Nông nghiệp tuần hoàn hướng tới nền nông nghiệp xanh
Nông nghiệp tuần hoàn (NNTH) đang được ứng dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là mô hình nông nghiệp sử dụng chu trình sản xuất khép kín, đem đến nhiều lợi ích về kinh tế, môi trường. Dưới đây là những chia sẻ của FPT IS về mô hình NNTH và kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp cùng các ứng dụng thực tiễn.
Xem thêm: Xu hướng chuyển đổi kép tạo đột phá cho doanh nghiệp
1. Nông nghiệp tuần hoàn là gì?
Định nghĩa
Nông nghiệp tuần hoàn (NNTH) là một quá trình sản xuất nông nghiệp khép kín, các chất thải và các phế phụ phẩm sẽ được tái tạo, trở thành nguyên liệu đầu vào của các quá trình sản xuất khác. Qua đó giúp tối ưu việc sử dụng tài nguyên, giảm lãng phí,…hạn chế các tác động có ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp
Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp là quá trình sản xuất dựa trên chu trình khép kín. Bằng việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học và công nghệ hóa lý, các chất thải, phế phụ phẩm sẽ được tái chế, trở thành nguyên liệu đầu vào cho quá trình mới (nuôi trồng, chế biến nông sản,…) nhằm mục đích tạo ra các sản phẩm an toàn, đạt chất lượng cao.
Quá trình này giúp giảm sự thất thoát, giảm phát thải ra môi trường và giúp người nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất, nuôi trồng. Qua đó nâng cao nhận thức về mặt tái sử dụng phế phụ phẩm và bảo vệ môi trường trong sản xuất.
3 cấp độ của kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp
Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp được tiếp cận theo ba cách tiếp ứng với ba cấp độ:
– Cấp độ 1: Tập trung khuyến khích, yêu cầu doanh nghiệp sử dụng các cơ hội sản xuất sạch hơn, thiết kế sinh thái trong các quy trình sản xuất sản phẩm nông nghiệp.
– Cấp độ 2: Đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn trong các hệ thống nông nghiệp sinh thái và tại các khu công nghiệp.
– Cấp độ 3: Các bước của quy trình sản xuất cần được thiết kế để giảm thiểu tối đa nguồn chất thải, xem xét để tái sử dụng, tiến tới không chất thải.
Xem thêm: Kế toán Carbon là gì? Tìm hiểu về Carbon Accounting
2. Những nguyên tắc cơ bản của nông nghiệp tuần hoàn
3 nguyên tắc chính của nông nghiệp tuần hoàn bao gồm:
Bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên thiên nhiên
Nội dung của nguyên tắc đề cập và nêu rõ tầm quan trọng của việc tận dụng các quá trình tự nhiên và nguồn tài nguyên sinh thái (đất, nước,…) để giảm thiểu những yếu tố đầu vào có hại hoặc không có khả năng tái tạo. Việc này cần đến sự kết hợp giữa các hệ thống sản xuất nông nghiệp để duy trì chức năng của đất, kịp thời ứng phó với các thay đổi từ môi trường tự nhiên.
Sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả
Xây dựng mô hình nông nghiệp kinh tế tuần hoàn cần tập trung giảm lãng phí, nâng cao khả năng tái sử dụng của các yếu tố đầu vào/đầu ra của ngành nông nghiệp, tiết kiệm các tài nguyên để thúc đẩy chu trình các chất dinh dưỡng, nước và năng lượng. Ví dụ như tận dụng những tàn dư cây trồng mang đi ủ và phân động vật làm phân bón, phân bón lại được sử dụng để bón cho cây trồng.
Sử dụng đa mục đích và tận dụng giá trị từ chất thải
Các nguồn chất thải từ chăn nuôi, trồng trọt,… sẽ thông qua các quy trình chuyên biệt để tạo thành đầu vào có giá trị cho chuỗi sản xuất.
Xem thêm: 4 Nhóm giải pháp giúp tiết kiệm năng lượng cho doanh nghiệp
3. Lợi ích của nông nghiệp tuần hoàn
3.1. Tiết kiệm chi phí
Việc ứng dụng mô hình tuần hoàn trong nông nghiệp giúp bà con nông dân tiết kiệm được không ít chi phí trong quá trình sản xuất, trồng trọt. HTX nông sản Phú Lương thuộc xã Ôn Lương (Phú Lương) đã áp dụng mô hình NNTH, tận dụng tối đa các loại phế phụ phẩm trong quá trình sản xuất (rơm, rạ, phân gia súc, gia cầm…), để xử lý thành phân hữu cơ bón cho 6ha chè và 100ha lúa.
Bằng cách làm trên, mỗi năm HTX đã tạo ra hơn 1.000 tấn phân hữu cơ, cung cấp cho gần 100 hộ dân liên kết. Chi phí mua phân bón hóa học giảm, tiết kiệm được trên 3.000.000 VNĐ/sào chè/năm, chất lượng chè cũng được nâng cao.
3.2. Góp phần bảo vệ môi trường
Ngoài lợi ích về chi phí sản xuất, việc tái sử dụng các phế phẩm đúng cách cũng góp phần không nhỏ để bảo vệ môi trường tự nhiên. Các bể biogas chứa phân, nước thải được xử lý bằng các chế phẩm sinh học để làm phân hữu cơ bón cho cây trồng, hạn chế các chất độc hại từ phân bón hóa học thải ra môi trường gây ô nhiễm đất, nguồn nước.
3.3. Nâng cao năng suất, tăng lợi nhuận
Nông nghiệp tuần hoàn có phân chuồng, các tàn dư đồng ruộng (rơm,rạ,…) cùng các phế phụ phẩm sản xuất,… sẽ được sử dụng cho hoạt động trồng trọt của người dân, giúp giảm thiểu một phần chi phí mua nguyên liệu đầu vào.
Ví dụ: Sử dụng phân gà từ việc chăn nuôi gia cầm để làm phân bón cho hợp tác xã rau sạch, nguồn phân bón hữu cơ với lượng dinh dưỡng dồi dào giúp rau hấp thụ dễ dàng các chất và phát triển nhanh, cho sản lượng cao hơn sử dụng phân bón hóa học thông thường giúp tăng năng suất, tăng lợi nhuận.
Xem thêm: ĐTM là gì? Quy trình báo cáo đánh giá tác động môi trường
4. Giải pháp cho phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp tại Việt Nam hiện nay
4.1. Cơ hội và thách thức của phát triển kinh tế tuần hoàn ngành nông nghiệp tại Việt Nam
Cơ hội
Số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2020 cho thấy, tổng khối lượng phụ phẩm năm 2020 trên toàn quốc đạt gần 156, triệu tấn. Trong đó, lượng phụ phẩm ngành trồng trọt cao nhất cả nước (chiếm 56,7%), ngành thủy sản có khối lượng phụ phẩm thấp nhất, chỉ chiếm 0,64%.
Tỷ lệ thu gom các phụ phẩm ngành trồng trọt vào khoảng 52%, ngành chăn nuôi là 75%, ngành lâm nghiệp đạt 50,2% và ngành thủy sản là 90%. Qua những số liệu trên, dễ dàng nhận thấy được nguồn tài nguyên phụ phẩm dồi dào để phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn hướng tới nền nông nghiệp xanh.
Hiện nay, triển kinh tế tuần hoàn nông nghiệp đang đem lại nhiều giá trị tích cực cho ngành. Kinh tế tuần hoàn từng bước giải quyết được các vấn đề về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu, mang lại lợi năng suất và hiệu quả kinh tế cho người dân.
Tại Việt Nam, chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống sang kinh tế tuần hoàn góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế nhanh và bền vững. Ứng dụng công nghệ cao, các phần mềm, nền tảng số vào hoạt động sản xuất nông nghiệp đem đến cơ hội nâng cao hiệu quả tăng trưởng và quy trình vận hành so với cách thức cũ.
Thách thức
Nông nghiệp tuần hoàn đã và đang mang lại nhiều lợi ích song việc triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn ngành nông nghiệp vẫn đang còn hạn chế. Các mô hình tái chế phế phụ phẩm còn ít, chưa phát huy được tối đa tiềm năng từ nguồn thu phế phẩm lớn. Việc triển khai mô hình trên chưa thực sự đồng đều tại các khu vực, luo
Bên cạnh đó, các văn bản luật, khung chính sách liên quan chưa được hoàn thiện, quá trình đầu tư nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ phục vụ cho phát triển kinh tế tuần hoàn còn hạn chế cũng là một trong các thách thức lớn.
4.2. Giải pháp nhằm phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp
Một số giải pháp hiệu quả giúp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp:
Nâng cao nhận thức cộng đồng
Để phát triển nông nghiệp tuần hoàn hướng tới nông nghiệp xanh bền vững, nhận thức và kiến thức cộng đồng nông dân, chính quyền,… cần được nâng cao. Có các buổi trao đổi về vai trò, tính quan trọng, lợi ích mang lại, tiêu chí thực hiện… cho bà con nông dân.
Bên cạnh đó, các kiến thức và kinh nghiệm về ngành cần được áp dụng linh hoạt, phù hợp theo thực trạng của từng địa phương. Thông qua đó cải tiến cách thức, cơ cấu ngành trong quá trình phát triển kinh tế tuần hoàn nông nghiệp.
Hoàn thiện thể chế chính sách phục vụ phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn
Các cơ chế chính sách về việc thúc đẩy thực thi tăng trưởng xanh, thúc đẩy các mô hình sản xuất NNTH cần được đổi mới và hoàn thiện. Nội dung chính sách phải phù hợp, đồng bộ, kịp thời. Tăng cường thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Nhà nước nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn của các hộ nông dân, doanh nghiệp tham gia tái chế các phụ phẩm nông nghiệp.
Sử dụng các mô hình sản xuất tiên tiến
Các mô hình sản xuất hiện đại hướng tới giảm thiểu và loại bỏ các loại hóa chất gây ô nhiễm môi trường cần được triển khai và sớm đưa vào áp dụng. Mở rộng phạm vi ứng dụng những mô hình sản xuất sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tái chế và tái sử dụng phế phụ phẩm từ nông nghiệp.
Mở rộng giao lưu hợp tác
Phát triển nông nghiệp tuần hoàn cần có sự liên kết, hợp tác kinh tế với nhiều doanh nghiệp, địa phương trong khu vực và lân cận để mở rộng thị trường và quy mô sản xuất. Các hoạt động thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn (doanh nghiệp trong và ngoài nước ,…) cho các hoạt động tái sử dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp của địa phương cần được đẩy mạnh.
Tuyên truyền và truyền thông đúng cách
Truyền thông sẽ giúp người dân hiểu và tiếp cận được nhiều mô hình nông nghiệp xanh, nông nghiệp kết hợp mới. Việc hướng dẫn, tuyên truyền để nâng cao nhận thức và cách thức chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ sản nông nghiệp tuần hoàn là điều cần thiết.
Các chương trình truyền thông cần có nội dung hữu ích, cung cấp những kiến thức mới về kinh tế NNTH, nông nghiệp xanh. Lồng ghép các nội dung trên vào phát triển và xây dựng nông thôn mới, đưa Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn của Việt Nam vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và khu vực.
Tham khảo: Năng lượng sinh học: Triển vọng phát triển và các ứng dụng
5. Những ứng dụng khoa học công nghệ thực tiễn trong ngành nông nghiệp
5.1. Hệ thống tưới tiêu từ xa
Hệ thống tưới tiêu từ xa giúp người nông dân dễ dàng kiểm soát nhiệt độ, chất lượng nước và đảm bảo nguồn nước cung cấp cho cây trồng trong điều kiện thời tiết khô hanh.
Ứng dụng ‘tưới tiêu thông minh’ trên thiết bị di động sử dụng công nghệ định vị GPS, dự đoán nhu cầu sử dụng nước của cây, phân tích dữ liệu thời tiết,… để đưa ra công thức tính lượng nước phù hợp theo từng thời điểm trong ngày cho cây.
5.2. Công nghệ điện toán đám mây
Công nghệ điện toán đám mây được sử dụng khá phổ biến trong ngành nông nghiệp tuần hoàn đặc biệt là khu vực Châu Âu và Châu Mỹ và các nông trại lớn. Công nghệ này cho phép người dân lưu trữ dữ liệu tồn kho, năng suất cây trồng… và được đồng bộ trên các thiết bị khác nhau, hỗ trợ việc kiểm tra số lượng, sản lượng,… của quá trình trồng trọt và chăn nuôi.
5.3. Sử dụng máy bay không người lái
Máy bay không người lái trong ngành nông nghiệp có hình dạng tương tự trực thăng hoặc đĩa bay loại nhỏ, có khả năng kích hoạt tự động qua GPS. Máy bay được gắn cảm ứng và máy ảnh có chế độ chụp tự động cho phép người dùng quan sát, theo dõi các điều kiện của nước, cây trồng,… ở nhiều góc độ khác nhau để đưa ra những cảnh báo cần thiết.
5.4. Sử dụng thẻ/chip điện tử trong chăn nuôi
Thẻ và chip điện tử được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp chăn nuôi nhằm mục đích quản lý gia súc, gia cầm. Mỗi thẻ đều có chip nhận dạng tần số vô tuyến được kết nối với ăng-ten trên khay thức ăn, giúp người nông dân nắm được thời gian cho ăn và khối lượng đồ mà vật nuôi đã ăn. Khi có sự thay đổi về khẩu phần ăn của vật nuôi, người dùng có thể kịp thời kiểm tra sức khỏe vật nuôi.
Máy đếm bước được lắp vào mắt cá chân của bò sẽ cung cấp dữ liệu về số bước đi, thời gian đứng yên của chúng để người dân dễ dàng phân tích dấu hiệu sức khỏe. Kịp thời phát hiện và cách ly/chữa trị những cá thể nhiễm bệnh.
5.5. Công nghệ nhà kính
Trong nông nghiệp tuần hoàn, công nghệ nhà kính được áp dụng tại khu vực Châu Âu, Châu Phi,… Tại Việt Nam, mô hình này được ứng dụng nhiều tại Đà Lạt. Phần cạnh và mái của nhà kính được làm từ nilon, nhựa, kính để hấp thụ nhiệt độ từ mặt trời, giúp nâng cao nhiệt độ và làm không khí bên trong ấm lên.
Nuôi trồng trong nhà kính có thể giúp tăng năng suất cao gấp 50 lần so với nuôi trồng trong môi trường ngoài trời truyền thống. Việc nuôi trồng này có thể mang lại nhiều lợi ích, như tránh được khí hậu bất lợi, đảm bảo luôn giữ được môi trường ổn định cho cây trồng vật nuôi, ngăn chặn côn trùng tấn công, phòng bệnh tật lây lan…
5.6. Công nghệ sinh học
Công nghệ sinh học giúp tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất và chất lượng cao hơn. Điển hình là công nghệ vi phân cho phép người nông dân chọn và thuần hóa thực vật. Công nghệ chuyển gen giúp thực vật phát triển trong môi trường cụ thể mà có thể không cần sử dụng đến các hóa chất.
5.7. Ứng dụng bột chịu hạn cho các vùng đất khô cằn
Bột chịu hạn được sử dụng tại nhiều khu vực có khí hậu nắng nóng và lượng mưa thấp (Nam Mỹ, Mexico,… và các nước vùng sa mạc). Loại bột này có cơ chế tương tự tã trẻ em, mỗi cục bột có khả năng hấp thu và tích trữ lượng nước lớn hơn 500 lần thể tích của nó, giúp tăng gần 300% lượng cây trồng trên cùng một diện tích đất .
Mỗi 10g bột từ nhựa polymer có thể hút cạn 1 lít nước. Sau khi ngậm đủ nước, các hạt nhựa chuyển sang dạng keo đục để giữ nước bên. Hạt nhựa không bị bốc hơi và ngấm xuống đất, chỉ giảm khi tiếp xúc trực tiếp với rễ cây và xảy ra quá trình hút nước. Sau khi cây hút cạn nước trong hạt, hạt sẽ tan, không gây tác động xấu đến đất, môi trường.
5.8 Ứng dụng mô hình chăn nuôi, trồng trọt tuần hoàn
Mô hình nông nghiệp tuần hoàn sử dụng các phế thải kết hợp với công nghệ sinh học, hóa lý,… tạo ra sản phẩm đầu vào mới giúp gia tăng năng suất, tiết kiệm chi phí, từng bước hướng tới nền nông nghiệp xanh. Điển hình là hai mô hình trong lĩnh vực thủy sản và chăn nuôi trồng trọt.
Trong lĩnh vực thủy sản, các phế phụ phẩm thủy sản có thể sử dụng để tạo: Tách chiết gelatin từ da cá tra, sử dụng làm đầu vào thức ăn chăn nuôi, phân bón hữu cơ,… Nếu ứng dụng công nghệ cao để khai thác nguồn phụ phẩm trên, doanh thu có thể đạt 4 – 5 tỷ USD.
Trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, mô hình NNTH nấm – bò – vịt – lúa – điện được công ty TNHH MTV HG FARM (HGF)sử dụng, đem lại nhiều lợi ích về môi trường, kinh tế. Ngoài việc tạo ra sản phẩm bò thịt, các chất thải (phân bò tươi) được sử dụng để nuôi trùn quế, tiếp tục dùng nuôi gia cầm và bón cho cây trồng.
Xem thêm: Carbon footprint là gì? Cách giảm thiểu dấu chân carbon
6. Hệ sinh thái số của FPT IS song hành phát triển nông nghiệp bền vững
Hiện nay, nông nghiệp Việt Nam đang dần chuyển đổi sang mô hình sản xuất mới để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và tiêu dùng xanh. Nông nghiệp tuần hoàn nhằm nâng cao tính cạnh tranh của nông sản, cải thiện chất lượng cuộc sống của nông dân, bảo vệ tài nguyên và hệ sinh thái nông nghiệp.
Để thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn và bền vững, công tác kiểm kê khí nhà kính là bước khởi đầu quan trọng, góp phần thúc đẩy dự án xanh, tạo ra chứng chỉ xanh để hàng hoá trong nước có thể vượt qua các cơ chế như thuế carbon, cũng như có cơ hội xâm nhập vào các chuỗi cung ứng xanh của thế giới
FPT IS đã nghiên cứu và phát triển giải pháp kiểm kê khí nhà kính đầu tiên tại Việt Nam – VertZéro. Giải pháp giúp số hóa toàn diện quy trình thu thập dữ liệu môi trường, tính toán, quản lý, tạo báo cáo khí thải, đáp ứng các khung tiêu chuẩn toàn cầu về báo cáo phát thải, loại bỏ khí nhà kính như ISO 14064-1, GHG Protocol và các tiêu chuẩn khác.
FPT IS đang tích cực hợp tác, kết nối cùng đối tác chuyển đổi xanh hàng đầu, tiêu biểu như Carbon EX (nền tảng giao dịch tín chỉ carbon Nhật Bản), Faeger (Công ty phát triển nông nghiệp định hướng khử carbon Nhật Bản)…, qua đó chia sẻ kinh nghiệm triển khai và mở rộng dự án xanh giữa Việt Nam và quốc tế.
Bên cạnh đó, nhằm tối đa hóa nguồn tài trợ và cơ hội kinh doanh xuyên biên giới, chúng tôi cũng đã phát triển TradeFlat – Hệ sinh thái tài chính số. TradeFlat cung cấp nền tảng giao dịch toàn trình , hỗ trợ trọn vẹn bài toán về tài trợ vốn lưu động cho doanh nghiệp nông nghiệp từ khâu nhập nguyên liệu đến phân phối sản phẩm trong nước và giao dịch thương mại quốc tế.
Chúng tôi đang hợp tác với các ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam để triển khai các chương trình tài trợ vốn hiệu quả cho chuỗi cung ứng nông nghiệp nội địa. Không chỉ vậy, TradeFlat hợp tác với các nền tảng của các quốc gia khác như New Zealand, Nhật Bản,.., giúp giảm thời gian giao dịch quốc tế từ 7-10 ngày xuống chỉ còn 0,5-1 ngày.
Các bài viết liên quan:
- Nông nghiệp thông minh: Giải pháp phát triển hiệu quả, bền vững
- Phát triển bền vững là gì? Mô hình và nguyên tắc quan trọng
Nông nghiệp tuần hoàn đem đến nhiều lợi ích về môi trường, kinh tế,… cho người nông dân, địa phương và đất nước, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế bền vững. Những ứng dụng công nghệ cao hỗ trợ ngành nông nghiệp ngày càng được sử dụng rộng rãi giúp tối ưu quy trình vận hành, nâng cao sản lượng. Nếu quý doanh nghiệp đang quan tâm đến các giải pháp, phần mềm và các nền tảng số hỗ trợ việc phát triển nông nghiệp bền vững hiệu quả, vui lòng để lại thông tin liên hệ TẠI ĐÂY để được đội ngũ chuyên gia của FPT IS tư vấn.