Phát triển bền vững là gì? Mô hình và nguyên tắc quan trọng

Phát triển bền vững là gì? Mô hình và nguyên tắc quan trọng

Phát triển bền vững đang trở thành một xu hướng toàn cầu và là yêu cầu cấp thiết đối với mỗi tổ chức, mỗi quốc gia. Phát triển bền vững chính là việc đạt được sự phát triển toàn diện và cân bằng về kinh tế, xã hội lẫn yếu tố môi trường. Cùng FPT IS tìm hiểu các giải pháp giúp thúc đẩy chuyển đổi xanh, hướng tới tương lai bền vững.

Xem thêm: Xu hướng chuyển đổi kép tạo đột phá cho doanh nghiệp

1. Phát triển bền vững là gì?

Tính bền vững

Tính bền vững (Sustainability) là khái niệm nói tới việc cân bằng, duy trì các hoạt động ở mức độ có thể tiếp tục được thực hiện lâu dài mà không gây hại cho môi trường tự nhiên, đồng thời không làm suy giảm nguồn tài nguyên và không ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống tương lai.

Để đạt được tính bền vững, con người cần tiếp cận toàn diện, xem xét sự liên kết chặt chẽ giữa kinh tế, xã hội và môi trường, nhằm hướng tới một tương lai phát triển bền vững

Tính bền vững gồm ba yếu tố chính, thường được gọi là “3P”, cụ thể như sau: 

  • Lợi nhuận (Profit): Duy trì tăng trưởng, phát triển kinh tế mà không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.
  • Con người (People): Xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng và cải thiện chất lượng cuộc sống, con người đều có cơ hội phát triển, được bảo vệ quyền lợi và hưởng phúc lợi.
  • Hành tinh (Planet): Bảo vệ môi trường tự nhiên để đảm bảo rằng các nguồn tài nguyên thiên nhiên không bị cạn kiệt và hệ sinh thái có thể duy trì sự sống.
Tính bền vững là khả năng duy trì của những hoạt động không gây hại tới cuộc sống và môi trường
Tính bền vững chỉ khả năng duy trì của các hoạt động không gây hại tới cuộc sống

Phát triển bền vững 

Phát triển bền vững (Sustainable Development) là quá trình phát triển tuân thủ các nguyên tắc đáp ứng các nhu cầu của kinh tế, xã hội và môi trường ở thời điểm hiện tại mà không làm cạn kiệt tài  nguyên hoặc gây ảnh hưởng tới thế hệ tương lai. 

Mục đích của sự phát triển này nhằm tạo ra cân bằng giữa tăng trưởng, kinh tế, bảo vệ môi trường và xây dựng một xã hội công bằng cho mọi người.

Ba trụ cột chính của quá trình này bao gồm:

  • Kinh tế: Mục tiêu là sự phồn thịnh và ổn định kinh tế nhưng không làm cạn kiệt tài nguyên hay gây hậu quả xấu cho tương lai.
  • Xã hội: Đảm bảo mọi người đều có cơ hội tiếp cận với giáo dục, y tế và việc làm trong một cộng đồng ổn định, công bằng.
  • Môi trường: Bảo vệ môi trường cho thế hệ sau, giảm thiểu ô nhiễm, bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên
Ba trụ cột chính cần hướng tới khi xây dựng xã hội
Ba trụ cột chính mà con người nên hướng tới khi xây dựng xã hội

Mục tiêu của quá trình phát triển còn nhằm xây dựng một thế giới nơi mọi người có thể sống tốt mà không gây hại cho hành tinh và tương lai của con người. Điều này yêu cầu sự hợp tác và cam kết từ mọi quốc gia, tổ chức và cá nhân. Sống hài hòa với môi trường là chìa khóa để đạt được phát triển vững mạnh, nếu không thực hiện có thể dẫn đến biến đổi khí hậu.

Phát triển bền vững không chỉ giới hạn ở môi trường mà còn bao gồm việc xây dựng một xã hội khỏe mạnh và công bằng. Điều này có nghĩa là đáp ứng nhu cầu của mọi người trong cộng đồng, thúc đẩy sự phát triển cá nhân và tạo ra cơ hội ngang bằng cho tất cả.

Nội dung liên quan: GHG protocol là gì? Sơ lược về nghị định thư GHG

2. Tại sao cần phải phát triển bền vững?

Phát triển bền vững là một chủ đề quan trọng và cần thiết trong thời đại hiện nay. Quá trình này sẽ giúp con người tìm ra cách thức để cải thiện các vấn đề về kinh tế, xã hội và môi trường mà không gây hại cho tương lai.

Bền vững về Kinh tế

Quá trình phát triển giúp kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ nhưng vẫn đảm bảo sự ổn định và an toàn. Điều này có nghĩa là chúng ta phải thúc đẩy một nền kinh tế “khỏe mạnh”, nâng cao chất lượng cuộc sống mà không gây ra suy thoái kinh tế hoặc gánh nặng nợ nần cho thế hệ tương lai.

Bền vững về Xã hội

Bên cạnh kinh tế, sự công bằng và phát triển xã hội cũng là yếu tố rất quan trọng. Điều này được đo lường qua chỉ số phát triển con người (HDI), bao gồm việc cải thiện sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục, và xóa đói giảm nghèo. Mục tiêu là tạo ra một xã hội công bằng, giảm thiểu xung đột và tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người.

Bền vững về Môi trường

Môi trường đang là một vấn đề được nhiều người quan tâm bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt cả về số lượng lẫn chất lượng. Tình trạng tàn phá rừng để khai thác gỗ,… đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, dẫn đến thiên tai, lũ lụt.

Phát triển bền vững nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường sống, sử dụng tài nguyên một cách hợp lý và bền vững. Điều này đảm bảo một môi trường sống tốt nhất, duy trì mối quan hệ hài hòa giữa con người, xã hội và tự nhiên, đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến cơ hội hưởng tài nguyên cho thế hệ tương lai.

Phát triển bền vững góp phần thúc đẩy phát triển các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường
Phát triển bền vững giúp con người có thể nâng cao các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường

Tham khảo: Kế toán Carbon là gì? Tìm hiểu về Carbon Accounting

3. Mục tiêu phát triển bền vững

Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) là một bộ gồm 17 mục tiêu toàn cầu, được thiết kế để định hướng phát triển toàn diện cho hành tinh. Được tất cả 193 quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc thông qua vào năm 2015, trong khuôn khổ Chương trình Nghị sự 2030, SDGs là kế hoạch hành động nhằm thúc đẩy hòa bình, bảo vệ môi trường và xóa đói giảm nghèo trên toàn thế giới. 

Dưới đây là 17 mục tiêu phát triển cụ thể:

Mục tiêu Nội dung
Mục tiêu 1. Xoá nghèo (No Poverty) Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở tất cả khu vực trên thế giới.
Mục tiêu 2. Không còn nạn đói (Zero Hunger) Chấm dứt tình trạng đói, đảm bảo an toàn thực phẩm, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.
Mục tiêu 3. Sức khỏe và có cuộc sống tốt (Good Health and Well-being) Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và thúc đẩy hạnh phúc cho mọi người, mọi lứa tuổi.
Mục tiêu 4. Giáo dục có chất lượng (Quality Education) Đảm bảo nền giáo dục chất lượng, công bằng, đồng thời thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.
Mục tiêu 5. Bình đẳng giới (Gender Equality) Đạt được bình đẳng giới trên toàn thế giới và trao quyền cho mọi phụ nữ, bé gái.
Mục tiêu 6. Nước sạch và vệ sinh (Clean Water and Sanitation) Đảm bảo mọi người đều được tiếp cận nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường.
Mục tiêu 7. Năng lượng sạch với giá thành hợp lý (Affordable and Clean Energy) Đảm bảo người dân đều được tiếp cận năng lượng giá phải chăng, đáng tin cậy, bền vững và hiện đại.
Mục tiêu 8. Công việc tốt và tăng trưởng kinh tế (Decent Work and Economic Growth) Khuyến khích tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện và liên tục; tạo ra công việc đầy đủ, có điều kiện làm việc tốt, phù hợp với tất cả mọi người.
Mục tiêu 9. Công nghiệp, sáng tạo và phát triển hạ tầng (Industry, Innovation and Infrastructure) Phát triển cơ sở hạ tầng bền vững, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, cũng như khuyến khích đổi mới sáng tạo.
Mục tiêu 10. Giảm bất bình đẳng (Reduced Inequalities) Giảm thiểu sự bất bình đẳng trong nước và giữa các quốc gia.
Mục tiêu 11. Các thành phố và cộng đồng bền vững (Sustainable Cities and Communities) Xây dựng các thành phố và khu dân cư an toàn, tiện nghi, thân thiện với môi trường và đáp ứng nhu cầu của mọi người.
Mục tiêu 12. Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm (Responsible Consumption and Production) Đảm bảo các mô hình tiêu thụ và sản xuất bền vững.
Mục tiêu 13. Hành động về khí hậu (Climate Action) Ngăn chặn biến đổi khí hậu bằng các biện pháp khẩn cấp
Mục tiêu 15. Tài nguyên và môi trường trên đất liền (Life on Land) Bảo vệ, phục hồi và thúc đẩy sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên cạn, quản lý rừng bền vững, chống sa mạc hóa, ngăn chặn và đảo ngược suy thoái đất, bảo vệ đa dạng sinh học.
Mục tiêu 16. Hòa bình, công lý và các thể chế mạnh mẽ (Peace, Justice and Strong Institutions) Thúc đẩy xã hội hòa bình và bao trùm để phát triển bền vững, đảm bảo quyền tiếp cận công lý cho mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm và bao trùm ở mọi cấp.
Mục tiêu 17. Quan hệ đối tác vì các mục tiêu (Partnerships for the Goals) Tăng cường hợp tác quốc tế để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
17 mục tiêu để hướng tới quá trình phát triển vững mạnh
17 mục tiêu quan trọng hướng tới quá trình phát triển vững mạnh

Mục tiêu (SDGs) đã kế thừa những thành tựu từ mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG), tập trung vào giảm nghèo và mở rộng phạm vi giải quyết các thách thức toàn cầu hiện nay.

SDGs đóng vai trò như kim chỉ nam cho các quốc gia, tổ chức và cá nhân cùng chung tay hướng đến phát triển lâu dài một cách toàn diện. Mục tiêu chung là đạt được vào năm 2030 thông qua hợp tác quốc tế, sáng tạo giải pháp để cân bằng tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và công bằng xã hội.

Tham khảo: Kinh tế tuần hoàn hướng tới phát triển doanh nghiệp bền vững

4. Các mô hình phát triển bền vững hiện nay

Các mô hình phát triển bền vững đang ngày càng phổ biến và trong số đó có bốn mô hình quan trọng: CSV, SIB, ESG và 3P. Cùng FPT IS tìm hiểu về qua nội dung dưới đây: 

Mô hình CSV (Creating Shared Value)

Mô hình CSV là một bước tiến từ CSR (Corporate Social Responsibility). Nó không chỉ tập trung vào sự đóng góp của doanh nghiệp mà còn kết hợp giữa việc tạo ra giá trị kinh tế và giá trị xã hội một cách bền vững.

Doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm tối ưu hóa lợi nhuận và đáp ứng nhu cầu xã hội và bảo vệ môi trường. Mô hình CSV có nhiều cấp độ khác nhau, cụ thể như sau: 

  • Cung cấp sản phẩm chất lượng tốt hơn với giá cả hợp lý.
  • Quản lý tốt tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
  • Tạo điều kiện cho sự phát triển của cộng đồng địa phương.
Mô hình CSV nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam ứng dụng
Mô hình CSV đang được phát triển rộng rãi ở nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam

Ví dụ: Một doanh nghiệp nổi bật áp dụng mô hình này là Gojek. Họ luôn mong muốn tạo ra những tác động tích cực cho cộng đồng.

Tổ chức SIB (Social Impact Business)

Nếu CSV chỉ dừng ở lại ở việc định hướng chiến lược tạo ra giá trị cho cộng đồng xã hội thì SIB là mô hình kinh doanh mới, thay đổi hoàn toàn cách tổ chức hoạt động.

Tổ chức SIB không chỉ tập trung vào lợi nhuận, mà còn cam kết tạo ra tác động tích cực lên xã hội và môi trường. SIB cân bằng giữa mục tiêu xã hội, môi trường và mô hình thương mại, giúp giải quyết các thách thức bền vững.

Các doanh nghiệp tại Việt Nam đang có xu hướng sử dụng mô hình SIB
Mô hình kinh doanh SIB đang dần xuất hiện nhiều ở các doanh nghiệp Việt Nam

Tại Việt Nam, SIB thường có quy mô nhỏ về nhân sự, nhưng lại đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy đa dạng và bao trùm trong kinh doanh. Hầu hết các SIB có nhân viên là nữ và một phần lớn có người khuyết tật trong đội ngũ nhân viên.

ESG (Environmental, Social & Governance)

Trong lĩnh vực đầu tư, tài chính và lợi nhuận luôn là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển bền vững trở thành “chứng nhận mới” trên phạm vi toàn cầu, các nhà đầu tư không thể bỏ qua những giá trị này chỉ vì lợi ích thương mại ngắn hạn.

Mô hình đầu tư dài hạn ESG (Environmental, Social & Governance) là một bộ tiêu chuẩn để đo lường các yếu tố liên quan và tác động của doanh nghiệp đến cộng đồng.

Mô hình phát triển bền vững ESG dựa trên ba trụ cột chính với hàng chục chỉ tiêu cụ thể:

  • Môi trường (Environmental): Đo lường tác động của doanh nghiệp đến môi trường, b gồm các chỉ tiêu như biến đổi khí hậu, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm, thiết kế thân thiện sinh thái và đổi mới sáng tạo.
  • Xã hội (Social): Đo lường tác động xã hội của doanh nghiệp, bao gồm các chỉ tiêu như sức khỏe lao động, an toàn, đa dạng, quan hệ cộng đồng và hoạt động từ thiện.
  • Quản trị (Governance): Đánh giá cách doanh nghiệp được quản lý và điều hành, bao gồm các chỉ tiêu như quyền cổ đông, cơ cấu thành phần và đa dạng của hội đồng quản trị, lương ban quản trị, phòng ngừa gian lận và hối lộ.
Mô hình ESG có tên gọi khác là đầu tư bền vững
Mô hình ESG còn được gọi là đầu tư bền vững

Ví dụ: Vinamilk là một trong số ít doanh nghiệp Việt Nam quan tâm và đầu tư vào ESG từ nhiều năm trước. Họ đã đạt được nhiều thành công đáng kể trong việc thực hiện các tiêu chuẩn này.

Mô hình 3P (People, Planet & Profit)

Mô hình 3P là chiến lược dài hạn gắn kết với sự phát triển vững mạnh của doanh nghiệp, nguồn nhân lực và môi trường. Đây là mô hình toàn diện, chú trọng đến cả con người và hành tinh, là yếu tố cốt lõi mà các mô hình khác có thể chưa đề cập.

Mô hình 3P bao gồm People (Con người), Planet (Hành tinh) và Profit (Lợi nhuận). Để phát triển bền vững, doanh nghiệp cần coi mình như một thành viên của cộng đồng và thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến ba yếu tố này:

  • People (Con người): Nhấn mạnh đến việc cải thiện điều kiện kinh tế và xã hội cho cộng đồng, bao gồm cả nhân viên, lãnh đạo và cổ đông của doanh nghiệp. Các chương trình như Management Trainee của các công ty đa quốc gia như Pepsi, P&G,… là ví dụ điển hình.
  • Planet (Hành tinh): Đề cập đến việc bảo vệ môi trường, đảm bảo rằng hoạt động của doanh nghiệp không gây hại mà thậm chí còn cải thiện môi trường sống.
  • Profit (Lợi nhuận): Lợi nhuận không chỉ là mục tiêu cuối cùng mà còn là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp đóng góp vào ngân sách quốc gia và tạo ra nhiều việc làm. 
Mô hình 3P đem đến nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường
Mô hình 3P thúc đẩy sự phát triển kinh tế và lợi ích cho cả xã hội và môi trường

Mô hình 3P nhấn mạnh sự cân bằng giữa việc tạo ra lợi nhuận và trách nhiệm đối với con người và hành tinh, đảm bảo rằng doanh nghiệp phát triển không chỉ vì lợi ích kinh tế mà còn vì lợi ích chung của xã hội và môi trường.

Xem thêm: Năng lượng không tái tạo là gì? Các phương án thay thế

5. Những nguyên tắc quan trọng trong phát triển bền vững

Sự kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế, xã hội và môi trường là nguyên tắc quan trọng trong quá trình phát triển. Để hiểu rõ hơn, doanh nghiệp cần xem xét những nguyên tắc cơ bản của nó:

5.1. Về kinh tế

Phát triển trong lĩnh vực kinh tế đòi hỏi sự tăng trưởng ổn định, không gây ra biến động lớn như lạm phát hay thay đổi lãi suất đột ngột. Đồng thời, cần phải cân nhắc đến việc duy trì một cán cân thương mại, đầu tư hiệu quả. Doanh nghiệp tập trung vào việc áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất để tăng năng suất mà không gây hại cho xã hội và môi trường.

Doanh nghiệp nên áp dụng các thành tựu công nghệ vào quá trình sản xuất
Các doanh nghiệp cần tập trung áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất

5.2. Về xã hội

Trong xã hội, phát triển bền vững nhấn mạnh sự công bằng, giảm nghèo và tạo việc làm. Mục tiêu là đảm bảo mọi người đều có cơ hội tiếp cận các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục mà không làm tổn hại đến kinh tế và môi trường.

Hướng tới xã hội công bằng, văn minh, đầy đủ dịch vụ 
Hướng tới một xã hội công bằng, con người được tiếp cận đầy đủ dịch vụ 

5.3. Về môi trường

Về môi trường, chúng ta cần sử dụng tài nguyên một cách thông minh, tránh lạm dụng và làm cạn kiệt các hệ thống tái sinh. Con người phải bảo tồn đa dạng sinh học và ổn định bầu khí quyển cũng như các hoạt động sinh thái khác. 

Ngoài ra cũng cần giảm thiểu ô nhiễm và quản lý chất thải hiệu quả để ngăn chặn biến đổi khí hậu và thiên tai. Doanh nghiệp cũng chuyển dần sang mô hình sản xuất sạch hơn, thân thiện với môi trường, đồng thời đảm bảo không gây hại cho kinh tế và xã hội.

Doanh nghiệp cần chắc chắn quá trình sản xuất không gây tổn hại tới môi trường
Doanh nghiệp đảm bảo sản xuất không gây tổn hại tới môi trường

Tham khảo: Tìm hiểu giá tín chỉ carbon trên thị trường hiện tại

6. Tiêu chí và triển khai phát triển bền vững

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu đang diễn ra mạnh mẽ, việc xác định và triển khai các tiêu chí phát triển bền vững là hết sức quan trọng. Đây không chỉ là trách nhiệm của các quốc gia, mà còn là nghĩa vụ của mỗi tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong xã hội. 

6.1. Phát triển kinh tế gắn liền với kinh tế xanh

Phát triển kinh tế bền vững là chìa khóa hướng đến kinh tế xanh và sự hài hòa giữa lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường, đảm bảo công bằng xã hội. Để đạt được mục tiêu này, cần thực hiện các giải pháp sau:

  • Sử dụng công nghệ tiết kiệm và tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên. Điều này bao gồm việc sử dụng thiết bị hiệu quả, tắt đèn khi không cần thiết và giảm thiểu lãng phí.
  • Thúc đẩy việc bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học bằng cách hỗ trợ các dự án bảo tồn, tham gia vào việc trồng cây và bảo vệ các khu vực thiên nhiên.
  • Đảm bảo mọi người có quyền tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục chất lượng cao. Điều này giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm bớt khoảng cách xã hội.
  • Thúc đẩy việc cung cấp thực phẩm, nước sạch và cơ hội được học tập dành cho tất cả mọi người.
  • Đầu tư vào năng lượng tái tạo và công nghệ sạch để giảm thiểu tác động của sản xuất công nghiệp đối với môi trường.
Doanh nghiệp thực hiện các giải pháp trên một cách an toàn và hiệu quả
Các giải pháp trên cần được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả

Để xây dựng một nền kinh tế bền vững, cần đảm bảo rằng cả GDP và GDP đầu người đều tăng trưởng cao. Các quốc gia phát triển, dù đã có mức thu nhập cao, vẫn cần duy trì tăng trưởng GDP ổn định. Các quốc gia đang phát triển cần phấn đấu đạt tăng trưởng GDP hàng năm khoảng 5% để được xem là phát triển bền vững.

Một yếu tố quan trọng để đánh giá sự phát triển vững mạnh của nền kinh tế là cơ cấu GDP. Tăng trưởng bền vững chỉ có thể đạt được khi tỷ trọng GDP của ngành công nghiệp và dịch vụ vượt qua nông nghiệp.

6.2. Phát triển xã hội

Đánh giá sự phát triển của xã hội có thể dựa vào nhiều chỉ tiêu như giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, hưởng thụ văn hóa, hệ số bình đẳng thu nhập và chỉ số Phát triển Con người (HDI).

Bền vững xã hội không chỉ đảm bảo sự hài hòa trong đời sống xã hội mà còn tạo ra sự bình đẳng giữa các tầng lớp, giai cấp và thành viên trong xã hội. Chênh lệch về đời sống giữa các khu vực cần được kiểm soát để giảm thiểu khoảng cách giàu nghèo, tạo ra sự hội nhập và phát triển đồng đều hơn.

Chỉ số Phát triển Con người và công bằng xã hội là những tiêu chí quan trọng của sự phát triển trong xã hội. Các chỉ số này đo lường nhiều khía cạnh như chất lượng giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, khả năng tiếp cận văn hóa và thu nhập cá nhân.

Một số nội dung trong phát triển xã hội bao gồm:

  • Tạo ra một môi trường dân số ổn định và khuyến khích sự phát triển của khu vực nông thôn để giảm bớt sự di cư về thành thị.
  • Thực hiện các biện pháp giảm bớt tác động xấu từ quá trình đô thị hóa lên môi trường sống và nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • Mở rộng quy mô các chương trình giáo dục nhằm nâng cao trình độ dân trí và loại bỏ tình trạng mù chữ.
  • Bảo tồn và phát triển sự đa dạng văn hóa trong các cộng đồng.
  • Đảm bảo rằng nhu cầu và quyền lợi của mọi người đều được đáp ứng và có cơ hội bình đẳng như nhau.
  • Khuyến khích sự tham gia của mọi tầng lớp xã hội trong việc đưa ra quyết định và quản lý các công việc chung của cộng đồng.
Con người được đáp ứng đầy đủ các quyền lợi trong xã hội
Quyền lợi của con người đều được đáp ứng đầy đủ trong xã hội

6.3. Phát triển môi trường

Phát triển môi trường đồng nghĩa với việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách có trách nhiệm, đảm bảo chất lượng môi trường sống của con người sẽ không bị ảnh hưởng tiêu cực. Điều này gồm việc duy trì độ sạch sẽ của đất, nước, không khí và bảo vệ không gian địa lý, cảnh quan thiên nhiên. 

Một số nội dung quan trọng trong phát triển môi trường:

  • Xây dựng chiến lược phát triển vững mạnh để duy trì tăng trưởng mà không gây hại đến hệ sinh thái.
  • Bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học cũng như tầng khí quyển.
  • Áp dụng các biện pháp kiểm soát và giảm phát thải khí nhà kính để ổn định khí hậu.
  • Tăng cường bảo vệ cũng như quản lý chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm trước các tác động bên ngoài.
  • Giảm thiểu xả thải và khắc phục ô nhiễm không khí, nước, đất và thực phẩm, đồng thời cải thiện, khôi phục môi trường ở các khu vực bị ô nhiễm.
Phát thải khí ô nhiễm ra môi trường cần được giảm tải
Con người cần giảm phát thải khí ô nhiễm ra ngoài môi trường

Xem thêm: Net-zero là gì? Tầm quan trọng của phát thải ròng bằng 0

7. Thực trạng và mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam

Dưới đây là thực trạng và những mục tiêu mà Việt Nam đang hướng tới trong quá trình phát triển bền vững:

7.1. Thực trạng 

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã đặt ra chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 là Phát triển nhanh chóng nhưng vững chắc, dựa trên nền tảng của khoa học công nghệ, sự đổi mới sáng tạo và quá trình chuyển đổi số. Quyết tâm kiên định với mục tiêu phát triển toàn diện – bền vững.

Mục tiêu đặt ra là đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia đang phát triển với công nghiệp hiện đại và thu nhập trung bình cao. Và đến năm 2045, mục tiêu là đưa Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển với thu nhập cao, đảm bảo một tương lai thịnh vượng và bền vững cho tất cả mọi người.

Việt Nam cam kết hướng tới phát triển bền vững, toàn diện ở mọi khía cạnh
Việt Nam cam kết hướng tới phát triển toàn diện và bền vững

7.2. Mục tiêu phát triển

Theo mục 2 Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 có quy định về tầm nhìn, định hướng phát triển như sau: 

Mục tiêu chung

  • Nâng cao khả năng lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng
  • Tạo dựng Đảng và hệ thống chính trị không chỉ trong sạch mà còn mạnh mẽ
  • Củng cố lòng tin của dân chúng vào Đảng, nhà nước và chế độ; 
  • Đánh thức lòng khao khát phát triển một quốc gia giàu đẹp và hạnh phúc, khai thác tinh thần đoàn kết quốc gia và sức mạnh của thời đại; 
  • Thúc đẩy mạnh mẽ và toàn diện quá trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; 
  • Kiên cố hóa quốc phòng, bảo vệ chắc chắn Tổ quốc, duy trì môi trường hòa bình, ổn định
  • Nỗ lực để đến giữa thế kỷ XXI, Việt Nam sẽ là một quốc gia phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa.
Việt Nam thúc đẩy quá trình đổi mới, củng cố lòng tin của người dân
Việt Nam thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đổi mới, củng cố lòng tin của dân chúng

Mục tiêu cụ thể

  • Năm 2025: Đánh dấu 50 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Việt Nam sẽ là quốc gia đang phát triển với ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua ngưỡng thu nhập trung bình thấp.
  • Năm 2030: Kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng, Việt Nam sẽ là quốc gia đang phát triển với ngành công nghiệp hiện đại và mức thu nhập trung bình cao.
  • Năm 2045: Kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hiện là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sẽ trở thành một quốc gia phát triển với mức thu nhập cao.
Việt Nam đặt mục tiêu tới năm 2045 sẽ trở thành quốc gia có mức thu nhập đầu người cao
Tới năm 2045, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia có mức thu nhập đầu người cao

8. Các giải pháp giúp thúc đẩy phát triển bền vững

Khi thế giới đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng lớn về môi trường và xã hội thì nhu cầu về các giải pháp, thực tiễn phát triển bền vững trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Một số giải pháp giúp quốc gia hướng tới một tương lai bền vững hơn bao gồm:

Nông nghiệp bền vững

Phương pháp này chú trọng sử dụng các biện pháp thân thiện với môi trường, giảm thiểu tác động tiêu cực đến tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, đồng thời tối đa hóa năng suất và lợi nhuận cho người nông dân.

Thực hành nông nghiệp bền vững sẽ bao gồm các hoạt động như canh tác hữu cơ, luân canh cây trồng, nông nghiệp tái tạo, quản lý dịch hại tổng hợp và kết hợp nông lâm. 

Năng lượng tái tạo

Năng lượng tái tạo là năng lượng đến từ các nguồn tự nhiên có thể tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời và thủy điện. Đây là một phần quan trọng của phát triển bền vững vì nó giảm lượng khí thải carbon, ô nhiễm không khí và sự phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên không tái tạo như dầu và than. 

Các giải pháp năng lượng tái tạo có thể bao gồm tấm pin mặt trời, tua-bin gió và hệ thống thủy điện.

Cơ sở hạ tầng xanh

Cơ sở hạ tầng xanh là một hệ thống các giải pháp sử dụng các đặc điểm và hệ thống tự nhiên như vùng đất ngập nước, rừng, mái nhà xanh,… để mang lại lợi ích về môi trường, kinh tế, xã hội cho cộng đồng. Đây là giải pháp thông minh và bền vững, giúp giải quyết các thách thức môi trường bằng cách giảm thiểu lũ lụt, cải thiện chất lượng nước và không khí.

Các cơ sở hạ tầng xanh góp phần nâng cao khả năng phục hồi hệ sinh thái
Xây dựng cơ sở hạ tầng xanh đóng góp vào khả năng phục hồi hệ sinh thái

Kinh tế tuần hoàn

Nền kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế nhằm giảm chất thải và thúc đẩy tính bền vững bằng cách sử dụng tài nguyên lâu dài. Mô hình này dựa trên các nguyên tắc loại bỏ chất thải ô nhiễm, duy trì sử dụng sản phẩm và vật liệu, tái tạo các hệ thống tự nhiên. 

Các giải pháp kinh tế tuần hoàn bao gồm tái chế, tái sử dụng và thiết kế lại sản phẩm, vật liệu nhằm kéo dài tuổi thọ, giảm chất thải.

Giao thông bền vững

Giao thông bền vững giúp giảm tác động của giao thông vận tải đến môi trường và xã hội bằng cách khuyến khích các phương thức vận tải ít carbon như đi xe đạp, đi bộ, sử dụng giao thông công cộng. Nó cũng bao gồm việc sử dụng phương tiện chạy bằng điện và hybrid, đi chung xe và áp dụng các kỹ thuật lái xe sinh thái để giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm không khí.

Đẩy mạnh sử dụng phương tiện công cộng để giảm ô nhiễm không khí
Khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng để giảm ô nhiễm không khí

9. FPT IS – Song hành cùng doanh nghiệp chuyển đổi xanh, hướng tới phát triển bền vững 

FPT IS hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi xanh nhằm hướng tới phát triển bền vững thông qua việc tư vấn lộ trình thực hành giải pháp báo cáo ESG và cung cấp phần mềm kiểm kê phát thải khí nhà kính VertZéro.

Để tiến tới mục tiêu phát triển, các doanh nghiệp cần phải giảm thiểu lượng khí thải carbon từ hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng của mình. Bước đầu tiên là phải hiểu rõ và có dữ liệu chính xác về lượng khí thải này.

VertZéro được thiết kế để số hóa quy trình thu thập và quản lý dữ liệu môi trường, giúp doanh nghiệp dễ dàng tính toán và báo cáo lượng khí thải. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp theo sát tiến độ thực hiện các cam kết môi trường mà còn đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế.

VertZéro là giải pháp kiểm kê khí nhà kính đầu tiên tại Việt Nam
VertZéro – Giải pháp kiểm kê khí nhà kính đầu tiên tại Việt Nam

Các bài viết liên quan:

Phát triển bền vững giải quyết các vấn đề về tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội, đồng thời đảm bảo một tương lai lành mạnh và phồn thịnh cho thế hệ sau này. Bằng cách áp dụng các giải pháp sáng tạo, doanh nghiệp có thể tiến tới một tương lai bền vững. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm về sản phẩm VertZéro, vui lòng để lại thông tin TẠI ĐÂY để được đội ngũ chuyên gia FPT IS liên hệ tư vấn.

Chia sẻ:
Img Contact

Đăng ký nhận tin tức mới nhất từ FPT IS

    Tôi đồng ý chia sẻ thông tin và đồng ý với Chính sách bảo mật dữ liệu cá nhân