10 Mô hình chuyển đổi số và cách xây dựng cho doanh nghiệp
Lựa chọn mô hình chuyển đổi số là bước nền quan trọng giúp doanh nghiệp xác định và lựa chọn được định hướng chuyển đổi số cho tổ chức. Doanh nghiệp cần căn cứ vào hiện trạng kinh doanh và lĩnh vực, ngành nghề hoạt động hiện tại để sử dụng dạng mô hình phù hợp. Bài viết dưới đây của FPT IS sẽ giúp quý doanh nghiệp nắm rõ hơn về đặc điểm của từng dạng mô hình.
Tham khảo thêm: Tác dụng của chuyển đổi số, khó khăn và cách triển khai
1. Mô hình chuyển đổi số là gì?
Mô hình chuyển đổi số đóng vai trò như một khung mẫu (framework) để xây dựng và triển khai các sáng kiến chuyển đổi số. Có thể coi nó như một bản phác thảo để bắt đầu xây dựng lộ trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Các mô hình này giúp doanh nghiệp vạch ra chiến lược rõ ràng nhằm ứng dụng công nghệ, các phương pháp làm việc theo một quy trình mới.
Những mô hình được hình thành dựa trên các yếu tố khác nhau, cho phép doanh nghiệp thay đổi dựa theo các mục tiêu và kế hoạch dài hạn đã được đề ra.
Xem thêm: Hệ thống Elearning là gì? Những thành phần trong E-learning
2. Các mô hình chuyển đổi số hiện nay
Mỗi mô hình về chuyển đổi số sẽ có các đặc điểm riêng, phù hợp với từng mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Dưới đây là 10 dạng mô hình phổ biến nhất:
2.1. Mô hình đường chân trời (Horizon-based model)
Mô hình dựa trên đường chân trời chia sáng kiến chuyển đổi số thành các giai đoạn hoặc “chân trời” (horizon). Mỗi horizon tập trung vào một khung thời gian, ưu tiên và mục tiêu cụ thể.
- Horizon 1: Kiểm tra, tối ưu hóa công nghệ và quy trình sẵn có
- Horizon 2: Đầu tư vào các cơ hội công nghệ mới nổi bật và nâng cao những thế mạnh sẵn có
- Horizon 3: Tập trung vào sự tăng trưởng dài hạn trong tương lai
2.2. Mô hình năng lực trưởng thành (Capability maturity model)
Mô hình này sử dụng các giai đoạn trưởng thành để xác định công ty nên tập trung triển khai chuyển đổi số vào đâu. Các bộ phận, công việc trong công ty sẽ được đánh giá và đo lường về mức độ sẵn sàng chuyển đổi, từ đó tìm ra những điểm và cơ hội tốt nhất để thực hiện chuyển đổi số.
2.3. Mô hình kiến trúc kinh doanh (Business architecture model)
Mô hình kiến trúc kinh doanh sử dụng sự phân chia mô hình quản lý và khả năng tổ chức của doanh nghiệp để đề ra các các ứng dụng, giải pháp về công nghệ kỹ thuật số phù hợp với nhu cầu, quy trình. Doanh nghiệp thường sử dụng mô hình này để điều chỉnh những sáng kiến về chuyển đổi số phù hợp với các mục tiêu kinh doanh lớn hơn.
Xem thêm: Giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp hiệu quả cao
2.4. Mô hình lộ trình theo giai đoạn (Staged roadmap model)
Mô hình chuyển đổi số phổ biến nhất hiện nay – tập trung vào việc chia dự án chuyển đổi số thành các bước và giai đoạn. Mỗi giai đoạn bao gồm: mục tiêu, timeline, các cột mốc chính, được thiết lập dựa trên kết quả công việc được thực hiện ở giai đoạn trước đó.
2.5. Mô hình phân loại (Taxonomy-based model)
Là mô hình sử dụng hệ thống phân loại để tổ chức, sắp xếp, lựa chọn các sáng kiến về chuyển đổi số. Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều danh mục phân loại khác nhau để xác định các công việc cần ưu tiên và đo lường kết quả của mỗi đề xuất chuyển đổi.
2.6. Mô hình trụ cột chiến lược (Strategic pillar model)
Mô hình sử dụng các lĩnh vực cốt lõi mang tính chiến lược của doanh nghiệp để định hướng hành trình chuyển đổi số. Mỗi trụ cột chiến lược đại diện cho một thành phần quan trọng trong mục tiêu chuyển đổi của doanh nghiệp. Ví dụ như: Nâng cao trải nghiệm khách hàng hay Cải thiện năng suất làm việc của lực lượng lao động.
2.7. Mô hình phát triển vòng đời (Lifecycle evolution model)
Với mô hình phát triển vòng đời, việc chuyển đổi số doanh nghiệp cần được diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại để bắt kịp nhu cầu kinh doanh thay đổi và sự biến động của thị trường. Thay vì tiếp cận quá trình chuyển đổi như một nỗ lực chỉ thực hiện một lần, chuyển đổi số theo mô hình phát triển vòng đời sẽ diễn ra liên tục và trải qua các giai đoạn phát triển, tối ưu hóa và đánh giá.
Tham khảo: Chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong kỷ nguyên 4.0
2.8. Mô hình các thành phần (Component framework)
Mô hình này sẽ phân nhỏ quy trình chuyển đổi số thành các phần nhỏ để dễ quản lý và triển khai hơn. Mỗi phần nhỏ này có thể được xử lý riêng lẻ nhưng vẫn kết nối với nhau như một phần của mục tiêu lớn.
2.9. Mô hình lấy đổi mới làm trọng tâm (Innovation-centric model)
Mô hình chuyển đổi số lấy đổi mới làm trọng tâm tập trung vào việc xây dựng văn hóa thử nghiệm và sáng tạo khắp tổ chức. Nó khuyến khích doanh nghiệp phát triển và tích hợp các quy trình mới, đồng thời liên tục tìm ra các cơ hội để ứng dụng công nghệ tiên tiến giúp tối ưu quy trình và công việc.
2.10. Mô hình tiếp cận linh hoạt (Agile and iterative model)
Mô hình ưu tiên việc các doanh nghiệp tiếp cận, thích ứng linh hoạt với sự thay đổi công nghệ để bắt kịp xu thế thị trường. Chuyển đổi số được chia thành các giai đoạn nhỏ để doanh nghiệp nhanh chóng đạt được kết quả, đồng thời linh hoạt điều chỉnh, thay đổi theo các yêu cầu kinh doanh. Các phản hồi, feedback được đưa ra liên tục giúp cải thiện quy trình dần theo thời gian.
Tham khảo: 10 Phần mềm hóa đơn điện tử tốt và phổ biến nhất
3. Ví dụ về ứng dụng các mô hình chuyển đổi số
Dưới đây là 4 ví dụ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách ứng dụng mô hình về chuyển đổi số cho doanh nghiệp:
Mô hình đường chân trời của McKinsey
Mô hình đường chân trời của McKinsey phân chia quá trình chuyển đổi số thành ba giai đoạn chính:
- Chân trời 1: Nâng cao hiệu suất hiện tại và tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh cốt lõi, đồng thời đảm bảo duy trì lợi nhuận ổn định.
- Chân trời 2: Nắm bắt cơ hội, mở rộng thị trường
- Chân trời 3: Triển khai các công nghệ, mô hình kinh doanh mới có thể giúp định hình tương lai của ngành
Mô hình chuyển đổi kinh doanh số của Gartner
Mô hình này giúp doanh nghiệp xác định các cơ hội mới, được sắp xếp theo thứ tự “ít biến đổi” đến “có tính biến đổi cao”, gồm:
- Bán những tài sản kỹ thuật số hiện có, như dữ liệu hoặc nội dung
- Số hóa sản phẩm, dịch vụ
- Áp dụng mô hình Pay-as-you-use hoặc subscription-based
- Sử dụng kết quả rủi ro được chia sẻ để xác định giá
- Mở rộng sang lĩnh vực mới hoặc lĩnh vực lân cận
Mô hình “Six building blocks” của McKinsey
Một mô hình chuyển đổi kỹ thuật số khác của McKinsey, “6 building blocks” chia việc phát triển năng lực số thành sáu nhân tố, bao gồm:
- Chiến lược và đổi mới
- Hành trình ra quyết định của khách hàng
- Tự động hóa quá trình
- Tổ chức
- Công nghệ
- Dữ liệu và phân tích
Khung chuyển đổi số của BCG
Mô hình chuyển đổi số của Boston Consulting Group’s là phương pháp tiếp cận ba tầng để tạo vốn ngắn hạn và cấp vốn cho hoạt động lâu dài của doanh nghiệp:
- Đầu tư cho các sáng kiến chuyển đổi số ngắn hạn để huy động vốn cho chuyển đổi dài hạn
- Đạt được kết quả trung hạn: Đảm bảo kết quả kinh doanh từ việc thiết kế lại mô hình kinh doanh và vận hành.
- Tổ chức để đạt được hiệu suất bền vững: Đầu tư vào các sáng kiến quản lý thay đổi để có thể chuyển đổi kỹ thuật số xuyên suốt
Tham khảo: Quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp (Cập nhật 2024)
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình chuyển đổi số
Mặc dù mỗi mô hình chuyển đổi kỹ thuật số đều có ưu và nhược điểm nhưng không phải mọi mô hình đều mang lại cho bạn kết quả như nhau. Trước khi chọn mô hình chuyển đổi số, dưới đây là một số yếu tố cần xem xét:
- Mục tiêu kinh doanh: Trước khi tiến hành chuyển đổi số, doanh nghiệp cần có bản đánh giá thực trạng công ty về mọi mặt (nhân sự, tài chính,…) và các mục tiêu đặt ra trong tương lai. Khi áp dụng công nghệ vào trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp nên tiến hành phân tích theo mô hình SWOT để nắm rõ các cơ hội, thách thức sẽ xảy ra.
- Đặc điểm ngành: Một số mô hình chuyển đổi số chỉ phù hợp với những ngành nhất định, sau khi xác định mục tiêu kinh doanh, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ khía xem xét các yêu cầu cụ thể của lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động để lựa chọn mô hình phù hợp.
- Khách hàng: Đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Các nhà quản lý cần nắm rõ nhu cầu, hành vi và sự kỳ vọng của khách hàng để đề ra mô hình chuyển đổi phù hợp.
- Dữ liệu: Việc thu thập, thống kê và phân tích dữ liệu giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi tiến trình chuyển đổi và thiết lập các chỉ số phù hợp một cách nhanh chóng.
- Công nghệ: Công nghệ là yếu tố cốt lõi khi doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi số. Với công nghệ, dữ liệu, thông tin giữa các bộ phận được cần được lưu chuyển nhanh chóng để doanh nghiệp nâng cao chất lượng quản lý, khả năng điều hành và tính cạnh tranh.
- Văn hóa doanh nghiệp: Mô hình chuyển đổi số cần phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Các yếu tố về văn hóa làm việc, cấu trúc, con người cần được kết hợp hài hòa, đảm bảo sự đồng nhất.
- Chiến lược: Một chiến lược rõ ràng từ cấp cao sẽ tạo động lực thúc đẩy chuyển đổi số, cũng như góp phần tạo nên sự thành công của doanh nghiệp trên thị trường.
- Vận hành: Khi số hóa vận hành, doanh nghiệp sẽ tối ưu bộ máy làm việc, sẵn sàng thay đổi, thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường, nâng cao tính cạnh tranh.
Các bài viết liên quan:
- Top 10 phần mềm quản lý bệnh viện (HIS) tối ưu nhất
- Các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp (Cập nhật 2024)
Mô hình chuyển đổi số là một phần quan trọng không thể tách rời khi doanh nghiệp bắt đầu ứng dụng công nghệ vào các hoạt động kinh doanh. Việc lựa chọn mô hình chuyển đổi phù hợp giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ, tối ưu chi phí vận hành. Quý doanh nghiệp có nhu cầu được tư vấn về chuyển đổi số, vui lòng để lại thông tin TẠI ĐÂY để được đội ngũ chuyên gia của FPT IS liên hệ tư vấn chi tiết.