Hệ thống ERP trong sản xuất: Lợi ích, tính năng và cách vận hành
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng hệ thống ERP trong sản xuất nhằm quản lý, vận hành hiệu quả suốt quá trình hoạt động. Theo báo cáo thống kê của Netsuite, trong các khách hàng ứng dụng ERP thì có hơn 47% doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất. Cùng FPT IS tìm hiểu về lợi ích, tính năng của ERP trong sản xuất chi tiết trong bài viết dưới đây.
Có thể nói, phần mềm ERP sản xuất là giải pháp đáp ứng nhu cầu đặc thù của doanh nghiệp trong sản xuất. Việc áp dụng ERP hỗ trợ đơn vị sản xuất: Kiểm soát chặt chẽ được tiến độ sản xuất, chi phí sản xuất cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ bằng việc có thể theo dõi tức thời báo cáo tiến độ sản xuất, ngày dự kiến giao hàng cho khách chỉ trên một hệ thống.
Xem thêm: ERP là gì? Ứng dụng của hệ thống ERP trong doanh nghiệp
1. Lợi ích sử dụng hệ thống ERP trong sản xuất
Trong nhiều năm trở lại đây, hệ thống ERP được doanh nghiệp ứng dụng rộng rãi trong sản xuất bởi các lợi ích sau:
1.1. Quản lý quy trình sản xuất một cách toàn diện
Thông qua ứng dụng hệ thống ERP trong sản xuất, doanh nghiệp có thể theo dõi, giám sát các hoạt động sản xuất, bao gồm báo cáo số liệu, kiểm tra nguyên vật liệu, quản lý hàng hóa từ nhiều phòng ban khác nhau. Từ đó, doanh nghiệp phân tích, hoạch định chính xác về quy trình sản xuất cũng như xử lý vấn đề nhanh chóng, kịp thời.
1.2. Kết nối các bộ phận
Với phần mềm ERP, doanh nghiệp có thể quản lý, trao đổi thông tin giữa các bộ phận, phòng ban trong một hệ thống dễ dàng. Hơn nữa, nhờ có ERP, toàn bộ quy trình sản xuất được vận hành một cách nhất quán, từ việc xây dựng kế hoạch đến quản lý tình trạng trang thiết bị.
Do đó, các bộ phận trong dây chuyền sản xuất phối hợp với nhau thực hiện quy trình sản xuất hiệu quả và đẩy nhanh tiến độ hơn.
1.3. Giảm chi phí vận hành
Việc ứng dụng hệ thống ERP trong sản xuất giúp doanh nghiệp kiểm soát cũng như hạn chế rủi ro. Bên cạnh đó, phần mềm ERP hỗ trợ tổ chức phân bổ nguồn lực hợp lý, cải thiện hiệu suất quy trình sản xuất. Từ đó, doanh nghiệp tiết kiệm được tài nguyên và chi phí trong việc vận hành sản xuất.
1.4. Sản xuất tinh gọn
Áp dụng ERP sản xuất hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng quy trình rút gọn với các bước vận hành được liên kết chặt chẽ và trao đổi thông tin với nhau. Qua đó, doanh nghiệp cải thiện, nâng cao hiệu suất hoạt động sản xuất.
1.5. Đồng bộ và quản lý dữ liệu
Ngoài những lợi ích trên, hệ thống ERP trong sản xuất hỗ trợ doanh nghiệp đồng bộ và lưu trữ dữ liệu toàn bộ doanh nghiệp. Hầu hết các dữ liệu sẽ được phân loại rõ ràng, giúp người dùng tìm kiếm và truy cập dễ dàng hơn.
Hơn nữa, ERP còn hỗ trợ người dùng truy xuất các hóa đơn, văn bản theo quy định doanh nghiệp trong quá trình vận hành sản xuất.
1.6. Giảm thiểu lãng phí
Với sự trợ giúp của ERP, doanh nghiệp có thể giảm lãng phí khi phân bổ nguyên vật liệu một cách hợp lý. ERP tích hợp thông tin đơn đặt hàng, hóa đơn nguyên vật liệu, dự đoán được mức độ tiêu thụ của vật tư, từ đó cho phép doanh nghiệp phân bổ nguyên vật liệu một cách chính xác, tránh mua quá nhiều hoặc quá ít.
Tham khảo: 11 + Phần mềm quản lý doanh nghiệp tốt nhất hiện nay
2. Tính năng chính phần mềm quản lý sản xuất ERP
Phần mềm ERP cung cấp đa dạng tính năng quản lý, đo lường hoạt động sản xuất như:
- Kiểm soát hàng hóa, kho hàng.
- Quản lý hóa đơn, xuất nhập hàng.
- Theo dõi quy trình sản xuất.
- Quản lý nguồn nhân lực.
- Quản lý chất lượng.
- Giám sát vận chuyển hàng hóa.
- Theo dõi nguồn nguyên, nhiên liệu.
3. Các phân hệ chính của ERP sản xuất
Đối với SAP – Nhà sản xuất ERP hàng đầu thế giới, các phân hệ của ERP sản xuất phổ biến và cơ bản nhất bao gồm:
3.1. Kế toán và tài chính (Accounting and Financial)
Có các chức năng như quản lý nguồn vốn, dòng tiền vào – ra; theo dõi các khoản phải trả, các khoản phải thu; tự động hóa quy trình xuất hóa đơn, thanh toán; đối chiếu tài khoản; lập báo cáo, xây dựng kế hoạch phân bổ tài chính; kiểm soát chi phí dựa trên ngân sách;… ERP kế toán nói riêng hay chức năng quản lý kế toán là phân hệ quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp nào, không chỉ là doanh nghiệp sản xuất.
3.2. Quản lý nguyên vật liệu (Material Management)
Sự sẵn sàng của nguyên liệu thô là yếu tố quan trọng đối với công ty sản xuất. Phân hệ quản lý nguyên vật liệu trong ERP sản xuất rất hữu ích trong việc đặt hàng, thu thập, xử lý và thu mua nguyên vật liệu. Ngoài ra, phân hệ này còn hữu ích trong việc quản lý dung lượng trữ kho và lập hóa đơn cho các giao dịch mua nguyên liệu thô.
3.3. Quản trị nhân sự (Human Resource Management)
Đối với bất kỳ ngành nghề nào, con người đều là tài sản quý giá và ngành sản xuất cũng không ngoại lệ. Phân hệ quản lý nhân sự cho phép các nhà sản xuất quản lý hồ sơ nhân viên, chấm công, tính lương, báo cáo theo dõi nhân sự,… Từ đó sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả.
3.4. Quản lý chất lượng (Quality Management)
Hệ thống ERP cho sản xuất giúp theo dõi, giám sát quy trình liên quan đến quản lý chất lượng thông qua cơ chế cảnh báo và giám sát ở mọi cấp độ.
3.5. Bán hàng và phân phối (Sales and Distribution)
Mô-đun này nhằm giúp lưu giữ tất cả lịch sử, dữ liệu bán hàng và đơn đặt hàng, giúp quy trình phân phối diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Việc nắm được các báo cáo, số liệu bán hàng cũng giúp chủ doanh nghiệp đưa ra được quyết định chính xác.
3.6. Lập kế hoạch và sản xuất (SAP Production and Planning)
Mô-đun quan trọng này được thiết kế để giúp nhà sản xuất xây dựng kế hoạch và quản lý sản phẩm phù hợp. Tại đây, toàn bộ dữ liệu được cập nhật trong thời gian thực để đưa ra những phương án hành động, quyết định chính xác.
Tất cả dữ liệu, bán hàng, kế hoạch, phân phối sản phẩm, vận hành và yêu cầu nguyên vật liệu đều được tổng hợp tại đây.
3.7. Kiểm soát (SAP Controlling)
Giúp người dùng kiểm soát quá trình làm việc, báo cáo và giám sát các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác nhau trong thời gian thực. Nhà sản xuất có thể thiết lập kế hoạch và theo dõi quy trình một cách hiệu quả với sự trợ giúp của mô-đun này.
Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp các phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP phổ biến
4. Các doanh nghiệp nên sử dụng ERP sản xuất
Hệ thống ERP trong sản xuất là phần mềm cung cấp cho doanh nghiệp giải pháp quản lý tích hợp với nhiều ứng dụng hỗ trợ nâng cao năng suất. Vì vậy, ERP ngày càng được sử dụng với nhiều hình thức doanh nghiệp sau đây:
Nhà sản xuất quy mô lớn
Các doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn trong ngành công nghiệp nặng như thương mại điện tử, máy móc, ô tô,… thường có quy trình sản xuất phức tạp. Chính vì vậy, giải pháp ERP sẽ hỗ trợ nhà quản lý, doanh nghiệp xây dựng quy trình sản xuất hiệu quả hơn.
Nhà sản xuất quy mô vừa và nhỏ
Đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, phần mềm quản lý sản xuất ERP mang đến giải pháp tự động hóa quy trình, cải thiện hiệu suất làm việc. Ngoài ra, ERP giúp doanh nghiệp kiểm soát, quản lý hàng tồn kho, tài nguyên và chi phí sản xuất.
Nhà sản xuất theo dây chuyền
Thông thường, các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, dược mỹ phẩm, hóa chất,… sẽ áp dụng phương thức sản xuất dây chuyền. Tuy nhiên, trong sản xuất, các doanh nghiệp này phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy trình nghiêm ngặt.
Do đó, doanh nghiệp cần áp dụng hệ thống ERP trong sản xuất nhằm kiểm soát chất lượng và quản lý các hoạt động một cách hiệu quả hơn.
Nhà sản xuất rời rạc
Các doanh nghiệp sản xuất rời rạc phải kể đến lĩnh vực về linh kiện máy móc, điện tử hay đồ nội thất, hàng tiêu dùng,… Các sản phẩm này thường mất khá nhiều thời gian xử lý hóa đơn, nguyên vật liệu, lắp ráp.
Vậy nên, doanh nghiệp cần áp dụng phần mềm ERP sản xuất để quy trình trở nên đơn giản hóa và quản lý dễ dàng hơn.
Nhà sản xuất theo hợp đồng
Một số nhà sản xuất thực hiện dịch vụ gia công hợp đồng cho các lĩnh vực y tế, dệt may, thiết bị máy móc,… cần có sự nhất quán trong quản lý các quy trình, dự án khác nhau. Khi áp dụng phần mềm quản lý sản xuất ERP hỗ trợ doanh nghiệp theo dõi, giám sát và quản lý tiến độ của nhiều dự án trong cùng một hệ thống.
Nhà sản xuất theo phương thức kết hợp
Hệ thống ERP trong sản xuất hỗ trợ các doanh nghiệp vận hành mô hình gia công theo dây chuyền kết hợp với sản xuất rời rạc. ERP cung cấp các tính năng hỗ trợ doanh nghiệp quản lý, kiểm soát và đáp ứng các nhu cầu sản xuất.
4. FPT IS đồng hành cùng doanh nghiệp sản xuất tối ưu quy trình quản trị và vận hành
FPT IS tự hào là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam cung cấp phần mềm ERP quản lý hệ thống sản xuất cho doanh nghiệp. Là đối tác cấp cao nhất của các nhà cung cấp ERP hàng đầu thế giới (SAP, Oracle, Microsoft Dynamics,…), cùng với việc sở hữu hệ sinh thái sản phẩm Made by FPT đa dạng, chúng tôi tự tin đáp ứng được mọi bài toán quản trị từ nhỏ đến lớn của doanh nghiệp.
Ngoài ra, hệ thống ERP tại FPT IS luôn nâng cấp phiên bản, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi dữ liệu một cách dễ dàng. Hệ thống bảo trì, bảo mật luôn được đảm bảo để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
FPT IS vinh dự được đồng hành với hơn 300 doanh nghiệp lớn tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực: Sản xuất, Bất động sản, Bán lẻ, Thương mại,.. xây dựng nền tảng, phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể ERP để mang lại sự thống nhất cho dữ liệu, đơn giản hóa công tác quản trị, loại bỏ lãng phí và nâng cao năng suất.
Các bài viết cùng chủ đề:
- Top 10 công ty cung cấp phần mềm ERP tốt nhất hiện nay
- SAP ERP là gì? Giải pháp quản trị nguồn lực cho doanh nghiệp
Hệ thống ERP trong sản xuất là giải pháp tối ưu, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình quản lý và vận hành quy trình sản xuất. FPT IS hy vọng với những chia sẻ này, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về ứng dụng và lợi ích của hệ thống ERP trong sản xuất để có thể cân nhắc áp dụng vào vận hành của mình.