Chuyển đổi số y tế: Lợi ích, thực trạng và xu hướng
Chuyển đổi số y tế có thể coi là trọng tâm công tác của ngành y tế, đang được nhà nước ưu tiên đẩy mạnh và đầu tư nguồn lực. Vậy Chuyển đổi số y tế mang ý nghĩa quan trọng như thế nào, có những thách thức, khó khăn gì khi triển khai? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Xem thêm: Ý tưởng chuyển đổi số và quy trình áp dụng vào doanh nghiệp hiệu quả
1. Chuyển đổi số trong ngành y tế là gì?
Chuyển đổi số y tế là quá trình ứng dụng công nghệ, truyền thông vào các hoạt động trong ngành y tế một cách tổng thể và toàn diện. Từ đó, tối ưu hóa việc quản lý, lưu trữ thông tin cũng như cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của người dùng.
Chuyển đổi số ngành y tế được thực hiện thông qua việc ứng dụng các hệ thống thông tin và công nghệ như: hệ thống hồ sơ điện tử, hệ thống quản lý bệnh viện/bệnh nhân hay các ứng dụng di động và công nghệ tiên tiến như Big data, IoT, AI, Robot, điện toán đám mây, công nghệ thực tế ảo,…
2. Vai trò của chuyển đổi số trong y tế
Chuyển đổi số y tế đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tối ưu hóa quy trình thủ tục thăm, khám, chữa bệnh của người dân và cả nhân viên y tế. Chuyển đổi số mang đến nhiều lợi ích cho đa dạng đối tượng, có thể kể đến như:
2.1. Nhân viên y tế
Chuyển đổi số được đánh giá là một trợ thủ đắc lực đối với toàn bộ nhân viên y và dược. Ứng dụng công nghệ 4.0, hệ thống chăm sóc sức khỏe ngày càng được cải tiến với nhiều tính năng thông minh. Từ đó, ngành y tế có thể khắc phục nhược điểm của hệ thống, tạo cơ hội cho sự phát triển mạnh mẽ của y học Việt Nam.
Tăng khả năng chẩn đoán và điều trị chính xác
- Chẩn đoán hình ảnh (AI): Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để chẩn đoán, xác định bệnh và đưa ra phương án chữa trị hiệu quả thông qua các hình ảnh siêu âm và x-quang.
- Thực tế ảo (VR): Các cơ quan nội tạng của bệnh nhân được mô phỏng dựa trên hình ảnh ảo, 3D nhằm hỗ trợ đội ngũ y tế nghiên cứu cũng như thực hành điều trị. Ngoài ra, công nghệ này còn cung cấp tính năng giả lập các ca phẫu thuật phức tạp (đặc biệt tim và não).
Tăng sự tương tác với bệnh nhân và người dân
- Hồ sơ y tế điện tử (Electronic Health Record): Hồ sơ y tế điện tử cho phép lưu trữ, quản lý và chia sẻ thông tin y tế của bệnh nhân dưới dạng điện tử. Toàn bộ tình hình sức khỏe, quá trình thăm khám, tiền sử bệnh tật được cập nhật trong sổ điện tử 1 cách đầy đủ, tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán, điều trị của y bác sĩ, tránh trường hợp thất lạc sổ, hay mỗi lần khám sử dụng một sổ khác nhau.
- Điện toán đám mây (Cloud computing): Các website, ứng dụng dựa trên nền tảng điện toán đám mây hoạt động như cổng dịch vụ 24/7, cung cấp các dịch vụ đặt lịch hẹn, truy cập hồ sơ y tế trực tuyến và các yêu cầu hỗ trợ khác, giúp tăng cường khả năng tương tác giữa bệnh nhân và bác sĩ.
- Phát triển đa kênh (Omni-channel): Một số cơ sở y tế, bệnh viện đã kết hợp sử dụng các phương tiện truyền thông như mạng xã hội hay tin nhắn SMS để truyền tải, cung cấp thông tin cho khách hàng. Ví dụ: thông báo kết quả, hội chuẩn bệnh án online, tư vấn và giải đáp thắc mắc khách hàng,…
2.2. Người dân
Chuyển đổi số trong y tế đã mang lại nhiều giá trị, lợi ích xã hội, giúp người dân tiếp cận được những kiến thức quan trọng trong lĩnh vực y tế và sử dụng nhiều dịch vụ tốt nhất:
Cải thiện hiệu quả và cá nhân hóa dịch vụ chăm sóc y tế
- Sử dụng Big data để sắp xếp, cung cấp nhân sự đầy đủ trong mỗi ca trực, nhằm hỗ trợ kịp thời bệnh nhân và tối ưu hóa chi phí không cần thiết.
- Sử dụng trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ người dân tìm kiếm các phòng khám uy tín, gia tăng sự trải nghiệm của bệnh nhân tại cơ sở y tế.
Kết nối với y bác sĩ để được tư vấn và khám sức khỏe từ xa
Khoảng cách địa lý là rào cản lớn nhất khiến bệnh nhân các vùng nông thôn không được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại. Các ứng dụng Telehealth & Homecare hỗ trợ người dân tiếp cận gần hơn với các cơ sở y tế, đội ngũ y bác sĩ trong việc tư vấn, thăm khám và chữa bệnh từ xa.
Người dân có thể truy cập hồ sơ, thông tin sức khỏe cá nhân trực tuyến
Các bệnh viện, cơ sở y tế sử dụng công nghệ thông tin để lưu giữ toàn bộ dữ liệu, bệnh án của bệnh nhân trên hệ thống trực tuyến để cải thiện quá trình thăm khám, chữa bệnh và người dân có thể theo dõi, quản lý thông tin của mình.
- Hồ sơ điện tử: Đây là nơi lưu giữ thông tin cá nhân, số lần thăm khám, các kết quả xét nghiệm, chẩn đoán, đơn thuốc,… đều được số hóa, lưu trữ và quản lý theo mã số riêng.
- Cổng thông tin tiêm chủng: Cập nhật quá trình tiêm chủng toàn quốc cũng như cung cấp dịch vụ đăng ký tiêm trực tuyến, tra cứu và phản ánh thông tin.
Quản lý và thanh toán bảo hiểm y tế trực tuyến
Từ ngày 1/6/2021, Việt Nam đã triển khai sử dụng VssID thay cho BHYT để giúp người dân lưu trữ hồ sơ cá nhân, tăng tính bảo mật, an toàn và tạo sự thuận tiện trong quá trình tra cứu và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Ngoài ra, nhiều thành phố lớn như Bắc Giang, Ninh Bình, Phú Thọ,… đã triển khai phương pháp thanh toán trực tuyến giúp thủ tục được đơn giản hóa, tiết kiệm chi phí quản lý.
Tạo lịch hẹn khám và chữa bệnh dễ dàng
Người dân có thể đặt lịch thông qua website, hotline hoặc các ứng dụng BookingCare, eDoctor,… để được thăm khám, chữa bệnh mà không cần phải mất thời gian xếp hàng.
Tự theo dõi sức khỏe theo thời gian thực
Với công nghệ cảm biến IoT được tích hợp trong ứng dụng sức khỏe và các sản phẩm thông minh như đồng hồ đeo tay, điện thoại, dây đeo cổ tay,… Từ đó, người dân đánh giá tình trạng sức khỏe của cơ thể tiêu chuẩn 5 chỉ số khoa học, bao gồm nhịp tim, nhịp thở, độ bão hòa oxy trong máu, giấc ngủ, mức độ áp lực.
Xem thêm: Chính quyền số là gì? Lợi ích Chính quyền số mang lại
3. Xu hướng chuyển đổi số ngành y tế tại Việt Nam
Kể từ sau đại dịch Covid 19, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản nhằm triển khai chuyển đổi số y tế như Quyết định số 2089/QĐ-BYT, ngày 09/5/2023 và Quyết định số 2089/QĐ-BYT, ngày 13/06/2023 để thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ và mục tiêu chuyển đổi số Bộ Y tế.
Ứng dụng các dịch vụ công đơn giản hóa các thủ tục
Trước đó, từ giữa năm 2020, Cổng dịch vụ công Bộ Y Tế đã cung cấp một số dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 để đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Qua đó, Bộ Y Tế công khai các thông tin về giá thuốc, vật tư y tế, dịch vụ khám chữa bệnh,…, để người dân có thể tra cứu trực tuyến.
Theo dõi các sản phẩm, trang thiết bị y tế trực tuyến qua Cổng công khai y tế
Trên Cổng công khai y tế, người dân có thể tra cứu các sản phẩm thuốc, vật tư y tế đang được lưu hành hoặc đã thu hồi và các dịch vụ khác mà ngành y tế cung cấp. Các cơ sở y tế, bệnh viện tham khảo, lập dự toán, ngân sách trong việc mua sắm, đầu tư trang thiết bị y tế một cách công khai.
Nhiều bệnh viện triển khai hệ thống quản lý bệnh viện và ứng dụng công nghệ cao
Hiện nay, rất nhiều cơ sở y tế đã ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình thăm khám, chữa bệnh cho người dân. Tính đến cuối năm 2023, đã có hơn 44 cơ sở triển khai bệnh án điện tử và 23 cơ sở triển khai hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) thay cho in phim.
Nhiều bệnh viện, cơ sở y tế ứng dụng AI và robot trong quy trình thăm khám, ra các quyết định lâm sàng, hay chatbot hỗ trợ tư vấn bệnh nhân.
Bộ Y Tế đã phối hợp với các cơ quan bảo hiểm xã hội đã triển khai ứng dụng VssID để kết nối, quản lý thông tin bệnh nhân với cơ sở dữ liệu của bệnh viện. Các trạm y tế xã đã triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu, áp dụng công nghệ để kết nối, chia sẻ thông tin y tế Việt Nam.
Trong giai đoạn 2023-2025, Bộ Y tế đang và tiếp tục đẩy mạnh triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tiến tới không sử dụng bệnh án giấy; xây dựng hệ thống lưu trữ và chẩn đoán hình ảnh y khoa tiến tới không sử dụng phim nhựa; nộp viện phí không dùng tiền mặt, đăng ký khám chữa bệnh từ xa;… Tất cả dữ liệu sức khỏe người dân được hình thành trong các đợt khám, chữa bệnh sẽ được kết nối và chia sẻ với các kho dữ liệu hồ sơ sức khỏe theo quy định của pháp luật. Có thể nói, chuyển đổi số ngành y tế đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
4. 5 mục tiêu trong đề án chuyển đổi số y tế theo thông tư Bộ Y Tế
Để thực hiện đề án chuyển đổi số trong bệnh viện, cơ sở y tế thành công, nước ta đã đề ra 5 mục tiêu cơ bản như sau:
Hình thành kho dữ liệu cũng như xây dựng hệ thống quản lý lĩnh vực y tế
- 100% dữ liệu công dân được quản lý thông qua mã số định danh
- 100% dữ liệu tổ chức, doanh nghiệp thuộc quản lý của Bộ Y Tế phải sử dụng mã số định danh công nhân để chịu trách nhiệm chuyên môn chính.
- Hình thành cơ sở dữ liệu, hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân và thực hiện kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia đến người dân.
- Chia sẻ dữ liệu tại hồ sơ sức khỏe điện tử với các cơ sở tiêm chủng, đơn thuốc điện tử, hệ thống dữ liệu các bệnh viện, trạm y tế trực thuộc quản lý của Bộ Y Tế.
- Kết nối và chia sẻ dữ liệu, nguồn lực y tế với các cơ sở Dược quốc gia hoặc các cơ sở thuộc lĩnh vực y tế.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành, đảm bảo tuân thủ Kiến trúc Chính phủ điện tử thuộc Bộ Y Tế.
- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và hoàn thành các thiết kế kỹ thuật trong hệ thống thông tin quản lý.
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp
- Xác thực dữ liệu thông suốt và hợp nhất thông qua kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và đăng ký doanh nghiệp.
- 100% dịch vụ công trực tuyến toàn trình cho các thủ tục hành chính có đủ điều kiện.
- Hoàn thiện việc tích hợp và cung cấp dịch vụ công của Bộ Y tế trên Cổng dịch vụ công Quốc gia.
- Nâng cấp hệ thống thông tin theo Cơ chế một cửa quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
- Xây dựng kho dữ liệu số hóa của tổ chức và cá nhân trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Y Tế.
- Liên thông với nhóm thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề và cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Phát triển nền tảng số trong lĩnh vực y tế
- 100% người dân sử dụng định danh điện tử VNeID
- 60% công dân đến tuổi trưởng thành sử dụng các nền tảng số y tế.
- Tích hợp các nền tảng số y tế với kho dữ liệu y tế và hồ sơ sức khỏe điện tử.
Hoàn thiện nhiệm vụ của Bộ Y Tế đã được giao tại Đề án 06
- Hoàn thiện việc quản lý tiêm chủng COVID-19 và nâng cấp nền tảng quản lý tiêm chủng.
- 100% cơ sở y tế kết nối dữ liệu giấy chứng sinh, giấy báo tử, giấy khám sức khỏe và các dữ liệu liên quan.
- 100% cơ sở y tế công lập cập nhật thông tin, dữ liệu về đội ngũ y bác sĩ, nhà thuốc, trang thiết bị y tế.
- 100% bệnh viện hạng 2 trở lên thực hiện thanh toán thông qua các ứng dụng banking.
- 100% các cơ sở y tế, bệnh viện sử dụng thẻ CCCD có gắn chíp điện tử hoặc ứng dụng VNeID trong việc khám chữa bệnh.
Đảm bảo an toàn thông tin, dữ liệu Bộ Y Tế
- Nâng cấp Trung tâm dữ liệu Bộ Y Tế hiện đại, đáp ứng việc triển khai phần mềm ứng dụng và các hệ thống liên quan đến công tác quản lý và chỉ đạo Bộ Y Tế.
- 100% hệ thống thông tin Bộ Y Tế được phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ, đảm bảo an toàn thông tin.
- 100% nền tảng chuyển đổi số y tế được đánh giá an toàn trước khi đưa vào sử dụng và được kiểm tra mức độ an toàn theo định kỳ.
- Hoàn thiện việc chia sẻ, kết nối thông tin, giám sát an toàn không gian mạng lưới Quốc gia và đề xuất phương án ứng cứu sự cố an toàn thông tin trong lĩnh vực y tế để khắc phục sự cố.
Tham khảo: Doanh nghiệp số là gì? Tầm quan trọng mô hình doanh nghiệp số
5. Các khó khăn khi thực hiện chuyển đổi số y tế
Việc triển khai chuyển đổi số trong ngành y tế đã mang lại nhiều lợi ích cho ngành y tế nói chung và cho người dân nói riêng. Tuy nhiên, ngành y tế cũng đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn như:
- Các phòng khám, cơ sở y tế, bệnh viện lớn luôn trong tình trạng tắc nghẽn do quá tải số lượng bệnh nhân từ nhiều nơi đổ về. Trong khi đó, các cơ sở y tế tại địa phương lại không nhận được sự tin cậy của người dân.
- Việc triển khai chiến dịch chuyển đổi số y tế còn rời rạc, nhỏ lẻ, bởi vì chủ yếu các bệnh viện, cơ sở y tế tại khu đô thị, thành phố lớn.
- Dữ liệu thông tin sức khỏe nằm rải rác các vùng miền và không tạo được sự nhất quán, thiếu liên kết với các cơ sở y tế toàn quốc.
- Tài chính, khả năng kỹ thuật và sử dụng công cụ số, ứng dụng thông minh vẫn còn hạn chế.
- Người dân thiếu niềm tin vào nền tảng số, đặc biệt quyền bảo mật và quyền sở hữu thông tin trên nền tảng y tế.
6. FPT IS – Đồng hành chuyển đổi số ngành y tế thành công
FPT IS tự hào là đơn vị đồng hành cùng với hơn 300 cơ sở y tế, bệnh viện triển khai bộ giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế. Trong hơn 20 năm hoạt động cùng với sự hỗ trợ của hơn 2000 chuyên gia, có trình độ chuyên môn cao, am hiểu kiến thức y khoa để xây dựng và tư vấn giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp.
FPT IS mang đến cho doanh nghiệp giải pháp toàn diện từ việc quản trị cơ sở y tế, quản lý bệnh nhân, khám chữa bệnh từ xa đến hệ thống dữ liệu y tế thông qua việc tích hợp công nghệ Big data, AI, Cloud, OCR,…, được chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế HL7, ISO, ICD 10, DICOM,…
FPT IS hỗ trợ ngành y tế, các bệnh viện, cơ sở y tế triển khai các giải pháp chuyển đổi số toàn diện:
Khám chữa bệnh:
- Hệ thống quản lý tổng thể cơ sở y tế FPT.eHospital 2.0
- Hệ thống quản lý bệnh án điện tử FPT.EMR 4.0
- Quản lý kết nối máy xét nghiệm FPT.eLab 4.0
Chuyên ngành và CSDL dùng chung:
- Quản lý cổng thông tin người bệnh FPT.ePatient Portal
- Kiosk thông minh hỗ trợ người bệnh tiếp nhận, đăng ký khám, chữa bệnh, thanh toán và in kết quả.
- Ứng dụng Nucia phục vụ công tác khám chữa bệnh trực tiếp tại giường.
- Sổ Y bạ điện tử hỗ trợ tra cứu thông tin, đặt lịch khám, thanh toán và nhận kết quả.
- Phân tích báo cáo quản trị thông qua hệ thống Dashboard
- Thanh toán điện tử
- Trung tâm chỉ đạo điều hành Y tế
- Quản lý danh mục kỹ thuật
- Cổng thông tin tra cứu các cơ sở khám chữa bệnh
- Quản lý cấp phép hành nghề Y Dược, Mỹ Phẩm.
- Giải pháp quản lý cung ứng và đấu thầu thuốc qua mạng
Phòng bệnh:
- Sổ khám bệnh điện tử hỗ trợ đặt lịch hẹn, nhận thông tin sức khỏe và trả kết quả khám sức khỏe.
- Khám chữa bệnh từ xa với giải pháp Bác sĩ xã
- Hỗ trợ ra quyết định điều trị bệnh không lây như tăng huyết áp, đái tháo đường với giải pháp NCDS
Các bài viết liên quan:
- Top 9 phần mềm E-learning dễ sử dụng và tốt nhất
- 15 phần mềm quản lý quy trình doanh nghiệp tốt, dễ dùng
Chuyển đổi số y tế là giải pháp, cơ hội giúp ngành y tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ và cải thiện hiệu quả trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Thông qua những chia sẻ trong bài viết này, FPT IS hy vọng được đồng hành cùng với các doanh nghiệp, cơ sở y tế triển khai chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế. Mọi thắc mắc xin vui lòng để lại thông tin TẠI ĐÂY để được demo và giải đáp chi tiết!