tồn kho từ 30% đến 70%.
Để đạt được những lợi ích này, doanh nghiệp cần áp dụng mô hình cho chuỗi cung ứng phù hợp với đặc điểm hoạt động, đồng thời sử dụng dữ liệu để đánh giá và giải quyết các vấn đề kịp thời. Quan trọng hơn, mô hình cần cung cấp các công cụ cần thiết để quản lý toàn bộ quá trình chuỗi cung ứng một cách toàn diện.
Xem thêm: Hướng dẫn áp dụng chiến lược đẩy và kéo trong chuỗi cung ứng
3. 8 thành phần chính của mô hình chuỗi cung ứng là gì?
Dưới đây 8 thành phần chính trong chuỗi mô hình cung ứng mà doanh nghiệp nên nắm rõ:
Hàng tồn kho
Hàng tồn kho là yếu tố quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh.
Vận tải
Vận tải bao gồm tất cả các phương thức như đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường thủy.
Kho bãi
Kho bãi là nơi lưu trữ hàng hóa thành phẩm và nguyên liệu thô. Công việc tại kho bãi bao gồm lưu trữ, thu hồi và đóng gói hàng hóa.
Sản xuất
Sản xuất là quá trình chuyển đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm hoàn chỉnh. Quá trình này bao gồm các bước lắp ráp, thử nghiệm và kiểm soát chất lượng.
Mua sắm
Mua sắm liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thô và linh kiện từ các nhà cung cấp. Nó bao gồm việc đàm phán giá cả, quản lý hợp đồng.
Phân phối
Phân phối là quá trình đưa thành phẩm đến tay khách hàng thông qua các trung gian phân phối như nhà bán buôn, bán lẻ hoặc kênh bán hàng trực tiếp.
Dịch vụ khách hàng
Dịch vụ khách hàng bao gồm các hoạt động như nhận đơn đặt hàng, lập hóa đơn, xử lý hàng trả lại và cung cấp dịch vụ sau bán hàng.
Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin (CNTT) rất quan trọng trong mọi khía cạnh của quản lý chuỗi cung ứng, từ lập kế hoạch đến thực hiện.
4. Một số loại mô hình chuỗi cung ứng phổ biến
Hiện nay, có 6 loại mô hình chuỗi cung ứng phổ biến nhất, mỗi loại đều có những ưu thế riêng biệt. Các doanh nghiệp sẽ lựa chọn mô hình phù hợp nhất với cấu trúc, mục tiêu và định hướng phát triển của mình. Tóm tắt 6 mô hình chuỗi cung ứng phổ biến như sau:
- Mô hình dòng chảy liên tục cho các ngành công nghiệp trưởng thành và ổn định, có ít thay đổi.
- Mô hình chuỗi cung ứng Agile áp dụng cho các sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng với nhu cầu không thể dự đoán
- Mô hình chuỗi cung ứng nhanh phù hợp với các sản phẩm thời trang và xu hướng với vòng đời ngắn
- Mô hình chuỗi cung ứng tối ưu chi phí phù hợp với các sản phẩm có tính cạnh tranh cao dựa trên giá cả
- Mô hình đáp ứng tùy chỉnh được áp dụng nếu sản phẩm của doanh nghiệp yêu cầu sự tùy chỉnh hoặc cấu hình theo nhu cầu khách hàng
- Mô hình linh hoạt được áp dụng để xử lý các đỉnh cao nhu cầu theo mùa
4.1. Mô hình dòng chảy liên tục
Mô hình dòng chảy liên tục là sự lựa chọn lý tưởng cho những công ty có sản phẩm nhu cầu ổn định. Các sản phẩm này thường có nhu cầu có thể dự đoán được và không cần thiết kế lại thường xuyên. Mô hình này dựa trên sự ổn định của cung và cầu, đảm bảo thông tin và sản phẩm luôn lưu thông liên tục. Do đó, nhà sản xuất cần tập trung vào việc chuẩn bị nguyên liệu để đáp ứng số lượng sản phẩm lớn.
4.2. Mô hình Agile
Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển và phức tạp, mô hình chuỗi cung ứng Agile đang được nhiều công ty ưa chuộng. Đây là mô hình phù hợp với những ngành mà nhu cầu khách hàng khó dự đoán. Các doanh nghiệp sẽ sản xuất các loại sản phẩm dựa trên dữ liệu mua hàng trước đó. Nếu nhu cầu giảm, họ sẽ giảm sản lượng thay vì ngừng sản xuất.
4.3. Mô hình chuỗi cung ứng nhanh
Mô hình chuỗi cung ứng nhanh thường được áp dụng trong các doanh nghiệp bán hàng dựa trên xu hướng như: mỹ phẩm, quần áo, phụ kiện,… Quy trình sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường giới hạn nhiều về thời gian do cần nhanh chóng bắt kịp với xu hướng.
Tuy nhiên, nó lại tận dụng được mức độ quan tâm của công chúng dành cho xu hướng để tăng doanh thu nhanh chóng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần nhanh chóng tìm ra xu hướng mới để thay thế cho các dòng sản phẩm có dấu hiệu hạ nhiệt.
Khi lựa chọn các nhà cung ứng để hợp tác, chi phí chuỗi cung ứng không phải là điều tập trung hàng đầu của doanh nghiệp áp dụng mô hình này này, khả năng thay đổi nhanh chóng về sản phẩm, sản xuất và vận chuyển sẽ là yếu tố hàng đầu. Doanh nghiệp có thể làm việc với nhiều nhà cung cấp để tối ưu hóa tốc độ.
4.4. Mô hình linh hoạt
Mô hình linh hoạt đặc biệt hữu ích trong các ngành công nghiệp có nhu cầu biến động mạnh, chẳng hạn như sản phẩm theo mùa hoặc những sản phẩm chịu ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố kinh tế hoặc môi trường. Nó được thiết kế để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng trong các mô hình cung và cầu, nhấn mạnh vào khả năng thích ứng, mở rộng quy mô và khả năng phân bổ lại nguồn lực cũng như năng lực sản xuất một cách nhanh chóng.
4.5. Mô hình chuỗi cung ứng tối ưu chi phí
Mô hình chuỗi cung ứng tối ưu chi phí tập trung vào việc giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động. Nó nhấn mạnh các phương pháp tinh gọn, loại bỏ lãng phí và tối ưu hóa quy trình để đạt được năng suất và lợi nhuận tối đa. Mô hình này thường được áp dụng trong các ngành có mô hình nhu cầu ổn định và dòng sản phẩm đã trưởng thành, nơi việc kiểm soát chi phí và cải tiến quy trình là yếu tố then chốt để duy trì lợi thế cạnh tranh.
Giá cả là yếu tố hàng đầu, vì vậy doanh nghiệp tập trung vào điều đó ở mọi khía cạnh. Sản xuất càng nhiều sản phẩm trong cùng một lần càng tốt để giảm chi phí, do đó, việc dự báo nhu cầu thị trường trở nên cực kỳ quan trọng.
4.6. Mô hình chuỗi cung ứng đáp ứng tùy chỉnh
Mô hình này là lựa chọn phù hợp nếu sản phẩm của doanh nghiệp yêu cầu sự tùy chỉnh hoặc cấu hình theo nhu cầu khách hàng. Doanh nghiệp sẽ chọn lựa nhà cung cấp dựa trên khả năng sản xuất theo yêu cầu, xử lý các sản phẩm độc đáo với khối lượng thấp. Các nhà cung cấp sẽ cần ứng dụng tự động hóa và công nghệ sản xuất tiên tiến để tích hợp tùy chỉnh một cách hiệu quả vào quy trình sản xuất
Mặc dù chi phí có thể cao hơn, nhưng giá trị mang lại cho khách hàng cũng sẽ lớn hơn. Các nguyên liệu/thành phần mang tính tiêu chuẩn của sản phẩm sẽ được lưu trữ sẵn trong kho giúp quá trình tùy chỉnh diễn ra nhanh chóng. Các ví dụ phổ biến về các doanh nghiệp sử dụng mô hình chuỗi cung ứng đáp ứng tùy chỉnh bao gồm các cửa hàng nội thất, các nhà sản xuất máy tính, và các nhà sản xuất nhạc cụ.
Tìm hiểu thêm: Sơ đồ chuỗi cung ứng và cách vận hành tối ưu
5. Phương pháp chọn mô hình chuỗi cung ứng phù hợp
Khi chọn mô hình cho chuỗi cung ứng phù hợp cho doanh nghiệp, hãy xem xét các phương pháp sau:
- Phân tích yêu cầu và mục tiêu kinh doanh: Xác định rõ các yêu cầu và mục tiêu kinh doanh cũng như đặc điểm sản phẩm để chọn mô hình chuỗi cung ứng phù hợp nhất.
- Đánh giá hiệu suất hiện tại: Theo dõi hiệu suất chuỗi cung ứng hiện tại và xác định các lĩnh vực cần cải thiện.
- Đánh giá và so sánh: Đánh giá và so sánh các phương pháp hay nhất cùng hiệu suất của đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp nhận ra những thách thức và cơ hội đặc biệt.
- Chọn mô hình phù hợp: Lựa chọn mô hình phù hợp với giá trị và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp đồng thời đảm bảo khả năng mở rộng khi muốn phát triển.
- Triển khai và theo dõi: Triển khai mô hình đã chọn, theo dõi hiệu suất và điều chỉnh chiến lược để tối ưu hóa hoạt động. Đặc biệt luôn sẵn sàng đón đầu các xu hướng và thay đổi của thị trường.
6. Tích hợp công nghệ để quản trị toàn diện chuỗi cung ứng hiệu quả
ERP là giải pháp quản lý mà các doanh nghiệp có thể áp dụng để tối ưu hóa và điều chỉnh các quy trình liên quan đến logistics và chuỗi cung ứng. Hệ thống này tích hợp mô-đun quản lý chuỗi cung ứng, giúp tự động hóa các quy trình sau:
- Hợp tác: Kết nối thời gian thực với các đối tác cung cấp, nhà sản xuất và khách hàng để tối ưu hóa quản lý hàng tồn kho, cải thiện quan hệ khách hàng và điều chỉnh cung cầu một cách hiệu quả.
- Lập kế hoạch: Dựa trên dữ liệu hiện có trong hệ thống, xây dựng kế hoạch vận hành nhằm tối ưu hóa sử dụng nguồn lực, cải thiện luồng nguyên liệu và hỗ trợ quyết định kinh doanh.
- Phối hợp: Đồng bộ hóa luồng thông tin giữa các đơn vị kinh doanh và các bên liên quan, cải thiện giao tiếp và hiệu suất sản xuất.
- Thực thi: Đảm bảo thực hiện các kế hoạch chuỗi cung ứng một cách tối ưu nhất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và giảm thiểu các vấn đề liên quan đến chất lượng.
FPT IS, với hơn 20 năm kinh nghiệm, là đơn vị cung cấp và triển khai giải pháp ERP hiện đại, được nhiều doanh nghiệp logistics lớn nhỏ tin tưởng và lựa chọn. Các doanh nghiệp như Công ty cổ phần Logistics Hàng không (ALS) và Tập đoàn Stavian đã áp dụng thành công ERP để tối ưu hóa quản lý và phát triển chuỗi cung ứng.
Phần mềm ERP cung cấp các tính năng quản lý đơn hàng và chuỗi cung ứng không chỉ trong lĩnh vực logistics mà còn cả sản xuất, giao nhận và vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm tại các kho bãi. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tự động hóa nhiều quy trình trong hoạt động vận chuyển và giao nhận hàng hóa, giúp tăng cường hiệu quả và tính cạnh tranh trên thị trường.
Các bài viết liên quan:
- Vòng quay hàng tồn kho: cách tính và cách tối ưu hiệu quả
- Quy trình quản lý kho theo ISO đầy đủ và chi tiết
Lựa chọn mô hình chuỗi cung ứng phù hợp và triển khai hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất, đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất. Liên hệ với FPT IS TẠI ĐÂY để được tư vấn chi tiết về giải pháp ERP giúp tối ưu hóa chuỗi cung ứng.