Carbon footprint là gì? Cách giảm thiểu dấu chân carbon
Carbon footprint(dấu chân Carbon) là thuật ngữ liên quan đến môi trường và biến đổi khí hậu đang trở nên phổ biến thời gian gần đây. Việc hiểu và giảm thiểu tác động của dấu chân carbon đang được coi là một ưu tiên hàng đầu trong các nỗ lực bảo vệ môi trường. Vậy làm thế nào để giảm thiểu carbon footprint? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm: Chuyển đổi xanh là gì? Áp dụng chuyển đổi xanh vào doanh nghiệp
1. Carbon footprint là gì?
Carbon footprint là tổng lượng khí nhà kính được tạo ra bởi những hành động của con người, quá trình sản xuất, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ, hay đơn giản là khi chúng ta lái xe, sử dụng các thiết bị điện,.. Nó bao gồm các chất CO2 (carbon dioxide), NO2 (nitơ oxit), CH4, F (flo), trong đó, CO2 là loại khí mà con người thải ra nhiều nhất.
Tất cả những loại khí nhà kính này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người và giữ nhiệt trong khí quyển, dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Có thể nói, con người đi đến đâu, “dấu chân carbon” xuất hiện ở đó. Mỗi người và mỗi tổ chức, doanh nghiệp đều có dấu chân carbon. Điều mà các nhà sản xuất hay chủ doanh nghiệp cần quan tâm là làm thế nào để không chỉ giảm thiểu dấu chân carbon mà còn tiết kiệm tiền trong thời gian dài.
Xem thêm: Chiến lược ESG là gì? Tiêu chuẩn và quy trình lập báo cáo ESG
2. Tác động của dấu chân Carbon
Tác động của carbon footprint lên môi trường là đáng kể:
Biến đổi khí hậu
Khí CO2 và các khí khác làm tăng hiệu ứng nhà kính, dẫn đến sự ấm lên toàn cầu. Trong một báo cáo được công bố vào hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP27 năm 2022, cơ quan của Liên Hiệp quốc cho biết: 8 năm qua sắp trở thành 8 năm nóng nhất lịch sử do nồng độ khí nhà kính ngày càng tăng và tích tụ nhiệt. Các đợt nắng nóng khắc nghiệt, hạn hán và lũ lụt tàn khốc đã ảnh hưởng đến hàng triệu người và gây thiệt hại hàng tỷ đô la trong năm 2022.
Sự cạn kiệt tài nguyên
Làm tăng lượng khí nhà kính và thúc đẩy thêm biến đổi khí hậu. Điều này cần phải cân nhắc về nguồn cung cấp năng lượng khác nhau và bảo tồn nguồn năng lượng hiện có để cân bằng nhu cầu.
Ảnh hưởng đến sức khỏe
Tác động của carbon footprint có thể gây ra tình trạng khó thở đối với những người đang gặp vấn đề về đường hô hấp như hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Các hạt bụi siêu mịn PM2.5, thường có xuất xứ từ khí thải công nghiệp và giao thông, điều này có khả năng xâm nhập sâu vào phổi khi hít thở, gây nên sự viêm nhiễm và tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, và thậm chí có thể ảnh hưởng đến não bộ.
Tham khảo: Sản phẩm xanh: Hướng đến lối sống bền vững
3. Tính toán carbon footprint
Sau khi hiểu được carbon footprint là gì, chúng ta có thể tính được thông số dấu chân carbon dựa vào các yếu tố như khu vực sinh sống, phong cách sinh sống, mức năng lượng tiêu thụ, cách sử dụng cùng nhiều yếu tố khác.
Trong đó, để tính lượng khí thải carbon tốt nhất khi đã sử dụng là dựa vào mức độ tiêu thụ nhiên liệu của một người. Cuối cùng, hãy cộng dồn lượng phát thải CO2 vào carbon footprint của cá nhân.
Ví dụ như: Bạn sử dụng phương tiện xe máy để di chuyển quãng đường 300km cùng mức tiêu thụ của xe là 3,5 lít xăng/100km.
Tổng quãng đường 300km sẽ tiêu thụ hết 3,5 x 3 = 10,5 lít xăng
Mỗi lít xăng được tính sẽ phát thải khoảng 2,3 kg khí CO2
Vậy tổng việc di chuyển sẽ làm tăng 10,5 x 2,3 = 24,15 kg CO2. Hằng năm, con số này sẽ cộng vào carbon footprint của bạn. Ở Việt Nam, chỉ số dấu chân carbon trung bình lên đến 1,18 tấn/người/năm.
Vì thế, để có thể kiểm sát và hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường, mỗi quốc gia sẽ có các quy định về tiêu chuẩn khí thải riêng biệt, đặc biệt với phương tiện ô tô. Việc áp dụng tiêu chuẩn khí thải ô tô Việt Nam là điều cần thiết khi mức độ ô nhiễm đang cao.
Xem thêm: Ngân hàng xanh là gì? Tầm quan trọng đối với nền kinh tế
4. Giảm thiểu tác động của dấu chân carbon cho doanh nghiệp
4.1. Tính toán được lượng khí thải phát thải trong doanh nghiệp
Khi mục tiêu của các cá nhân hay tổ chức là giảm phát thải khí nhà kính, điều đầu tiên cần phải làm là kế toán carbon, tức là tính toán được lượng khí thải carbon ở hiện tại. Mọi người thực hiện các bước giảm tác động dễ dàng hơn nếu hiểu được tình hình lượng phát thải trong doanh nghiệp đang đến từ đâu.
Đối với một doanh nghiệp, việc tính toán khí phát thải sẽ cần sự tư vấn của chuyên gia với các công cụ, giải pháp số toàn diện. Giải pháp báo cáo kiểm kê khí nhà kính VertZéro – Sản phẩm thuộc hệ sinh thái công nghệ Made by FPT hướng tới số hóa toàn diện quy trình thu thập dữ liệu môi trường. Giải pháp tính toán, quản lý, tạo báo cáo khí thải, giúp doanh nghiệp theo dõi tiến trình thực hiện cam kết, đảm bảo các quy chuẩn quốc tế.
4.2. Chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp có xu hướng chuyển đổi từ sử dụng năng lượng truyền thống sang năng lượng tái tạo như điện mặt trời. Tuy nhiên, việc vận hành, bảo trì hệ thống sẽ khá tốn kém và mất nhiều thời gian.
Xem thêm: Xu hướng chuyển đổi kép tạo đột phá cho doanh nghiệp
4.3. Nâng cấp trang thiết bị ở nhà máy sang thiết bị tiết kiệm điện năng
Phần lớn nhiều nhà sản xuất thường lựa chọn máy móc rẻ hơn để giảm thiểu chi phí ban đầu, tuy nhiên điều này sẽ trở nên đắt đỏ hơn trong thời gian dài. Vì thế, việc thay mới các thiết bị tiết kiệm năng lượng điện năng có hiệu suất và công nghệ tiên tiến giúp nâng tầm hệ thống sản xuất tự động. Bên cạnh đó, FPT IS có cung cấp dịch vụ tiết kiệm điện năng cho các doanh nghiệp.
4.4. Tuyên truyền và thực hiện 5R không lãng phí trong doanh nghiệp
Không lãng phí chính là một giải pháp hiệu quả để giảm thiểu dấu chân carbon. Tuyên truyền và triển khai 5R không lãng phí với 5 nguyên tắc như sau
- Refuse – Từ chối: Tránh sử dụng đồ nhựa một lần và các sản phẩm bằng giấy, sử dụng các đồ vật có thể tái sử dụng.
- Reduce – Giảm tiêu dùng: Giảm kích thước những gì bạn mua, hãy lựa chọn quan tâm hơn đến những gì bạn thực sự cần.
- Reuse – Tái sử dụng: Luôn tìm cách tái sử dụng một món đồ bằng cách giữ nó trong tình trạng tốt, sửa chữa hoặc nâng cấp khi nó bị hỏng.
- Rot: Thiết lập một hệ thống phân bón trộn từ thức ăn thừa hoặc tìm một trung tâm thu mua phế liệu thực phẩm (như chợ nông sản hoặc công viên cộng đồng).
- Recycle – Tái chế: Tái chế đúng cách bất kỳ vật dụng bằng nhựa, giấy, thủy tinh hoặc kim loại nào, giảm bớt hoặc tái sử dụng các vật dụng.
Các bài viết liên quan:
- Hệ số phát thải CO2 theo các dạng năng lượng
- Sản xuất xanh – Giải pháp cho doanh nghiệp phát triển bền vững
Carbon footprint là gì không đơn thuần là một khái niệm mà còn nhắc nhở về trách nhiệm đối với môi trường và sức khỏe con người. Hy vọng qua bài viết trên đây, FPT IS đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về khái niệm carbon footprint, cũng như đề xuất được những giải pháp thích hợp để doanh nghiệp giảm thiểu phần nào dấu chân carbon sản sinh từ hoạt động của mình.
Doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về giải pháp kiểm kê khí nhà kính vui lòng liên hệ FPT IS để được tư vấn và demo chi tiết.